Kiểm soát trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 45 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SÓAT VỐN TẠI VIỆT NAM

2.2 CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VỐN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.2.1 Kiểm soát trực tiếp

Với một nền kinh tế đang phát triển, thể chế tài chính đang dần hoàn thiện thì Việt Nam chưa thể mở cửa hoàn toàn cho sự lưu chuyển dòng vốn nước ngoài mà vẫn phải đưa ra những quy định kiểm soát vốn, trong đó các biện pháp mang tính hành chính còn được sử dụng nhiều ở nước ta.

Ảnh hưởng đến sự tham gia của các NĐTNN trong các công ty Việt Nam, Quyết định 139/1999/QĐ-Ttg ngày 10/06/1999 quy định tỷ lệ nắm giữ tối đa 20%

tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%. Đối với số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành thì NĐTNN được nắm giữ tối đa 40%, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN tăng leõn mức 30% theo Quyết ủịnh 146/2003/QĐ- TTg ngày 17/07/2003 và 49% tổng số cổ phiếu niêm yết và chứng chỉ quỹ đầu tư nieõm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức nieõm yết, ủăng kyự giao dịch treõn Trung tâm giao dịch CK từ ngày 29/09/2005 với sự ra đời của Quyết định

238/2005/QĐ-TTg, đồng thời Quyết định này cũng không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Sau những biến động của TTCK năm 2008, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 1/6/2009 quy định NĐTNN mua, bán CK trên thị trường CK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của coõng ty cổ phần ủại chuựng, tối ủa 49% tổng số chứng chỉ quỹ ủầu tư của một quỹ ủầu tư CK ủại chuựng, tối ủa 49% vốn ủiều lệ của một công ty đầu tư CK đại chúng và đối với trái phiếu thì tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

Riêng cổ phần của NHTM, thì theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 quy định tổng mức sở hữu của NĐTNN (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của NĐTNN đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũngđđã đưa ra Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường CK Việt Nam. Trong đó:

 Mỗi nhà đầu tư nước ngoài được mở 1 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại một ngân hàng lưu ký, được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện các hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chuyển nhượng vốn góp trong các hoạt động đầu tư gián tiếp, các khoản thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của NĐTNN, nhận và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, mua ngoại tệ của các tổ chức tớn dụng ủược pheựp kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam ủể chuyển ra nước ngoài và các dịch vụ khác có liên quan đều thực hiện qua tài khoản này.

 Trung tâm Lưu ký Chứng khoán hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp mã số giao dịch CK cho NĐTNN. Sau khi đăng ký mã số giao dịch, NĐTNN được phép mở duy nhất một tài khoản lưu ký CK và mọi bút toán thanh toán đều phải được thực hiện qua tài khoản này.

 Thành viên lưu ký phải lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ về các hoạt động lưu ký tài sản trên tài khoản lưu ký của NĐTNN. Các tài liệu phải được cung cấp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của UBCKNN. Thành viên lưu ký phải báo cáo với UBCKNN định kỳ hàng tháng về tài khoản lưu ký, và định kỳ 2 tuần một lần về hoạt động chu chuyển vốn của NĐTNN trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, tài khoản “góp vốn mua cổ phần bằng đồng Việt Nam”, tài khoản chuyên dùng không kỳ hạn bằng ngoại tệ của công ty CK. Thành viên lưu ký là chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài, hoặc tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngồi thành lập tại Việt Nam báo cáo về hoạt động đầu tư, danh mục ủầu tư của mỡnh.

Có thể thấy được sự tiến bộ của những văn bản sửa đổi, bổ sung sau so với văn bản trước để tạo điều kiện thông thoáng, cùng cơ hội nhiều hơn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời giúp giám sát theo dõi các luồng vốn, trên cơ sở đó sẽ thực hiện tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu về dự báo đầu tư, luồng tiền ra vào, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp.

Ngoài kiểm soát dòng vốn vào, chính phủ cũng có những biện pháp để kiểm sốt dòng vốn ra. Chẳng hạn, NHNN khống chế lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) mà mỗi cá nhân được đem khi xuất cảnh là 3000 USD từ ngày 01/01/2001, nâng lên 7.000 USD theo Pháp lệnh ngoại hối 27/06/2005, 10.000 USD vào ngày 1/7/2006 và đã lùi về mốc 7.000 USD theo Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006.

Mức này được duy trì khá lâu cho đến khi Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 ra đời, theo đó từ tháng 10/2011, mỗi cá nhân khi xuất cảnh chỉ được phép mang theo khoản ngoại tệ tương đương 5.000 đôla Mỹ và 15 triệu đồng Việt Nam. Điều này cho thấy xu hướng kiểm soát chặt hơn đối với lượng ngoại tệ được phép mang theo khi xuất cảnh của cá nhân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2.2.2 Kiểm soát gián tiếp

Thời gian qua, các biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam đang dần được nới lỏng, chuyển từng bước từ các biện pháp hành chính sang các biện pháp thị trường, để vừa thu hút đầu tư từ nước ngồi tạo điều kiện phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế những tác động xấu do dòng vốn mang lại, nhất là dòng vốn nóng.

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996, NĐTNN sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì được quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài nhưng phải nộp một khoản thuế là 5%, 7%, 10% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài tùy thuộc mức góp vốn của NĐTNN vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Con số này tăng lên 3%, 5%, 7% theo Luật của Quốc hội số 18/2000 ngày 09/06/2000 về việc sửa đổi một số điều của Luật ĐTNN tại Việt Nam. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 8% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

Với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 đến nay thì các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc các nhân nước ngoài nhận khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc giữ lại ở Việt Nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003).Điều này cũng đã thể hiện việc thực hiện

cam kết sau khi Việt Nam ký nhiều Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước trên thế giới, mà tính đến năm 2010 là trên 40 quốc gia (Phụ lục 7).

Ngoài ra, Công văn 12501/BTC–CST ngày 20-9-2010 của Bộ Tài chính quy định NĐTNN (không thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam) phải đóng thuế chuyển nhượng vốn theo dạng công ty không đại chúng với thuế suất 25%, còn với công ty đại chúng là 0,1%/doanh thu. Công văn đã tạo nên những bất cập trong cách tính thuế và cũng bị các NĐTNN kêu ca về việc đóng thuế với mức quá cao, dẫn đến việc hạn chế phần nào dòng vốn ngoại trong điều kiện TTCK chưa khởi sắc.

2.2.3 Chính sách tỷ giá

Cùng với những điều chỉnh cơ chế kiểm soát vốn thì chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng có những cải cách theo thời gian. Từ ngày 25/2/1999, NHNN bãi bỏ việc thông báo tỷ giá chính thức và thay bằng việc công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng với biên độ giao động. Theo đó, các NHTM được xác định tỷ giá mua bán đối với USD không vượt quá 0,1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó.

Giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 3/2009 biên độ tỷ giá có xu hướng tăng dần từ 0,25% lên 5%, trong thời gian này tỷ giá hối đoái cũng có sự biến động một chiều, tức là VND liên tục mất giá so với USD, đa mức độ mất giá không lớn và không đều. Việc tăng tỷ giá tham chiếu của chính phủ có tác động tích cực đối với nền kinh tế và là động thái tốt để thu hút các dòng vốn nước ngoài đặc biệt là các dòng vốn ngắn hạn chảy vào nhằm hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các dòng vốn này chỉ mang tính ngắn hạn và về lâu dài thì cần sự hỗ trợ từ một chính sách tỷ giá linh hoạt.

Ngày 25/11/2009, NHNN tuyên bố giảm biên độ tỷ giá từ 5% xuống 3% và biên độ này được giữ nguyên trong năm 2010. Nhưng cuối năm 2010, VND mất giá so với USD, trên thị trường tồn tại tình trạng hai giá. Thực tế cho thấy, từ năm

2008 – 2010, đồng VND đã mất giá tới 28% và vẫn xu hướng tiếp tục mất giá, tình trạng này đã tạo ra lo ngại lớn cho nhà đầu tư. Nếu vấn đề tỷ giá không được quản lý ổn định trong thời gian tới thì sẽ là lực cản trong thu hút dòng vốn từ nước ngoài. Ngày 11/02/2011 bên cạnh việc điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3%, NHNN cũng công bố giảm biên độ tỷ giá xuống còn 1%. Điều này được xem như là sự hợp thức hóa một mặt bằng tỷ giá đã hình thành chứ không phải phá giá hay làm VND mất giá.

Một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp Việt Nam hạn chế và sàng lọc nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế chưa hấp thu hiệu quả nguồn vốn vào. Đồng thời, chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ tạo cơ hội phát triển thị trường sản phẩm phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch thanh toán quốc tế và đầu tư nước ngoài.

2.2.4 Chính sách tiền tệ

Giai đoạn 2001 – 2005, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ với các công cụ như lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ để đạt cả hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Từ tháng 06/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung – cầu vốn trên thị trường trong từng thời kỳ. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại NHTM vá tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài.

Trước nguy cơ lạm phát năm 2004 - 2005, NHNN quyết định tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi nội tệ từ 2% ủến 4%, từ 4% leõn 8% cho tiền gửi ngoại tệ ngắn hạn, Đồng thời siết chặt và duy trì mức tín dụng ở mức 25%. Điều này đưa đến kết quả

đáng khích lệ là tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt 8,43%, cao nhất so với 8 năm trước, so với khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được áp dụng năm 2006, đã giúp CPI giảm so với 2 năm trước còn 7,7%. Từ ngày 01/03/2007, NHNN đã chính thức thực hiện bỏ qui định về trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD. Để hạn chế lạm phát, NHNN ban hành Chỉ thị 03/2007 ngày 28/5/2007, yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng. Tháng 6/2007, NHNN công bố QĐ1141 về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho cả nội tệ và ngoại tệ, trong đó: từ 5% lên 10% với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ dưới 12 tháng bằng VND (riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 8%); tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng; từ 2% lên 4% với tiền gửi cả nội và ngoại tệ kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng. Đồng thời, NHNN còn tung 144.000 tỷ đồng để mua vào 9 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối. Tháng 11/2007, cầu VND đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 17%/năm. NHNN vào cuộc, bơm thêm hơn 10.000 tỉ đồng vào thị trường, lãi suất dần hạ về 8%/năm, nhưng lạm phát cũng tăng lên 12,63%. Có thể nói, điều hành CSTT năm 2007 về cơ bản, đạt đuợc mục tiêu đặt ra là ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Song việc điều hành CSTT đã phải đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động. Trong đó, thách thức lớn nhất năm 2007, đóđlà dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều (Thống kê cho thấy, doanh số phát sinh tiền gửi tại các NHTM thì có khoảng 13 tỷ USD của người không cư trú được chuyển cho người cư trú với mục đích đầu tư vào TTCK, đầu tư vào bất động sản và chi tiêu các nhu cầu tiêu dùng khác trong nước).

Năm 2008, chứng kiến nhiều sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Đầu tháng 2/2008, NHNN đã tăng thêm 1% tiền gửi dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi

phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn (trước đây, chỉ có tiền gửi dưới 24 tháng mới phải dự trữ bắt buộc). Áp lực lạm phát, dẫn đến sự điều chỉnh tăng một số lãi suất chủ chốt của NHNN ngay từ đầu năm 2008, cụ thể lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm lên 6%/năm. Liền sau đó, lãi suất huy động liên tục tăng, chỉ trong 2 tháng, đã phá các đỉnh 10%, 12%, 14%, còn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng có lúc lên tới 43%/năm. Ngày 13/02/2008, NHNN lại ra Quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu bằng tiền đồng trị giá 20.300 tỷ VND, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm, dưới hình thức bắt buộc 41 ngân hàng thương mại cổ phần mua vào ngày 17/3. Có lẽ chính biện pháp này của chính phủ đã gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối năm 2007 và càng châm ngòi cho cuộc đua lãi suất đang nóng của các NHTM. Ngày 27/02/2008, NHNN phải ra công điện số 02/CĐ-NHNN yêu cầu các ngân hàng đưa lãi suất về 12%/năm. Thế nhưng, mệnh lệnh mang tính hành chính này chỉ có tác dụng ngắn hạn, bởi càc NHTM thiếu vốn vẫn tìm cách xé rào. Chỉ trong vòng một tuần cuối tháng 2/2008 NHNN đã bơm 33.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở để đáp ứng khả năng thanh toán cho các NHTM và nhằm hạ nhiệt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Ngày 16/05/2008, viện dẫn điều 476 - Bộ luật dân sự7, NHNN có Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN theo đó lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố.

Trong hai tháng 5 và 6/2008 với hai lần điều chỉnh tăng các lãi suất chủ chốt, đã đẩy lãi suất huy động phổ biến của các NHTM lên 18 – 19%, trong khi đó lãi suất cho vay chạm trần 21%, thậm chí nhiều ngân hàng còn tìm cách vượt trần bằng

7 “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.

những khoản phí áp dụng cho các hợp đồng tín dụng. Bên cạnh ảnh hưởng của khủng hoảng, thì mặt bằng lãi suất cao đó càng đẩy TTCK vào thế khó khăn, dẫn đến dòng vốn FPI đảo chiều, chảy ngược ra nước ngoài, và trạng thái ngoại hối từ dương chuyển sang âm.Những tháng cuối năm 2008, để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm phát vẫn diễn ra ở Việt Nam tháng 9, NHNN phải tiếp tục áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thị trường như liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; nâng lãi suất tín phiếu bắt buộc; trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND.

Đến ngày 23/01/2009, lãi suất cơ bản còn 7%. Cùng với chính sách duy trì lãi suất thấp, Chính phủ cũng công bố một gói hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD theo phương thức bù 4% lãi suất đi vay cho doanh nghiệp. Sau 10 tháng duy trì ổn định, ngày 1/12/2009, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ kết hợp tài khóa tiếp tục được thực hiện trong năm 2009, mà chủ yếu tập trung vào các giải pháp kích thích đầu tư, tiêu dùng như gói kích thích kinh tế trị giá 6 tỷ USD tương đương 7% GDP đã được bổ sung vào hệ thống tài chính; chính sách duy trì lãi suất thấp cùng với gói hỗ trợ lãi suất 4%;

nâng lương tối thiểu… Những giải pháp nhằm nới lỏng tiền tệ này tuy đã giúp Việt Nam lấy lại đã tăng trưởng khi kết thúc năm 2009, nhưng chưa thể kéo dòng vốn nước ngoài tăng cao bởi những ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn còn lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Ngay từ đầu năm 2010, chính phủ đã thực hiện các giải pháp kiểm sốt chặt chẽ thị trường vàng như đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngồi; ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng và phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Ngoài ra, NHNNđđã thực hiện tăng lượng tiền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)