Quan điểm kiểm soát vốn của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 27 - 31)

1.4. Quan điểm kiểm soát vốn của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.2. Quan điểm kiểm soát vốn của Thái Lan

Dòng vốn FPI chảy mạnh vào Thái Lan trong giai đoạn 1990 –1996, đạt mức trung bình mỗi năm hơn 2,3 tỷ đô la Mỹ, tỷ trọng vốn FPI trong tổng dòng vốn chiếm 18,8%, gấp đôi tỷ trọng vốn FDI. Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn tư

nhân nước ngoài đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhanh nhưng đồng thời cũng đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, với biểu hiện là lạm phát gia tăng, TTCK bùng nổ và mang tính bong bóng (chỉ số chứng khoán tăng gần 26% năm 1992 và hơn 88% vào năm 1993). Thêm vào đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn của Thái Lan quá cao và liên tục tăng từ 26% năm 1989 lênđđến 50% vào cuối năm 1995. Để đối phó với tình hình này, Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp điều tiết, cụ thể:

- Biện pháp kiểm soát vốn: kể từ tháng 8 năm 1995, các NHTM phải gửi vào ngân hàng trung ương Thái Lan (không lãi suất) 7% tiền gửi thời hạn dưới một năm của những người khơng cư trú. Tháng 6 năm 1996, các NHTM và các công ty tài chính buộc phải gửi vào ngân hàng trung ương Thái Lan 7% giá trị vốn vay nước ngoài ngắn hạn mới. Các biện pháp này nhằm mụcđđích tăng chi phí đối với dòng vốn nước ngoài ngắn hạn và thay đổi cơ cấu vay nước ngoài của các thể chế tài chính theo hướng khuyến khích vay dài hạn. Ngoài ra, Thái Lan cũng can thiệp vào thị trường ngoại hối để đối phó với sức ép mạnh mẽ của đầu cơ và bảo vệ đồng baht với các biện pháp như: cấm một số giao dịch ngoại hối với người nước ngoài (cho vay thông qua nghiệp vụ hoán đổi, các giao dịch kỳ hạn trực tiếp bằng đồng baht…); phải thanh toán bằng ủồng ủoõ la Mỹ cho bất kỳ việc mua hối phiếu bằng ủồng baht trước hạn cũng như cho các công cụ nợ khác; cấm các nhàđđầu tư vào cổ phiếu rút chuyển vốn bằng đồng baht. Ngân hàng trung ương Thái Lan cũng yêu cầu các NHTM chỉ bán ra và không mua vào đđô la Mỹ.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ và can thiệp vô hiệu: song song với biện pháp kiểm soát vốn kể trên, Thái Lan cũng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất chỉ đạo (tháng 5-1995). Để

bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định, Thái Lan đã áp dụng biện pháp can thiệp vô hiệu bằng cách phát hành trái phiếu đồng baht để giảm khối lượng đồng baht trong lưu thông, ngân hàng trung ương Thái Lan đđã tung ra hơn 6 tỷ đô la Mỹ để cứu vãn đồng baht nhưng với sức ép giảm giá mạnh mẽ của đồng baht, cuối cùng ngày 2/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng baht thay cho việc Ngân hàng Trung ương Thái Lan công bố tỷ giá chính thức giữa đồng baht với các ngoại tệ hàng ngày như trước đây. Ngay sau khi tuyên bố thả nổi tỷ giá, đồng baht đã liên tục mất giá (tỷ giá USD/THB tăng từ 25,65 baht đầu tháng 7/1997 và đến cuối tháng 1/1998, tỷ giá này đã lên đến 54,15 baht).

Dòng vốn FPI cũngđđã bị đảo ngược mạnh với sự tháo chạy của hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường chứng khoáng Thái Lan. Nhìn chung, Thái Lan đã không đưa ra các biện pháp điều tiết cụ thể sự di chuyển của dòng vốn FPI mà chủ yếu nhằm chống lại việc đầu cơ đồng baht và duy trì cố định tỷ giá.

Như vậy, kiểm soát vốn ở Thái Lan đã không thành công, nguyên nhân của thất bại này là do: (i) Không có sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác.

Thái Lan đã cố gắng đạt được bộ ba bất khả thi (impossible trinity) – chế độ tỷ giá cố định, tự do di chuyển vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Việc duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến cho dòng vốn chảy mạnh vào Thái Lan do có sự chênh lệch cao giữa lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế cũng như không có rủi ro tỷ giá. (ii) Quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Thái Lan diễn ra quá nhanh và không được tiến hành cùng với quá trình giám và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. (iii) Chính phủ đđãđđứng ra bảo lãnh cho hoạt động của hệ thống tài chính và điều đđó đã dẫn tới hiệu ứng “rủi ro đạo đức” (chính phủ sẵn sàng cứu

giúp những ngân hàng hoặc công ty tài chính gặp khó khăn và không để cho chúng bị phá sản, điều này đã khiến cho các ngân hàng và công ty tài chính này vay mượn quá mức để tài trợ cho những dự án rủi ro cao quá mức và cho vay theo quan hệ).

Những điểm yếu trong chính sách mà Chính phủ Thái Lan áp dụng, đã góp phần chủ đạo khiến nền kinh tế bong bóng của Thái Lan bị nổ tung năm 1997. Từ năm 1999, kinh tế Thái Lan có dấu hiệu phục hồi, GDP đã thoát mức âm của năm trước đó.

Năm 2005, thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh, kéo theo làn sóng đầu tư nước ngoài, đãđđẩy giá tiền tệ và mức lạm phát tăng lên. Tháng 12/2006, Thái Lan đã ban hành một quy định nhằm ngăn chặn việc đồng baht tăng giá mạnh so với USD theo đó yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải giữ 30% tổng giá trị đầu tư chảy vào trong thời gian lên tới 1 năm. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn đđã phản ứng dữ dội trước quy định nói trên, thị trường chứng khoán Bangkok sụt giảm 15% chỉ trong một ngày. Năm 2007, chính phủ dần nới lỏng yêu cầu dự trữ và đến tháng 3/2008 thì chính sách kiểm soát vốn trên được dỡ bỏ hoàn toàn. Để kiềm chế đà tăng giá của đồng bath, tháng 8/2009, Ngân hàng Trung ương Thái Lan khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài5, đồng thời với biện pháp trên, trong năm 2010, các nhà nhập khẩu còn được phép giữ lợi nhuận bằng ngoại tệ thay vì đồng nội tệ trong tài khoản.

Tháng 7/2011, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng mới đắc cử Yingluck Shinawatra chính phủ Thái Lan tiếp tục để hệ thống tỷ giá hối đoái hiện tại hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là để cho đồng baht thả nổi tự do và sẽ không

5 Theo quy định mới, doanh nghiệp Thái Lan có tài sản từ 5 tỉ baht (147,1 triệu đô la Mỹ) trở lên được quyền đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài. Tính đến thời điểm ra quy định, Thái Lan có 503 công ty đạt tiêu chuẩn này, mỗi công ty có quyền đầu tư ra nước ngoài tối đa 50 triệu đô la Mỹ mà không phải xin phép; nếu muốn đầu tư vượt quá số tiền đó, công ty mới phải xin ngân hàng trung ương phê chuẩn.

thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn. Các dòng vốn đầu tư vẫn quan trọng cho sự phục hồi nền kinh tế và chính phủ mới muốn giữ Thái Lan trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều năm bất ổn chính trị khiến một số công ty suy xét lại kế hoạchđđầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)