Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH VAR
1.1 LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1.3. Một số quan điểm về nguyên nhân lạm phát
Về cơ bản giá cả hàng hoá là sự cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá, do đó sự tăng lên về giá của hàng hoá có thể bắt nguồn từ sự tăng lên của tổng cầu hoặc tổng cung hoặc cũng có thể từ cả hai phía này tạo ra. Nếu giá cả tăng lên bắt nguồn từ phía cầu nhanh hơn phía cung thì gọi là lạm phát cầu kéo (Demand pull inflation); ngược lại nếu giá tăng lên do chi phí đầu vào ở các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tăng lên (như: lãi suất vay vốn, chi phí xăng dầu, thuế, lương nhân viên…) làm cho tổng cung bị sụt giảm, hàng hoá thiếu hụt và làm cho giá cả hàng hoá tăng lên thì gọi là lạm phát chi phí đẩy (Cost push inflation).
Các nhà kinh tế học tiếp cận nhiều cách khác nhau về chủ đề lạm phát và mỗi nhóm có luận cứ riêng của mình để giải thích cho nguyên nhân tác động làm cho giá hàng hoá tăng lên. Tựu trung lại có các quan điểm sau đây:
1.1.3.1 Quan điểm lạm phát cầu kéo (Hay cầu dư thừa tổng quát)
Lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng vượt mức cung hàng hoá của xã hội, dẫn đến áp lực tăng giá cả. Khi tổng cầu tăng, tức có nhiều người mua và sẵn sàng mua hàng hoá, trong khi đó lượng cung không
tăng hoặc tăng ít hơn dẫn đến trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá.
Theo quy luật cung cầu thì giá cả thị trường sẽ tăng lên, tức xuất hiện lạm phát.
Chúng ta có thể giải thích qua mô hình tổng cầu (AD) và tổng cung(AS) như sau: Khi có sự gia tăng một thành tố nào đó trong tổng chi tiêu, dẫn đến sự gia tăng tổng cầu làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD0 đến AD1, làm cho mức giá tăng lên từ P0 đến P1, và lạm phát xảy ra. (tổng cầu (AD) = chi tiêu hộ gia đình (C) + chi tiêu chính phủ (G) + đầu tư (I) + xuất nhập khẩu ròng (XM)). Tổng cầu tăng lên bởi một số nguyên nhân:
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên, tăng đầu tư của chính phủ
- Tiêu dùng các hộ gia đình tăng hoặc đầu tư khu vực tư nhân tăng - Xuất khẩu ròng tăng trong nền kinh tế mở
AS0
AD0
Y0 Y1 Y
P0
P1
P
AD1
0
Nguồn: Trích Mankiw, 2003 Hình 1-1: Lạm phát cầu kéo qua mô hình tổng cung, tổng cầu
Lạm phát hình thành khi có sự thay đổi mạnh mẽ trong tiêu dùng hoặc đầu tư.
Chẳng hạn khi có làn sóng mua sắm mới diễn ra thì giá các hàng hoá này sẽ tăng, làm cho lạm phát tăng lên hoặc ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng biến động trong nhu cầu đầu tư, sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư, hay việc tăng đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng cũng như các công trình công cộng khác làm cho tổng cầu tăng và dẫn đến giá cả hàng hoá tăng, hay lạm phát tăng.
1.1.3.2 Quan điểm lạm phát chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi đường tổng cung (AS) dịch chuyển sang trái (AS0 đến AS1) do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn năng suất lao động. Các loại chi phí có thể gây ra lạm phát chi phí đẩy là tiền lương, thuế gián thu, lãi suất và giá nguyên liệu nhập khẩu. Lạm phát chi phí đẩy trong nền kinh tế thường xảy ra khi tiền lương tăng trước mà chưa có sự gia tăng của năng suất lao động hay mức giá chung. Một khi tiền lương nhân công lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá, nếu họ làm được điều này thì lạm phát sẽ gia tăng.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời tới tất cả các nhà sản xuất (chẳng hạn thuế nhập khẩu) thì cũng có thể gây ra lạm phát vì nó tác động trực tiếp đến giá hàng hoá. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ bên ngoài mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của chúng sẽ tác động mạnh đến lạm phát trong nước.
Những yếu tố trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có gây tác động tổng hợp làm cho lạm phát gia tăng. Khi đó các doanh nghiệp sẽ đối phó lại bằng cách tăng giá cả hàng hoá để đảm bảo lợi nhuận và lạm phát xuất hiện mặc dù cầu về sản phẩm của họ không tăng.
AS0
AS1
AD
Y0
Y1 Y
P0
P1
P
0
Nguồn: Trích Mankiw, 2003 Hình 1-2: Lạm phát chi phí đẩy qua mô hình tổng cung tổng cầu
1.1.3.3 Quan điểm lạm phát tiền tệ:
Lạm phát tiền tệ là lạm phát do lượng tiền trong lưu thông tăng lên, chẳng hạn ngân hàng trung ương đưa lượng tiền lớn để mua ngoại tệ nhằm tránh đi sự mất giá của đồng nội tệ trong nước, hoặc cũng có thể đưa lượng tiền lớn vào thị trường để kích cầu nền kinh tế sau một thời gian suy giảm. Hoặc lượng tiền tăng lên cũng có thể do tăng chi tiêu và đầu tư của chính phủ, hay tài trợ cho các khoảng thâm hụt ngân sách…, từ đó gây áp lực cho lạm phát tăng cao. Chúng ta có thể lý giải vấn đề này theo 2 lý thuyết sau:
Lý thuyết định lƣợng về tiền:
Gọi M là khối lượng tiền V là vòng quay của tiền P là mức giá chung T là khối lượng giao dịch
Theo các nhà kinh tế học về thuyết lượng tiền thì chúng ta có phương trình trao đổi như sau:
MV = PT (1.6) Với giả thuyết T bằng với sản lượng Y của nền kinh tế và đường tổng cung (AS) được giả định là cho trước và ở mức toàn dụng hay sản lượng đang ở trạng thái cân bằng dài hạn.
AS = Y (1.7)
Với Y là sản lượng thực được cho bởi hàm sản xuất trong dài hạn, khi đó tổng cầu AD được xác định
AD =(MV/P) (1.8)
Cân bằng trong thị trường hàng hoá và dịch vụ xảy ra khi AS = AD, do đó ta có:
MV = PY (1.9)
Biến đổi phương trình (1.9) ta được phương trình sau:
lnM + lnV = lnP + lnY (1.10)
% thay đổi M + % thay đổi V = % thay đổi P + % thay đổi Y (1.11)
% thay đổi P = % thay đổi M + % thay đổi V - % thay đổi Y (1.12) Theo các nhà kinh tế học tân cổ điển thì V là một hằng số không đổi trong ngắn hạn (do yếu tố tài chính thì V trong ngắn hạn không thay đổi ngay được), và Fisher đưa thêm giả định trong dài hạn Y là không đổi thì theo lý thuyết lượng tiền điều gì sẽ xảy ra một khi có sự thay đổi của cung tiền. Như vậy, giả định tốc độ lưu thông tiền tệ là không đổi thì bất cứ sự gia tăng nào của cung tiền sẽ dẫn đến sự gia tăng của GDP danh nghĩa. Vì các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định mức GDP thực tế và xem GDP thực tế không đổi nên mọi sự thay đổi GDP danh nghĩa thể hiện ở sự thay đổi mức giá. Vì vậy lý thuyết này cho rằng giá cả tỷ lệ thuận với cung tiền.
Lý thuyết ảnh hưởng khoảng chênh lệch sản lượng lên tỷ lệ lạm phát:
Xét chính sách tiền tệ qua mô hình tổng cung tổng cầu như sau:
P1 P2 P3
Y* Y’ Y
P
0
AD1
AD3
AS1 AS2
AS3 AD2
1 1' 2 2'
3
Nguồn: Trích Mankiw, 2003 Hình 1-3: Mô hình tổng cung – tổng cầu
Trong đó:
AD là tổng cầu; AS là tổng cung
Y là sản lượng thực tế ; Y* là sản lưởng tiềm năng P là mức giá
Chính sách tiền tệ sẽ tác động đến tăng trưởng nền kinh tế thông qua các kênh lan truyền như: tiêu dùng, đầu tư hay xuất nhập khẩu. Nếu mở rộng trên các kênh này thì tổng cầu sẽ tăng, do đó sản lượng Y tăng. Ngược lại nếu thu hẹp tiền tệ thì tổng cầu giảm và sản lượng Y giảm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì mở rộng tiền tệ làm tăng trưởng kinh tế nhưng trong dài hạn thì sẽ tạo áp lực tăng giá hàng hoá và gây ra lạm phát. Cụ thể:
Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng tại điểm (1) với mức giá P1 và sản lượng tiềm năng Y*. Khi ngân hàng trung ương thực hiện mở rộng chính sách tiền tệ (tăng tín dụng, giảm lãi suất) dẫn đến đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu ròng gia tăng nên làm cho tổng cầu tăng và đường tổng cầu AD1 được dịch chuyển sang phải AD2, điểm cân bằng mới của thị trường lúc này là điểm (1’) với mức sản lượng Y’ (Y’>Y*) và mức giá P’(P’>P1). Tuy nhiên trong dài hạn, khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Y’>Y*), vì các nguồn lực sản xuất đã được sử dụng vượt mức nền kinh tế thực có, do đó tiền lương và chi phí sản xuất sẽ tăng lên làm cho đường tổng cung AS1 dịch chuyển sang trái AS2, và điểm cân bằng mới lúc này là (2) và sản lượng quay trở về sản lượng tiềm năng Y*, nhưng mức giá lúc này là P2 (P2>P1). Nếu chính sách tiền tệ cứ tiếp tục nới lỏng thì đường tổng cầu AD sẽ tiếp tục dịch chuyển sang phải và đường tổng cung AS cũng tiếp tục dịch chuyển sang trái và kéo theo là giá hàng hoá tăng cao.
Như vậy có thể thấy, khi sản lượng đạt được sản lượng tiềm năng, ngân hàng trung ương thực hiện mở rộng chính sách tiền tệ, làm cho sản lượng gia tăng vượt mức sản lượng tiềm năng. Điều này trong ngắn hạn có thể tạo tăng trưởng kinh tế, nhưng trong dài hạn thì sẽ tạo áp lực cho tăng giá hàng hoá và gây sức ép cho lạm phát gia tăng.
1.1.3.4 Quan điểm lạm phát do yếu tố kỳ vọng:
Những năm 1970 trở lại đây, các nhà kinh tế học như: Robert E. Lucas; Thomas J. Sargent; Neil Wallace thì cho rằng lạm phát chịu tác động nhiều bởi yếu tố kỳ vọng. Hàm ý rằng, người ta có thể dự đoán lạm phát trong những năm tới bằng với
lạm phát của năm vừa qua hoặc trung bình của vài năm gần với hiện tại. Nếu dự đoán như vậy gọi là kỳ vọng thích nghi. Nhưng họ cũng có thể không dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai mà còn sử dụng những thông tin hiện tại để giúp mình dự đoán cho giai đoạn kế tiếp, với cách này, các nhà kinh tế học gọi là kỳ vọng hợp lý.
Các nhà kinh tế thuộc quan điểm này cho rằng: Nếu thông tin là đầy đủ thì việc tăng cung tiền sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng thực ngay cả trong ngắn hạn bởi vì giá cả cũng tăng lên theo kỳ vọng của dân chúng. Ví dụ, các nhà quản lý thông báo sẽ tăng cung tiền thì lập tức người dân sẽ dự báo giá cả hàng hoá sẽ tăng theo cho dù dữ kiện trong quá khứ cho thấy giá cả đang có xu hướng giảm.
Nhóm các nhà kinh tế trên cũng nêu lên nếu người dân không biết được thông tin về cung tiền sẽ tăng mà các nhà chức trách đã âm thầm làm việc này, thì sự thâm hụt ngân sách là một dấu hiệu tích cực để người dân có thể tiên đoán cho lạm phát.
Nếu thâm hụt ngân sách triền miên được tồn tại thì phải có sự tài trợ từ phía ngân hàng trung ương đồng nghĩa với việc cung tiền được mở rộng để bù đắp cho khoảng thâm hụt ngân sách đó, điều này cũng rất phù hợp cho việc đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư công và công nghiệp hoá của nhà nước khi mà thị trường vốn còn eo hẹp. Do vậy nguyên nhân gây lạm phát ở đây không phải là cung tiền mà là do thâm hụt ngân sách của chính phủ tạo ra, hay khác hơn yếu tố kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong chiều hướng lạm phát của nền kinh tế.
Trên đây là một số quan điểm của các trường phái kinh tế học bàn về lạm phát.
Mỗi quan điểm có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng tất cả cũng đã nêu lên được các vấn đề hết sức phức tạp của lạm phát trong nền kinh tế.