CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM
3.2. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TỪNG DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM
3.2.2. Giải pháp kiểm soát vốn FPI
3.2.2.1. Hạn chế sự đảo ngƣợc của dòng vốn.
Để hạn chế sự đảo chiều đột ngột của dòng vốn, có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, một trong những biện pháp có thể được sử dụng là chính sách thuế đánh trên dòng vốn ra ngắn hạn, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện chính sách đãi ngộ cho dòng vốn đầu tư dài hạn vào đất nước đúng với xu thế hội nhập.
Các khoản thuế này làm tăng chi phí của việc vốn hóa tài sản quốc tế, tỷ suất sinh lợi vì thế trở nên thấp hơn, từ đó làm giảm tính đầu cơ. Việc hạn chế luồng vốn ra thông qua thuế là giải pháp đơn giản và linh hoạt bởi thuế có thể thay đổi theo thời gian đầu tư, có thể áp dụng tùy tính chất của nhà đầu tư, có thể cắt giảm điều chỉnh tuỳ tình huống và mục đích kiểm sốt của Chính phủ.
Ngoài ra, trong trường hợp cấp thiết có thể quy định mức thuế chuyển lợi tức ra nước ngoài tương ứng với thời hạn đầu tư, chỉ áp dụng cho các khoản đầu tư gián tiếp dưới hình thức mua bán chứng khoán trên TTCK.
3.2.2.2. Thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn FPI.
Vốn FPI là nguồn vốn có tầm quan trọng đối với các mục tiêu phát triển kinh tế của nhiều nước và cả Việt Nam. Vì vậy, cần thực hiện những chính sách hướng đến việc mở cửa thu hút các luồng vốn FPI như:
Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các NĐTNN, loại bỏ những giấy phép rườm rà không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp mã số kinh doanh chứng khoán, thủ tục mở tài khoản tại của NĐTNN. Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các NĐTNN tại Việt Nam dưới mọi hình thức.
Nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các công ty cổ phần không nằm trong danh sách hạn chế đầu tư; nới lỏng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN vào
các NHTM cổ phần từ 30% lên mức 35% để thu hút vốn và giữ vốn dầu tư nước ngoài, tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng. Đồng thời, thu hẹp ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, và giảm thiểu tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp này.
Phát triển các công ty quản lý quỹ và khuyến khích thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài 100% vốn nước ngoài để huy động vốn vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ đầu tư dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân, …
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm là một yếu tố giúp lấp đầy những khoản trống thông tin và cho biết giá trị của một quốc gia hay công ty.
Một hệ thống xếp hạng tín nhiệm tốt có thể giúp một công cụ đầu tư, một coõng ty hoặc một quốc gia thu huựt ủược những nguồn vốn lớn trong và ngồi nước. Ở Việt Nam, có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm là: xếp hạng các công cụ nợ dài hạn; xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại; xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớnđđã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK; xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các công ty xếp hạng định mức tín nhiệm trong nước.
3.2.2.3. Gia tăng dự trữ ngoại hối.
Tớch lũy dự trữ giuựp chớnh phủ linh hoạt hơn với những ủiều chỉnh giữa chớnh sách tiền tệ độc lập và mức độ ổn định tỷ giá trong khi vẫn tự do hóa dòng vốn.
NHNN cần chú ý gia tăng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào tình trạng dòng vốn vào, ra quá mức và gây bất ổn đến giá trị đồng nội tệ. Nhưng cũng phải cân
nhắc, tính toán xem nên duy trì mức dự trữ ngoại tệ bao nhiêu là hợp lý bởi mức dự trữ liên quan đến thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường nợ và các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan khác. Nếu dự trữ quá lớn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát, mặt khác, chi phí cho việc dự trữ khối lượng tiền quá lớn cũng rất tốn kém. Còn nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại tệ là phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe dọa, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra.
Để giải quyết bài toán nâng cao dự trữ ngoại hối, Việt Nam cần cải thiện cán cân thương mại và kiểm soát cán cân vãng lai bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó thúc đẩy trao đổi thương mại với các quốc gia khác.
Ngoài ra, cần thu hút ngoại tệ chảy vào NHNN. Ngoại tệ chảy vào nước ta xuất phát từ nhiều nguồn và hoạt động khác nhau, bao gồm kiều hối, nguồn ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Với chính sách tự do hoá các giao dịch vãng lai, nguồn kiều hối chảy về nước liên tục gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, để khai thác tối đa nguồn ngoại tệ này, thì cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế chính trị xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước; Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về; NHNN khuyến khích các NHTM mua để tăng nguồn kiều hối thu hút vào ngân hàng và bán cho NHNN.
3.2.2.4. Thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Song hành với gia tăng tối đa dự trữ ngoại tệ quốc gia, chính phủ cần xem xét điều chỉnh chế độ quản lý ngoại hối, nhất là thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt.
Thực tiễn thế giới cho thấy, chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hướng định giá quá cao đồng bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia có sự gia tăng dòng vốn FPI. Do luồng vốn FPI rất linh hoạt, chủ yếu là ngắn hạn, nên sự chuyển hóa sở hữu luồng vốn này giữa càc nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ – ngoại tệ, khiến gia tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá, cũng như nguồn cung ngoại tệ. Nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép cầu ngoại tệ, được cộng hưởng với các thủ đoạn và năng lực khó lường của giới đaầu cơ quốc tế, sẽ dễ gây ra áp lực bất ngờ có thể làm đổ vỡ hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, như điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và Châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính những năm cuối thập kỷ trước.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá, thị trường vốn quốc tế ngày càng trở nên thống nhất, một chế độ tỷ giá linh hoạt sẽ giúp cho các nước quản lý tốt hơn sự di chuyển của dòng vốn quốc tế bằng cách buộc các nhà đầu tư phải tính đến yếu tố rủi ro tỷ giá. Việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đối cố định sẽ không đảm bảo được sự ổn định của tỷ giá với sự tồn tại “bộ ba bất khả thi”.
Ở Việt Nam, việc duy trì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý là thích hợp với hoàn cảnh hiện tại. Bởi lẽ, hệ thống tài chính, ngân hàng của chúng ta còn yếu và đang trong quá trình hoàn thiện, thị trường ngoại hối dễ bị chao đảo ngay cả khi gặp phải những cuù sốc nhỏ. Thời gian tới, nước ta vẫn neân tiếp tục cơ chế tỷ giá linh hoạt, cụ thể là cơ chế “rổ” tiền tệ với biên độ trượt. Điều này là phù hợp với: (1) yêu cầu của ASEAN về cố định tỷ giá giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy thương mại nội khối; (2) có độ linh hoạt nhất định về tỷ giá với các nền kinh tế lớn khác; (3) đảm bảo không đưa tỷ giá chỉ dựa vào 1 ngoại tệ mạnh, bởi khi đồng tiền này biến động mạnh thì không đảm bảo bền vững.
3.2.2.5. Kiểm soát vốn trên TTCK Việt Nam.
Để thu hút và kiểm soát nguồn vốn vào TTCK, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cho TTCK trong các năm tiếp theo như sau:
Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách cho TTCK. Chẳng hạn, cần có những điều chỉnh Công văn 12501/BTC – CST ngày 20/09/2010 của Bộ Tài chính hợp lý cho phù hợp với thực tế hơn nữa.
Phát triển hàng hóa của TTCK. Tiếp tục chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín, quy mô chuyển đổi sang hình thức cổ phần và niêm yết trên TTCK, đồng thời tạo điều kiện phát triển các công cụ phái sinh cho TTCK.
Naõng cao tớnh minh bạch của TTCK. Hiện quy ủịnh về coõng bố thoõng tin của Việt Nam dù đã có những cải cách đáng kể nhưng vẫn đang được xếp trong nhóm nước mà khâu công bố thông tin chưa phát triển cao. Vì vậy, quy ủịnh về coõng bố thoõng tin của Việt Nam cần phải ủược cải thiện mạnh mẽ hơn, tiếp cận các tiêu chuẩn công bố thông tin chung của khu vực.
Đồng thời, tăng số lượng, chất lượng các công ty kiểm toán trong nước cũng như quốc tế đủ điều kiện kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết, tiến tới mở rộng cho các công ty chưa niêm yết (trên thị trường OTC).
Triển khai việc thực hiện các tiêu chí an toàn tài chính trong các công ty chứng khoán, cơ chế xử lý rủi ro trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vì thực chất, công ty chứng khoán cũng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay. Nếu không kiểm tra và đưa ra các quy định chặt chẽ như ở ngân hàng thì sẽ không thấy rõ được các công ty này đang làm gì, dòng tiền đang dịch chuyển ra sao. Điều này sẽ dẫn đến sự mất thanh khoản mà các công ty chứng khoánđđang gặp phải.
Từng bước triển khai tái cấu trúc TTCK Việt Nam thông qua rà soát và tái cấu trúc các công ty chứng khoán; tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường, nâng tiêu chuẩn niêm yết; hoàn thiện hệ thống ở cả thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chính phủ chuyeân biệt.
Đẩy mạnh quản lý, giám sát hoạt động thị trường. Xây dựng quy trình thanh tra về công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK; thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và bất thường đối với SGDCK, TTLKCK và các thành viên thị trường; tăng cường phân cấp, ủy quyền công tác giám sát, kiểm tra thanh viên đối với SGDCK và TTLKCK.
Ngoài ra, sự gia tăng FPI vào Việt Nam còn đặt ra yêu cầu chính phủ và các cơ quan trực thuộc phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn nữa, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính – tiền tệ quốc gia và địa phương… Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.