Năm 1936, Kimmelstiel và Willson là những tác giả đầu tiên mô tả những tổn thương mô học của BC thận do ĐTĐ.
Năm 1942, Far đã mô tả xơ cầu thận lan toả, thường gặp chủ yếu ở những BN ĐTĐ.
Năm 1959, Gellman nghiên cứu thay đổi mô học của thận thấy 77%
cầu thận có tổn thương xơ hoá rải rác. Năm 1961, tác giả Hatch thấy tổn thương này lên tới 87,2% tổng số cầu thận của BN ĐTĐ.
Năm 1962, Encarest đã nghiên cứu 4975 BN ĐTĐ thấy tỷ lệ mắc bệnh chung của những biểu hiện tổn thương trên thận lên tới 32,8% BN.
Gần đây nhờ kỹ thuật sinh thiết thận và việc sử dụng kính hiển vi điện tử, những hiểu biết về các tổn thương thận ngày càng được hoàn chỉnh, cho phép chẩn đoán sớm các tổn thương và phân loại BC thận do ĐTĐ.
Theo Vilas u.Chavan và cộng sự về một nghiên cứu so sánh các tiện ích lâm sàng của các mẫu nước tiểu ngẫu nhiên với sự bài tiết albumin 24h trong sang lọc microalbuimin niệu bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy có sự đồng thuận chung rằng microalumin niệu xảy ra thường xuyên trong các vấn dề đối với bệnh lý đái tháo đường và sự phân bố tuổi của những bệnh nhân trong nghiên cứu này, đa số là trên 50 tuổi(76,9%), giữa ACR và sự bài tiết albumin 24h có sự tương quan khá mạnh mẽ (r= 0.802) [73].
Tác giả Thomas I.Justese,MD và cộng sự trong nghiên cứu tỷ lệ albumin/creatine trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể thay thế mẫu nước tiểu 24h trong sàng lọc đối với micro và macroalbumin niệu ở thai phụ với đái tháo đường type 1 cho kết quả cho kết quả 86% phụ nữ có MAU âm tính, 7.6% có lượng nhỏ albumin nước tiểu và 8% có lượng lớn albumin nước tiểu và mối tương quan chính xác giữa sự bài tiết albumin nước tiểu 24h và tỷ lệ ACR trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (R= 0.8) có ý nghĩa thống kê [72].
Các nghiên cứu hiện nay tuyển 1.066 bệnh nhân loại 2 DM tuổi từ 18- 88 năm và học tại Bệnh viện Đại học Sains Malaysia(HUSM). Tỷ lệ đạm niệu vi lượng không khác biệt về mặt thống kê giữa các độ tuổi, BMI, Theo thống kê tương quan đáng kể đã được tìm thấy giữa tỷ lệ đạm niệu vi và giới tính (P = 0,014).
Một liên quan đáng kể đã được tìm thấy giữa tỷ lệ đạm niệu vi lượng với thời gian mắc bệnh và thời gian tăng huyết áp (P = <0,001, P = 0,001) tương ứng [69].
Nghiên cứu DEMAN năm 2009, béo phì và những thay đổi tỷ lệ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho kết quả trong 1 năm, 275 (27,0 %) bệnh nhân đã có một sự tiến triển của các mức độ ACR. Trong số bệnh nhânalbumin niệu âm tính, 10,3 % đã phát triển vi / albumin niệu sau 1 năm. Trong số bệnh nhân cho thấy một sự tiến triển, 80 (33,2 %) là microalbuminuric tại cơ sở, trong đó có 8 (4,7%) là macroalbuminuric; với hồi quy, 35 (12,7%) là microalbuminuric và 8 (2,9%) là macroalbuminuric lúc ban đầu [55].
1.8.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Đào Văn Chinh, đã tổng kết BN ĐTĐ nằm điều trị nội trú tại Khoa Nội- Bệnh Viện Bạch Mai trong 2 năm (1963-1964), trong số 61 BN thấy BC thận ở 5 trường hợp (7,6%).
Nghiên cứu hồi cứu của Mai Thế Trạch 391 BN ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh Viện Bạch Mai (1966-1967) thấy BC thận chiếm tỷ lệ 13,3% BN [16].
Tác giả Hồ Hữu Hóa(2009) nghiên cứu chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã cho thấy nghiên cứu 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có macroalbumin niệu được làm xét nghiệm MAU chúng tôi đưa ra các kết luận sau.
- Tỉ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có macroalbumin niệu là 45,7%. MAU (+) gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50-59 chiếm 59%. Tỉ lệ MAU tăng dần theo thời gian phát hiện đái tháo đường.Nhóm có B/M tăng nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần so với nhóm B/M bình thường, với p < 0,01. Bệnh nhân có huyết áp ≥ 130/80mmHg có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,9 lần so với nhóm huyết áp < 130/80mmHg. Những trường hợp glucose máu lúc đói tăng ≥ 7 mmol/l nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần những trường hợp glucose máu bình thường (p < 0,05) [14].
Tác giả Hà Thị Hồng Cẩm nghiên cứu chỉ số albumin/creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 cho thấy nồng độ ACR ≥3mg/mmol cao gấp 2,1 lần ở bệnh nhân có đường huyết >7,2mmol/l so với bệnh nhân có đường huyết
<7,2mmol/l, cao gấp 2,7 lần ở bệnh nhân có HbA1C>7% so với bệnh HbA1C <7% (p<0,05). Chỉ số albumin/creatinin nước tiểu ngẫu nhiên là một xét nghiệm tương đối đơn giản, dễ thực hiện, đáng tin cậy theo dõi và tầm soát biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường [10].
Năm 2009, Phạm Thị Hồng Hoa “Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 được quản lý điều trị ngoại trú” tại thời điểm bắt đầu bước vào nghiên cứu biến chứng thận đã có ở 14,3% số bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có microalbumin nệ là 6,1% chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đạm đại thể nước tiểu là 4,1 %, hội chứng thận hư là 2,4% và tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận là 1,6%. Tỷ lệ biến chứng thận đều tăng theo thời gian kéo dài bệnh từ 14,3% lên 26,7% sau 3 năm.
Năm 2009, Hoàng Trung Vinh và Nguyễn Thị Thanh Nga nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại bệnh Viện Nguyễn Trãi, kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thương thận nói chung là 74.1%, MAU(+) 20,4%, Protein (+) 53,7%; suy thận mạn tính 22.8%, không có tổn thương thận 25,9% [18].
Năm 2006, Nguyễn Văn Công nghiên cứu mối liên quan giữa albumin niệu và tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cho kết quả tỷ lệ % bệnh nhân có tổn thương thận ở nhóm MAU(+) cao hơn hản 2,6 lần so với nhó MAU(-), có ý nghĩa thống kê [12].
Năm 2012, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Lệ trong một nghiên cứu đã cho kết quả tỷ lệ microalumin niệu dương tính ở BN ĐTĐ type 2 tạ bệnh viện Thống Nhất là 42%. Có thể dùng phương pháp xét nghiệm albumin/creatinin nước tiểu buổi sáng để thay thế xét nghiệm microalbumin niệu 24h trong sàng lọc và điều trị [25].
CHƯƠNG 2