Giải pháp kiểm soát vốn FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM

3.2. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TỪNG DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM

3.2.1. Giải pháp kiểm soát vốn FDI

3.2.1.1. Cải thiện moõi trường ủầu tư

So với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang được đánh giá là kém hấp dẫn hơn. Có quá nhiều vấn đề còn tồn tại về môi trường đầu tư của Việt Nam có thể khiến các nhà đầu tư mới nghi ngại khi có ý định đầu tư và các nhà đầu tư đã đầu tư băn khoăn khi muốn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, khi mà cuộc suy thoái tài chính vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu bằng một màu xám ảm đạm, thì những hạn chế của môi trường đầu tư sẽ càng là rào cản trong việc thu hút dòng FDI vốn đã bị thu hẹp. Do vậy, cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng, và cần tập trung vào một số vấn đề sau:

 Đẩy mạnh cải cách hành chính là ưu tiên hàng đầu để cải thiện môi trường đầu tư, dù đạt nhiều thành quả song vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Trong đó, cần xóa bỏ những giấy phép và thủ tục không cần thiết trong đầu tư, nhất là ở cấp địa phương; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy phép đầu tư; phải công khai, minh bạch cơ chế, chính sách quản lý đầu tư; đồng thời cần quyết liệt hơn nữa trong việc chống tham nhũng, một vấn nạn làm nản lòng các nhà đầu tư, bởi sự gia tăng chi phí ngầm khi kinh doanh.

 Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 là cơ sở pháp lý để xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển được trước những đối thủ lớn.

Nhưng vẫn có những vướng mắc nảy sinh sau hơn 6 năm thực thi, nhiều điều luật còn mang tính chung chung. Vì vậy, cần được tiếp tục nghiên

cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định, trong đó tập trung vào các quy định mà sự hiệu quả, khả thi trong thực hiện đã được khẳng định cùng với việc bổ sung các quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh của đất nước. Bên cạnh đó, mô hình các thể chế thực thi pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam cần tiếp tục được tăng cường nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, trong bối cảnh mới của đất nước.

 Phát triển thị trường các nhân tố sản xuất, trước hết là thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường bất động sản. Có một thực tế là theo thời gian lợi thế của Việt Nam trong thu huựt FDI như lao ủộng chi phớ thấp ủang dần mất ủi, trong khi kỹ năng lao ủộng chưa ủược cải thiện tương ứng. Cho nên, phải từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực có trình độ cao. Cần tránh việc đào tạo tràn lan, có kế hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên lượng ủược trước nhu cầu nhằm ủủ về số lượng, hợp lyự về cơ cấu, ủạt được chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

 Nâng cấp kết cấu hạ tầng, bằng cách tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư và dành sự ưu tiên cho các dự án cấp - thoát nước, vệ sinh môi trường, hệ thống đường cao tốc, nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới, mở rộng hình thức cho thuê cảng biển và đối tượng cho phép đầu tư vào dịch vụ cảng biển, đặc biệt là dịch vụ hậu cần cảng biển. Khuyến khích áp dụng những hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, PPP trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mặt khác cần tăng cường thanh tra, giám sát các công trình trọng điểm để tránh thất thoát, lãng phí, rút ngắn thời gian thi công.

3.2.1.2. Naõng cao tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI ủăng kyự

Tỉ lệ giải ngân ngày càng thấp so với vốn đầu tư FDI đăng kí là vấn đề đáng quan ngại trong thu hút FDI vào Việt Nam. Có một thực tế rõ ràng là khoảng cách giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện đang ngày càng tăng. Trong khi, Việt Nam thường quá quan tâm tới vốn FDI đăng kí mà thực ra, con số FDI đăng kí chỉ đơn thuần phản ánh sự kì vọng của nhà đầu tư chứ không phản ánh dòng vốn FDI thực sự đổ vào Việt Nam. Chính vì thế, việc thực hiện các giải pháp để thúc đẩy giải ngân từ đó tăng cường hiệu quả đầu tư là rất cần thiết, cụ thể:

 Rà soát lại các dự án đầu tư đã đăng kí đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho rất nhiều dự án đầu tư bị đình trệ vì khó khăn trong huy động vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế, các địa phương cần tiến hành rà soát lại các dự án đã cấp phép đầu tư nhưng chậm triển khai để phân loại các dự án đầu tư thành ba nhóm: nhóm có triển vọng thực hiện; nhóm các dự án có khả năng thực hiện nhưng đang gặp khó khăn, cần phải thu hep hoặc tạm dừng; nhóm những dự án không thể thực hiện được. Việc phân loại các dự án thành từng nhóm có ý nghĩa rất lớn vì mỗi nhóm sẽ đđòi hỏi thực hiện các biện pháp khác nhau. Những dự án nào chậm tiến độ, dự án không có khả năng triển khai tiếp cần bị thu hồi giấy phép, trả lại đất cho các dự án khả thi.

 Đối với những dự án triển khai chậm do những khó khăn mà môi trường đầu tư tạo ra, thì đơn vị quản lý đầu tư ở các địa phương cần tìm hiểu, làm rõ các khó khăn vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp để tháo gỡ, đảm bảo cấp phép nhanh chóng, tạo điều kiện giải ngân đúng tiến độ.

 Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, để nhanh chóng cung cấp mặt bằng cho dự án đầu tư đi vào thực hiện nhưng phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của những hộ dân nằm trong diện bị giải tỏa. Vừa phải bảo

đảm mức đền bù giải phóng mặt bằng thỏa đáng, ngang với mức giá của thị trường, vừa phải cam kết thực hiện các biện pháp ổn định đời sống của người dân tái định cư: đào tạo nghề, tạo việc làm… Có như vậy, quá trình giải phóng mặt bằng mới diễn ra nhanh chóng và hạn chế được những vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng người lao động mấtđđất mất luôn việc làm, nhanh chóng tiêu sài hết số tiền đền bù, lao vào tệ nạn xã hội.

 Không cấp phép đầu tư bằng mọi giá. Việc cấp phép đầu tư một cách tùy tiện, dễ dãi chạy theo số lượng không chỉ là nguyên nhân gây ra tỉ lệ FDI thực hiện thấp mà còn gây ra nhiều hệ lụy trong thu hút FDI. Đó là việc cấp phép cho các dự án FDI gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến văn hóa xã hội, các dự án FDI khai tăng diện tích sử dụng ủất so với nhu cầu ủể chiếm dụng ủất, sử dụng ủất sai mục ủớch. Tỡnh trạng này khiến cho nhà nước mất đi một quỹ đất đđáng kể vốn để dành cho các dự án khả thi khác. Thêm nữa, một số dự án đầu tư được cấp phép trong khi lại không phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch ngành khiến cho việc triển khai dự án bị ảnh hưởng. Chính vì thế, cần thận trọng khi quyết định cấp giấy phép đầu tư, không chạy theo số lượng mà phải đặt lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của cả đất nước lên hàng đầu.

 Hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch lãnh thổ. Sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống quy hoạch cũng gây ra không ít phiền toái trong cấp phép và triển khai dự án đầu tư. Sự không phù hợp, chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau của các quy hoạch khiến các nhà quản lý khó khăn trong việc đưa ra phân định cuối cùng. Do vậy, cần xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống quy hoạch và thay đổi các quy hoạch cũ nếu không phuứ hợp nữa.

3.2.1.3. Hạn chế hoạt động chuyển gía của các doanh nghiệp có vốn FDI Gian lận thuế bằng hình thức chuyển giá nội bộ (chuyển lãi thành lỗ) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang diễn ra khá phổ biến. Tác động xấu của hành vi chuyển giá có thể dễ dàng nhận diện nhất là nó không chỉ làm thất thu cho ngân sách nhà nước, méo mó mơi trường kinh doanh, gây bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính tạo ra khó khăn cho các nhà quản lý thuế. Nhiều quy định chống chuyển giá được đặt ra ở các nước, nhưng không phải nơi nào cũng thực hiện được bởi chuyển giá gắn chặt với quyền chủ động của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh, không dễ gì mà cơ quan thuế có thể triệt tiêu được. Để hạn chế và tiến tới kiểm soát vấn đề chuyển giá ở Việt Nam, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để chống chuyển giá. Tại Việt Nam, đã có quy định về xử lý chuyển giá, cụ thể là việc ban hành Thông tư chống chuyển giá số 74/1997/TC/TCT và được thay thế bằng Thông tư số 89/1999/TT- BTC. Về cơ sở xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC và mới đây là Thông tư 66/2010/TT- BTC. Theo đó, có 5 phương pháp xác định giá thị trường là: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi;

phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Thông tư này được đánh giá là giúp các cán bộ ngành thuế có thêm công cụ đểđđánh giá và xử lý các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT. Văn bản này được áp dụng để xử lý đối với cả trường hợp chuyển giá và gian lận giá. Tháng 10/2011 luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã được trình Quốc hội, và chờ thông qua ở kỳ họp tháng

5/2012. Để mạnh tay hơn với những hành vi chuyển giá, cần nhanh chóng đưa những sửa đổi luật quản lý thuế này đi vào thực tiễn.

Hai là, cần có sự kết nối thông tin qua hệ thống thông tin điện tử giữa Cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan, ngân hàng, Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức giám định, các công ty kiểm toán… trong việc quản lý và thanh tra tình hình chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI. Mặt khác, tăng cường hợp tác với các tổ chức kiểm toán độc lập và có biện pháp chế tài xử lý các công ty kiểm toán cố tình bỏ qua hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp mình kiểm toán.

Ba là, trao quyền cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện chế tài ấn định thuế, xử lý truy thu thuế, xử phạt thuế đối với các trường hợp chuyển giá bị phát hiện theo khung pháp lý quy định. Đối với các giao dịch qua biên giới thì việc xử lý khó khăn, phức tạp hơn, phải dựa vào các Hiệp định song phương hoặc đa phương về giao lưu thương mại hàng hoá, dịch vụ, các Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và tương hỗ phòng chống trốn lậu thuế. Khi đó, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng phải thật cụ thể.

Bốn là, tăng cường đào tạo về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ làm công tác chống chuyển giá của Việt Nam. Hợp tác với các cơ quan chống chuyển giá ở các nước khu vực Asean và các nước phát triển để học tập kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá cũng như trao đổi thông tin về hoạt động chuyển giá của các cơng ty đa quốc gia. Mặt khác, tập huấn nhiều đợt cho cán bộ thuộc bộ phận tài chính - kế toán của các công ty có vốn FDI về các quy định chuyển giá và chế tài xử phạt nếu vi phạm.

Năm là, khi doanh nghiệp đã hiểu rõ về thông tư kiểm soát hoạt động chuyển giá của chính phủ mà vẫn vi phạm thì cơ quan thuế nên có giải pháp xử lý thích đáng tuỳ theo mức độ vi phạm để răn đe chung. Cũng phải xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ thuế vì lợi ích bản thân mà bao che cho hoạt động chuyển giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)