Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 50-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44 %, đa số BN tập chung chủ yếu từ nhóm 40 tuổi trở lên (86,9%). Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu là 56,94 ± 10,47, tuổi BN cao nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 32 tuổi. So sánh kết quả này với kết quả của chương trình Dibcare (1997-1998) với sự tham gia của gần 20 trung tâm điều trị ĐTĐ ở Việt Nam đó là khoảng 91,8% BN ĐTĐ týp 2 ở độ tuổi 52 ± 13 năm. Theo Trần Thị Ngọc Thư nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì tuổi trung bình của BN là 65.19± 8,63.
Còn kết quả của Hồ Hữu Hóa năm 2009 cho thấy các đối tượng nghiên cứu có tuổi 50-69, chiếm tỉ lệ 63,8%, tuổi trung bình của các ĐTNC trong nghiên cứu là 60,3 + 9,7 tuổi. Nhóm ĐTNC ở độ tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,8%). Đây cũng là nhóm tuổi thường gặp trong các nghiên cứu khác trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [14].
Như vậy độ tuổi trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn hay nói một cách khác là số BN ĐTĐ týp 2 trẻ tuổi ngày càng tăng. Điều này được giải thích là do kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao, y tế được đầu tư và có nhiều kỹ thuật mới, việc phát hiện bệnh ĐTĐ sớm hơn, điều trị sớm. Điều đó cũng có nghĩa là số người mắc ĐTĐ trong dân số tăng lên theo xu hướng trẻ hóa kéo đặc biệt là ĐTĐ týp 2.
4.1.2. Phân bố BN ĐTĐ týp 2 theo giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN nữ là 48,6%, tỷ lệ BN nam là 51,4 %, tỷ lệ nữ/nam ~ 1/1. Kết quả này tương đương tỷ lệ của Bùi Thị Tuyết Mai 2009 cho thấy tỷ lệ nam/nữ ~1/1. Theo Nguyễn Duy Cường, nghiên cứu
biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho kết quả tỷ lệ nam /nữ 1/1. [13]. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Mai, nghiên cứu tổn thương mô bệnh học của thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có hội chứng thận hư cho tỷ lệ nam/nữ là 42/58%. Tác giả Lê Quang Toàn và cộng sự trong nghiên cứu của mình cho tỷ lệ nam/nữ 0,76. Kết quả của chung tôi nhìn chung là cho tỷ lệ giới tương đương các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho kết quả khác, điều đó là do sự lựa chọn mẫu một cách ngẫu nhiên và cỡ mẫu còn nhỏ.
4.1.3. Phân bố BN theo thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm BN có thời gian phát hiện bệnh gặp nhiều nhất trên lâm sàng là nhóm BN có thời gian bị bệnh ≤ 5 năm chiếm 56,6%. Thấp nhất là số BN có thời gian bị bệnh 5-10 năm (14,9%). Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm ĐTNC là 6,1±5,61.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Toàn, nghiên cứu biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 được theo dõi 12 tháng tại bệnh viện Nội tiết cho kết quả thời gian mắc bệnh trung bình 3,6± 3,9 [26]. Nguyễn Thị Lam Hồng (2006): Thời gian bị bệnh gặp nhiều nhất ở các BN ĐTĐ týp 2 có BC thận là 5 - 10 năm chiếm 29,1% và thấp nhất là số BN có thời gian bị bệnh ≥ 15 năm chiếm 7,3%, P < 0,001. So với các nghiên cứu trên, thời gian mắc phát hiện ĐTĐ trong NNC của chúng tôi thấp hơn, thời gian mắc bệnh trung bình lại cao hơn.
Mỗi nghiên cứu có đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh khác nhau do tính chất ngẫu nhiên của việc lựa chọn mẫu nghiên cứu, do tiêu chuẩn chọn BN.
4.1.4. Phân bố NNC theo BMI
Hầu hết các BN ĐTĐ 2 có béo phì, và các bệnh dịch toàn cầu của bệnh béo phì chủ yếu giải thích sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 20 năm qua. Hiện nay, hơn một phần ba (34 %) của người Mỹ trưởng thành đang bị béo phì, và hơn 11 % số người ở độ tuổi ≥20
tuổi bị tiểu đường [36]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, NNC có 50,3% có thừa cân và béo phì, BMI trung bình là 23,3±2,89. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Duy Cường và Lê Thị Phương, cho thấy BMI trung bình 22,3±3,7 [13]. Tác giả Trần Thị Ngọc Thư và cộng sự cho kết quả BMI trung bình của NNC là 23,47±2,9.
4.1.5. Tình trạng kiểm soát các chỉ số ở BN đái tháo đường týp 2 của nhóm nghiên cứu.
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, bệnh tiến triển sẽ dẫn đến các biến chứng. Nghiên cứu DCCT trên 1441 BN ĐTĐ thấy ở nhóm điều trị tích cực (glucose máu 8,2 mmol/l, HbA1c 7,2%) giảm trên 70% nguy cơ phát triển bệnh v.ng mạc, 39% nguy cơ xuất hiện microalbumin niệu, 64%
nguy cơ bệnh thần kinh, 46% nguy cơ các biến chứng mạch máu lớn so với nhóm điều trị thông thường (glucose máu 12,8 mmol/l, HbA1c 9,1%). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ glucose lúc đói trung bình của nhóm bệnh nhân có biến chứng cầu thận sớm và nhóm có biến chứng cầu thận muộn là 7,8 ± 5,9 mmol/l và 11,6 ± 6,2 (p < 0,05). Nhóm có biến chứng cầu thận muộn, HbA1c ở mức độ cao và cao hơn có. nghĩa so với nhóm có biến chứng cầu thận sớm (9,2 ± 2,2% so với 6,6 ± 3,4%, p < 0,05). Nghiên cứu của Hà Thị Hồng Cẩm cũng có điểm tương đồng với nghiên cứu DCCT cho thấy ACR dương tính có liên quan đến tăng glucose máu lúc đói (p< 0,05), có sự liên quan rõ rệt giữa nồng độ HbA1c trung bình và ACR, những trường hợp ACR dương tính nồng độ trung bình HbA1C lớn hơn trường hợp ACR âm tính (7,31 ±1,33% so với 6,78 ± 1,31%), p < 0,05. Tuy nhiên nồng độ glucose máu lúc đói trung bình ở nhóm ACR dương tính là 7,6 ± 2,4 mmol/L, ở nhóm ACR õm tớnh là 7,1 ± 2,2 mmol/L. Nồng ủộ glucose mỏu lỳc đúi >7,2 mmol/L ở đối tượng nghiên cứu là 40,7%, nồng độ glucose máu lúc đói < 7,2 mmol/L là 59,3% [10].
Trong nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi thì tại thời điểm nghiên cứu hầu hết sự kiểm soát đường huyết lúc đói là chưa được tốt, trong đó, tỷ lệ đường huyết lúc đói chiếm 60,5%, tỷ lệ kiểm soát HbA1C >7,5% chiếm 48%.
HbA1C trung bình 8,11±2,19.
Số BN có thể trạng thừa cân và béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,3%.
BMI cao nhất là 31,89 kg/m2, thấp nhất là 15,81kg/m2, trung bình BMI ở BN trong nghiên cứu là 23,3 ± 2,89 kg/m2.
Điều này cho thấy tình trạng kiểm soát glucose máu là kém và kiểm soát các yếu tố nguy cơ còn chưa tốt, điều này một phần là nhận thức của BN về điều trị kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ còn rất hạn chế. Hơn nữa một phần là các bệnh nhân khi được phát hiện thì có đường huyết cao, HbA1C cao, trong khi bệnh viện Nội tiết là bệnh viện tuyến trung ương, đa phần Bn đến khám và điều trị là những BN ở tuyến dưới không kiểm soát được đường máu cũng như không kiểm soát được các yếu tố nguy cơ.