Năm 1986, Đại hội Đảng VI diễn ra và xác định rõ phải thay đổi hướng đi cho nền kinh tế, bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thừa nhận kinh tế tư nhân. Đồng thời Chính phủ ban hành hàng loạt các quyết định hỗ trợ cho việc đổi mới kinh tế, cụ thể: xoá bỏ quan liêu bao cấp không chỉ với lĩnh vực đời sống mà còn với lĩnh vực sản xuất, phân phối nguồn lực, trao quyền tự chủ cho xí nghiệp quốc doanh, xoá bỏ ngăn sông cấm chợ với thị trường trong nước và bước đầu với thị trường ngoài nước (Phạm Minh Chánh và cộng sự, 2009, trang 95, [10]). Không lâu sau khi đổi mới, nền kinh tế đón nhận những dấu hiệu cải thiện tích cực, dường như tất cả sự dồn nén bấy lâu nay được cởi bỏ, tâm lý hứng khởi đến với mọi người, mọi nhà trong việc sản xuất hàng hoá, nên nhà nhà đua nhau sản xuất, người dân tăng gia sản xuất rầm rộ khắp nơi, sản phẩm hàng hoá được làm ra tăng nhanh, lưu thông hàng hoá diễn ra mạnh mẽ, và tình trạng loạn giá được chấm dứt, lạm phát phi mã trước đó cũng được chặn đứng và nền kinh tế Việt Nam bắt đầu sang trang.
Cùng thời gian này, thách thức đặt ra đối với các nhà quản lý cũng như các học giả kinh tế là hoạch định các chính sách hỗ trợ vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Từ đó các nhà chức trách cùng các nhà khoa học kinh tế quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố vĩ mô tác động đến nền kinh tế. Một trong các yếu tố đó là lạm phát, nó được đề cập đến nhiều hơn mỗi khi có sự biến động về giá hàng hoá trong thị trường (Vì trước đổi mới, nền kinh tế được quản lý và vận hành theo cơ chế giá tập trung, giá cả được quản lý toàn diện, không do thị trường vận hành và do vậy không có cơ sở cho sự lo ngại về giá cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, thất nghiệp, tăng trưởng…). Bởi thế mà số liệu về lạm phát được thống kê ghi nhận thường xuyên hơn nhằm hỗ trợ cho việc phân tích và tìm kiếm giải pháp
cho việc hạn chế lạm phát tăng cao. Số liệu về diễn biến lạm phát trong thời kỳ đổi mới đến 2012 được mô tả như sau:
Bảng 2-1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1987 – 2012 Năm Lạm phát
(%)
Tăng trưởng
(%) Năm Lạm phát
(%)
Tăng trưởng (%)
1987 223,10 3,63 2000 -0,60 8,40
1988 393,80 6,01 2001 0,80 8,20
1989 34,70 4,68 2002 4,00 8,47
1990 67,10 5,10 2003 3,10 6,23
1991 67,50 5,80 2004 9,50 7,80
1992 17,50 8,60 2005 8,50 8,40
1993 5,20 8,10 2006 6,60 8,20
1994 11,40 8,80 2007 12,63 8,47
1995 12,70 9,60 2008 19,89 6,23
1996 4,50 9,30 2009 6,88 5,32
1997 3,60 8,80 2010 9,21 6,78
1998 9,20 6,10 2011 18,68 5,89
1999 0,10 7,80 2012 6,81 5,03
Nguồn: Tổng cục thống kê, NGTK thế kỷ 20 và các năm 2004, 2008, 2012 Căn cứ vào xu hướng biến động của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở bảng 2-1, luận văn phân kỳ diễn biến lạm phát thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn bắt đầu đổi mới đến 1991 là giai đoạn lạm phát cao. Đặc biệt các năm 1986, 1987, 1988 là những năm xảy ra siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát tăng lên 3 con số, với những hậu quả khôn lường, đời sống của đại bộ phận dân cư bị suy giảm nghiêm trọng.
Giai đoạn 1992 – 1998 là giai đoạn có nền kinh tế ổn định và phát triển.
Thời kỳ này, Chính phủ có những thành công đáng khích lệ trong việc điều hành chính sách kinh tế, lạm phát được kiểm soát và kinh tế tăng trưởng cao.
Giai đoạn 1999-2003 là giai đoạn thiểu phát. Giai đoạn này, nước ta đối mặt với tình hình thiểu phát đi cùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Giai đoạn 2004 – 2012 là giai đoạn lạm phát cáo đi kèm có tính chu kỳ của lạm phát.
2.1.1 Giai đoạn 1990 – 1991:
Số liệu thống kê trong bảng 2-1 cho thấy, trong thập niên 80 lạm phát phi mã đã diễn ra và hàng loạt các chính sách được vận dụng như: cắt giảm in tiền, tự do hoá kinh tế, … để đẩy lùi lạm phát. Song song với các chính sách đó là hoạt động tăng gia sản xuất của nhân dân diễn ra mạnh mẽ, kết quả năm 1988 lạm phát là 393,89%
giảm xuống còn 67,1% năm 1990, thực tế đó tạo cho công chúng có tâm lý tin tưởng vào một chính sách kinh tế mới mẻ và tươi sáng hơn. Do vậy, người dân không còn tích trữ hàng hoá, vàng hay đô la nữa mà bắt đầu có sự tích luỹ tiền đồng trong nước, và tình trạng xuất khẩu được cải thiện. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn chưa ổn định, lạm phát vẫn còn ở mức cao 67%. Chính phủ đã đẩy mạnh việc thực thi nhiều chính sách kinh tế khác nhau để bù đắp những tác động tiêu cực từ lãi suất, vì vậy tỷ lệ lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm (1992 lạm phát 17,5%) và tăng trưởng kinh tế đã tăng lên. Và đặc biệt hơn là Việt Nam đã có xuất khẩu dầu thô trong giai đoạn này.
2.1.2 Giai đoạn 1992 – 1998:
Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn này tương đối tốt, tăng trưởng cao. Tự do hoá thương mại và nguồn vốn vào trong nước đã giúp tháo gỡ những vấn đề về cán cân thanh toán và thâm hụt ngân sách.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô giai đoạn này cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho thâm hụt ngân sách và giảm sức ép tài trợ cho ngân sách nhà nước, giảm áp lực lên lạm phát, kết quả là lạm phát giảm xuống còn 17,5% năm 1992 và 12,7% năm 1995.
Đồng thời tăng trưởng thời kỳ này cũng ổn định khoảng 7,6%. Kết quả đạt được trên là thành tựu to lớn của Việt Nam trong điều hành kinh tế và tạo bước khởi đầu cho hội nhập ASEAN và quốc tế.
Những năm 1995, chứng kiến khủng hoảng châu Á nổ ra năm 1997 và hệ quả là giá cả thế giới và tổng cầu hàng hoá giảm mạnh. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến này nên tốc độ tăng trưởng giảm và có chiều hướng suy thoái vào năm 1999. Tuy nhiên Việt Nam không phải là quốc gia có tự do hoá hoàn toàn nên các kênh lan truyền khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế có độ trễ hơn so với các nước trong khu vực.
2.1.3 Giai đoạn 1999 – 2003:
Lạm phát thời kỳ này được đánh dấu ở mức thấp và thậm chí còn giảm phát nhẹ vào năm 2000 với tỷ lệ lạm phát -0,6%, và lãi suất cơ bản được áp dụng thay thế trần lãi suất cho vay vào tháng 8/2000 tạo cơ chế thông thoáng hơn cho hỗ trợ nguồn vốn nhằm mục đích phục hồi kinh tế.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NGTK thế kỷ 20 và các năm 2004, 2008, 2012 Hình 2-1: Tỷ trọng đầu tƣ trong GDP của Việt Nam 1990 – 2012 (%)
Để ngăn chặn chiều hướng suy thoái của nền kinh tế giai đoạn 1999 - 2000, Chính phủ nỗ lực bằng việc kích cầu nền kinh tế thông qua đầu tư. Kết quả chương trình này là đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1995 đầu tư công chiếm 42% trong tổng đầu tư xã hội thì năm 2001 tỷ lệ này tăng trên 59%.
Hơn nữa, đầu tư tăng nhanh còn thể hiện qua tỷ trọng đầu tư so GDP, năm 1990 tỷ lệ này là 18,09% thì năm 2004 đã là 40,68%, và năm 2007 là 46,53%. Chính sự tăng lên của đầu tư, tăng trưởng của Việt Nam đã được khôi phục nhưng đồng thời
cũng tạo cho áp lực tăng giá hàng hoá. Do đó có nhiều nhận định sự tăng lên của tỷ trọng đầu tư ngày càng nhiều và kéo dài đã tạo ra giả thuyết rằng đây là nguyên nhân ban đầu và khơi nguồn cho lạm phát những năm sau (hình 2-1).
2.1.4 Giai đoạn 2004 – 2012:
Sau giai đoạn ổn định ở mức thấp, lạm phát bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 9,5%
vào năm 2004 vượt mục tiêu kiểm soát 6% mà Chính phủ đề ra. Kết hợp khủng hoảng châu Á đã đi qua, tổng cầu bắt đầu phục hồi, tổng cầu gia tăng cùng với sự gia tăng tiền lương danh nghĩa ở khu vực nhà nước và khu vực FDI trong năm 2003 tác động làm cho lạm phát tăng nhẹ, giá các hàng hoá lương thực tăng 15,5%, nhóm hàng phi lương thực tăng 5,2% trong năm 2004 (Nguyễn Đức Thành, 2011, trang 159, [6]). Chính sự gia tăng của tổng cầu cộng thêm gia tăng của các nhóm hàng hoá, kết hợp cú sốc từ dịch cúm gia cầm cùng thời điểm đó đã tạo cơ hội cho lạm phát tăng mạnh lên 9,5% trong năm 2004 (lạm phát năm 2003 là 3,1%).
Nguồn : Tổng cục thống kê GSO và ADB: Key Indicaters for Asia 2013 Hình 2-2: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền so năm trước từ 2000 – 2012 (%)
Trước tình hình đó, lo lắng lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất và giữ cố định tỷ giá. Nhưng các giải pháp giai đoạn này không cho hiệu quả nhiều so với các năm 2000 – 2003, lạm phát sau khi giảm nhẹ vào năm 2006 đã bắt đầu tăng trở lại vào 2007 là 12,63% và tăng mạnh vào năm 2008 là 19,89%. Cũng trong năm 2007, Việt Nam chính thức gia
nhập WTO và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài tràn vào làm cung tiền tăng mạnh, đẩy giá chứng khoán và giá tài sản khác (đặc biệt là bất động sản) lên cao chóng mặt, làm cho cung tiền tăng mạnh vào năm 2007 và đây được xem là nguyên nhân chính gây lạm phát cho năm 2008 và được mô tả trong hình 2-2.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm giúp Việt Nam đảo ngược xu thế tăng giá trong năm 2008 và lạm phát được giảm xuống mức 6,88% trong năm 2009. Nhưng ngay sau đó, lạm phát tăng trở lại vào năm 2010 là 9,21% và tăng mạnh năm 2011 là 18,68%. Theo thống kê, trong năm 2011 có tới 5/11 nhóm hàng hoá trong rổ tăng giá mạnh từ 12% đến 20% so tháng 12 năm trước, đặc biệt là tăng giá hàng hoá ở các thành phố lớn. Lúc này, Chính phủ phải thực thi các chính sách kinh tế như tăng tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng, hỗ trợ bình ổn giá hàng hoá, giảm lãi suất huy động … và lạm phát quay trở lại năm 2012 là 6,81%.
Trong năm 2012, Chính phủ đã thực hiện rất tốt công việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên khi đánh giá kết quả này, nhiều chuyên gia nhận định lo lắng về sự biến động thất thường của lạm phát. Theo ông Nguyễn Thạc Hoát cảnh báo: “Nhà nước phải trả giá bằng việc giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá và kiểm soát và chưa hỗ trợ cải thiện tổng cầu nền kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn, thất nghiệp tăng”[16]. Cũng đồng tình với quan điểm về sự bất thường của lạm phát nêu trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: “Lạm phát thấp nhưng lo nhiều hơn mừng, bởi giá giảm không phải vì năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua suy kiệt”[16]. Lạm phát năm 2011 thể hiện rõ gồm lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo, việc tung lượng tiền khá lớn vào lưu thông cộng với đầu tư công tăng làm nhu cầu về nguyên vật liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng, tạo cơ hội cho lạm phát bùng nổ. Và đây cũng là vấn đề mà thời gian tới chúng ta cũng rất quan tâm, phải nhìn nhận một cách khách quan về nguyên nhân của lạm phát trong những năm qua và như vậy mới có một chính sách hợp lý trong việc ổn định lạm phát. Theo bà Ngô Thị Ánh Dương nhận định về nguyên nhân gây lạm phát: “Mục tiêu thời gian tới vẫn là kiềm chế lạm phát của
Chính phủ, nhưng về lâu dài phải nhìn nhận nguyên nhân một cách căn cơ để việc kiềm chế lạm phát mang tính lâu dài và ổn định chứ không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”.[16]