CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
3.3.1. Điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt.
Các chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ quan trọng được chính phủ nhiều nước sử dụng để điều hành nền kinh tế theo mục tiêu đãđđịnh, trong đó hai bộ phận chính sách có tính chi phối mạnh mẽ đến một nền kinh tế thường được đề cập tới là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và những dư chấn của nó đã để lại nhiều bài học về vấn đề thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Để đảm bảo những điều kiện cần thiết với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô thì chính sách tiền tệ phải vừa được xem xét với lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”, nhưng cũng vừa phải được điều hành linh hoạt tùy tình hình kinh tế từng thời kỳ.
Để chính sách tài khóa thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả thì phải thiết lập một chính sách tài khóa bền vững. Nhiều quốc gia đã xây dựng những quy tắc cụ thể nhằm đảm bảo thực thi một chính sách tài khóa ổn định.
Chẳng hạn như Quy tắc ổn định tài khóa của Anh (Code for Fiscal Stability) được xây dựng theo tinh thần Quy tắc Minh bạch tài khóa của IMF. Theo đó, nhìn chung, các chính sách tài khóa phải được vận hành đảm bảo theo các quy tắc:
minh bạch, thực tế, xây dựng các biện pháp khác nhau để ứng dụng trong các tình huống khác nhau, và phải chấp nhận sự đánh đổi giữa các biện pháp này.
Như vậy, muốn đảm bảo tính hiệu quả của từng chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ, cũng như hiệu quả phối hợp các chính sách này trong điều kiện nền kinh tế biến động, thì cần phải:
- Đi theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản mà bản thân mỗi chính sách hướng tới nhằm thiết lập các cân đối vĩ mô cơ bản, tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế; đồng thời có sự trao đổi, phối hợp giữa các chính sách để hướng tới mục tieâu chung.
- Linh hoạt điều chỉnh mục tiêu của từng chính sách, sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ chính sách trong từng giai đoạn nhất định, chấp nhận những đánh đổi về mục tiêu nhất định trong ngắn hạn để phản ứng nhanh chóng trước các diễn biến bất thường của nền kinh tế nhưng không quên đi mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, và tính quy luật của mỗi chính sách.
3.3.2. Khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nhiều nước trên thế giới vẫn khuyến khích hoạt động dầu tư ra nước ngoài vì vai trò tích cực đối với nhà đầu tư vốn và quốc gia xuất khẩu vốn, trong đó có cả việc giảm áp lực lạm phát do quá trình thu hút dòng vốn nước ngoài vào trong nước. Ở Việt Nam, tính đến hết tháng 02/2011, có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 10 tỷ Đô la Mỹ (Phụ lục 10). Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cần thực hiện các giải pháp:
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư ra nước ngồi. Coi hoạt động ĐTRNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế VN cho nên Nhà nước phải phân bổ một phần kinh phớ xuực tiến ủầu tư.
Xây dựng chiến lược phát triển ĐTRNN. Phải xây dựng Chiến lược ĐTRNN chung của quốc gia, nội dung của chiến lược phải đề cập đến các vấn đề sau: Mục tiêu và định hướng phát triển ĐTRNN của Việt Nam theo kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa từng năm; ngành, lĩnh vực khuyến khích ĐTRNN; thị trường đầu tư trọng điểm; những chính sách khuyến khích của nhà nước trong hỗ trợ ĐTRNN. Đồng thời, từng ngành kinh tế:
dầu khí, xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp … Trong kế hoạch phát triển của ngành phải có nội dung về chiến lược phát triển ĐTRNN và các biện pháp hỗ trợ khuyến khích của ngành đối với hoạt động đầu tư này.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ĐTRNN như miễn hoàn toàn các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài; tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTRNN không bị nộp thuế trùng; xây dựng cơ chế thưởng, tặng những danh hiệu đối với nhà đầu tư thành đạt ở nước ngoài, có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
Xây dựng Trung tâm thông tin thương mại – đầu tư quốc gia, trongđđó phải có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, để cung cấp thông tin về các hoạt ủộng ĐTRNN miễn phớ cho doanh nghiệp.
Tăng cường hoạt ủộng ngoại giao hỗ trợ hoạt ủộng ĐTRNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ra nước ngoài và giúp các nhà đầu tư VN bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý hoạt động ĐTRNN để giảm thiểu sự gây trở ngại về thủ tục hành chính từ trong nước cho các nhà đầu tư ra nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ĐTRNN.
Thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài. Từ đó, giúp tiếng nói của các nhà đầu tư Việt Nam có trọng lượng với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà và các nhà đầu tư Việt Nam cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước sở tại.
Kết luận chương 3
Dựa trên những kết quả phân tích ở chương 2, chương 3 này đề cập đến các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong quá trình kiểm soát các dòng vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Để duy trì tăng trưởng và tiếp tục thu hút thêm vốn FDI khi tình trạng suy thoái thế giới kéo dài thì chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy giải ngân vốn FDI từ đó tăng cường hiệu quả đầu tư; và hạn chế tình trạng chuyển giá của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, một thực trạng gây ra khoản thất thu về thuế rất lớn thời gian vừa qua.
Đối với dòng vốn FPI, hầu hết nhóm giải pháp đều nhấn mạnh đến việc hoàn thiện các điều kiện cơ bản cho việc kiểm soát vốn và tiến đến tự do hóa từ từ các giao dịch vốn như: hạn chế sự đảo ngược dòng vốn, thực hiện chính sách mở cửa thu hút FPI, gia tăng dự trữ ngoại hối,đđiều hành chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Đồng thời, các giải pháp kiểm soát dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ủược neõu leõn.
Giải pháp đối với kiểm soát vốn ODA thì đẩy mạnh chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu để củng cố niềm tin của các nhà tài trợ vốn ODA cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng phải thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA khác.
Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến các biện pháp hỗ trợ chung cho quá trình kiểm soát vốn của Việt Nam đó là chính sách vĩ mô cần được điều hành linh hoạt, có sự phối hợp hài hòa giữa các chính sách, cùng với các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, một xu hướng sẽ được các nhà đầu tư ở Việt Nam chú trọng trong tương lai.