NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam (Trang 43 - 55)

Theo số liệu thống kê cho thấy giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng rất tốt, giai đoạn thực hiện đổi mới bắt đầu phát huy tác dụng, tự do thương mại giúp nhà nước tháo gỡ được nguồn vốn, cải thiện thâm hụt ngân sách. Mặc dù nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể nhưng lạm phát vẫn là nguy cơ tiềm ẩn, và một khi lạm phát xảy ra thì nó ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế. Việc xem xét tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lạm phát khá phức tạp và phụ thuộc vào từng giai đoạn kinh tế. Sau đây là một số nguyên nhân được xem là cơ bản gây ra lạm phát trong thời gian qua:

2.2.1 Đầu tƣ công kém hiệu quả:

Lạm phát cao cứ qua đi rồi trở lại rất nhanh, tại sao là như thế? Với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tăng trưởng, Chính phủ tập trung vào đầu tư, lượng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, đặc biệt là vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh mẽ cho lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng lại thiếu đi việc kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn, đây sẽ là một trong các nhân tố đóng góp rất nhiều cho sự biến động của lạm phát.

Để hỗ trợ cho tăng trưởng theo mục tiêu đề ra, Chính phủ thực hiện kế hoạch đầu tư rất nhiều và thực sự đầu tư công đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Song việc đầu tư công mạnh mẽ nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, điều này đã làm cho lượng tiền tăng nhanh và được tích luỹ khá lâu, làm cho tốc độ tăng lượng tiền nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng sản xuất, tạo cơ hội cho giá cả hàng hoá tăng cao và gây ra lạm phát. Bên cạnh đó, khi tăng đầu tư cũng đồng nghĩa nhu cầu chi tiêu tăng, làm cho tổng cầu tăng mạnh, trong khi cung chưa đáp ứng kịp do năng suất lao động thấp, từ đó tạo áp lực cho giá hàng hoá tăng cao.

Chúng ta hãy xem xét vấn đề hiệu quả đầu tư công gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là tác động đến lạm phát gần đây qua một số điểm như sau:

Nguồn : Tổng cục Thống kê, NGTK thế kỷ 20, và 2004, 2008, 2012 Hình 2-3: Cơ cấu vốn đầu tƣ: ĐTNN, ĐTTN, FDI trong tổng đầu tƣ xã hội (%)

Thứ nhất, đầu tư công đóng vai trò như là người dẫn đường cho các thành phần đầu tư khác trong xã hội, do đó nó phải có tỷ trọng nhỏ trong tổng đầu tư. Nhưng theo số liệu thống kê (hình 2-3) về vốn đầu tư của Việt nam hiện nay, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội (đầu tư công chiếm gần 50%, đầu tư tư nhân chiếm khoảng 30% và đầu tư FDI chiếm 20% trong tổng đầu tư toàn xã hội), trong khi đó sự đóng góp cho tăng trưởng là rất thấp (đầu tư công đóng góp khoảng 30%, đầu tư tư nhân đóng góp 48% và FDI đóng góp 22% trong GDP).

Điều đó cho thấy lượng tiền lớn của đầu tư công chỉ mang lại một ít hiệu quả, kết hợp năng suất lao động thấp làm cho tốc độ tăng của sản phẩm hàng hoá thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng lượng vốn đầu tư, dẫn đến tạo áp lực lớn cho tăng giá sản phẩm hàng hoá của khối nhà nước, từ đó kéo theo giá các hàng hoá trong xã hội tăng theo và gây áp lực cho lạm phát. Đồng quan điểm này, một số chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định về hiệu quả của đầu tư công: Chúng ta đang bỏ ra 8 đồng cho đầu tư công để tăng 1 đồng GDP [18], hay nhận định tại hội thảo báo cáo kinh tế sau 5 năm gia nhập WTO vào ngày 03/4/2013 của Võ Trí Thành “8 tỉ USD đổi 1%

GDP tăng trưởng: quá đắt”[17]. Điều này càng cho thấy việc đầu tư nhiều và chưa hợp lý, kết hợp tình trạng tham nhũng khắp nơi đã minh chứng cho hiệu quả đầu tư

công mang lại là vô cùng thấp, dẫn đến tình trạng lượng vốn lớn đưa vào lưu thông được tích luỹ và tồn đọng ở các dự án, công trường khá lâu và gây áp lực cho lạm phát tăng cao.

Thứ hai, việc đầu tư công mang lại hiệu quả thấp gây áp lực cho lạm phát còn thể hiện qua kế hoạch đầu tư mang tính dàn trải, và phân bổ vốn chưa hợp lý. Theo báo cáo tại Hội thảo kinh tế mùa Xuân năm 2012 đề cập đến việc đầu tư trên diện rộng trong thời gian qua: Trong sáu tháng đầu năm 2010 Việt Nam đã có 22.497 dự án (trong năm 2010 có khoảng 25.000 dự án) đang thực hiện đầu tư, với số vốn thực hiện khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Như vậy, mỗi tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có khoảng gần 400 dự án, mỗi dự án được phân bổ trung bình khoảng 7 tỷ đồng và trung bình hơn 3 năm mới hoàn thành một dự án (Nguyễn Đình Cung, 2012,[5]). Với thời gian thực hiện các dự án như vậy, chúng ta chưa nói đến có thể thu hồi vốn được hay không mà trong việc phân bổ vốn cho các dự án lớn nhỏ đã thấy đây là một việc làm hết sức khó khăn. Điều đó đã dẫn đến tình trạng thiếu và thừa vốn, gây cho đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu bổ sung cho nhau giữa các dự án đầu tư. Sự phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý là một trong số các nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư, gây ra công trình dở dang vì thiếu vốn khắp nơi (dự án cảng Cái Mép, cảng Vũng Rô, cảng Vân Phong…) gây lãng phí và kém hiệu quả. Tình trạng đường tốt, cầu xấu, có cảng nhưng không có đường vào cảng, có cầu nhưng chưa có đường lên cầu,.. không phải là hiện tượng cá biệt mà đã kéo dài nhiều năm qua, gây ảnh hưởng nặng cho nền kinh tế.

Thứ ba, sự thiên lệch trong việc phân bổ nguồn vốn ở khu vực doanh nghiệp đã gây thất thoát lượng lớn vốn đầu tư, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, và tạo cơ hội cho lạm phát tăng cao. Đặc biệt là sự thất thoát từ các doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước bảo lãnh cho vay vốn để thực hiện các kế hoạch nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình. Câu chuyện của Vinashin, Vinalines là bài học đắt giá cho việc làm đó và hậu quả để lại cho nền kinh tế là không thể diễn tả được.

Thứ tư, đầu tư công kém hiệu quả còn được thể hiện qua chỉ số ICOR từ 1995 – 2012 trong bảng 2-2 và so sánh với các nước khác vùng Đông, và Đông Nam Á,

qua đó cho thấy đầu tư không đúng hướng, kém hiệu quả trong thời gian dài là cơ sở cho lạm phát tăng cao.

Bảng 2-2: Hệ số ICOR và tỷ lệ Đầu tƣ/GDP của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 Năm ICOR

%

Đầu tƣ/GDP

% Năm ICOR

%

Đầu tƣ/GDP

%

1995 3,1 31,68 2004 4,9 40,68

1996 3,2 32,15 2005 4,7 40,89

1997 3,8 34,57 2006 5,0 41,54

1998 4,7 32,46 2007 5,5 46,53

1999 5,5 32,81 2008 7,8 41,53

2000 4,8 34,24 2009 8,8 42,75

2001 4,9 35,43 2010 5,7 41,92

2002 5,0 37,36 2011 5,9 34,63

2003 5,1 39,01 2012 6,7 30,48

Nguồn : NHNN và Tổng cục Thống kê:GSO

Nguồn: ADB, Key Indicaters for Asia and the Pacific 2013 Hình 2-4: Tỷ trọng Đầu tư/GDP so với các nước Đông và Đông Nam Á (%)

Theo số liệu thống kê năm 2005, giai đoạn 2000 – 2005 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn (64,63%), đóng góp của lao động vào tăng trưởng là 19,25% (Vũ Tuấn Anh, 2010,[15]). So với một số nước Đông và Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư trong GDP của Việt Nam thuộc loại đứng đầu (hình 2-4). Trong khi tỷ trọng đầu tư so GDP ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm thì tỷ lệ này của Việt

Nam lại tăng mạnh về sau, trong khi đó GDP tính trên đầu người của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước.

Nguồn : Vũ Tuấn Anh, 2011, “Đầu tư công ở Việt Nam 10 năm qua”

Hình 2-5: Đầu tư từ ngân sách nhà nước so GDP của một số nước (%)

Nguồn : Tổng cục Thống kê (NGTK 2005, 2010, 2012) Hình 2-6: CPI của Việt Nam và các nước giai đoạn 2001 – 2011 (%)

Chúng ta cũng có thể so sánh dưới góc độ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và lạm phát của Việt Nam với một số nước khác (hình 2-5 và hình 2-6). Từ đó có thể nhận định rằng: Việc kinh tế phát triển nóng và lạm phát lặp đi lặp lại trong chu kỳ ngắn hạn là khó tránh khỏi vì lượng lớn vốn đầu tư được sử dụng một cách kém hiệu quả, gây thất thoát vốn và tạo áp lực tăng giá hàng hoá và kéo theo cơ hội cho lạm phát leo thang.

Tóm lại, chúng ta không thể phủ nhận đóng góp của đầu tư công mang lại diện mạo mới cho đất nước, nhưng việc đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn và mang tính dàn trải đã dẫn tới việc phân bổ vốn thiếu hiệu quả, làm cho các công trình dở dang ngày càng nhiều, gây thất thoát lớn cho nền kinh tế dẫn tới hiệu quả đầu tư công thấp. Đầu tư không đúng hướng gây tồn đọng vốn không thu hồi được, kết hợp năng suất lao động thấp đã làm tăng giá cả hàng hoá, tạo áp lực cho lạm phát leo thang và kéo dài trong thời gian qua.

2.2.2 Chính sách tiền tệ:

Phải nói rằng nguyên nhân lạm phát được xét đến từ các học giả kinh tế cũng như các nghiên cứu gần đây hầu hết là từ tiền tệ, tuy nhiên ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ lại có độ trễ, phải mất một thời gian thì mới phát huy hiệu quả của nó.

Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến cung tiền, tác động đến dòng tiền chi tiêu và đầu tư của xã hội và từ đó tác động đến lạm phát. Năm 2000, Ngân hàng Nhà nước chuyển từ lãi suất trần sang lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung cầu về vốn theo cơ chế thị trường và đưa quyền chủ động kinh doanh về cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, việc ban hành quy định lãi suất tín dụng đầu tư phát triển năm 2001 giảm xuống còn 5,4%/năm là cơ hội để lãi suất tiền gởi của hệ thống ngân hàng giảm, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho tiêu dùng và đầu tư.

Với chính sách tiền tệ nới lỏng tạo cơ hội cho cung tiền tăng mạnh, bên cạnh đó việc quản lý tỷ giá một cách cứng nhắc và thiếu linh hoạt so với thế giới đã tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam tăng nhanh. Để ổn định tỷ giá ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã phải mua một lượng lớn ngoại tệ, đồng nghĩa với việc cung ra lưu thông một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế và đó là một trong các nguyên nhân kích thích cho lạm phát tăng cao. Cụ thể, trong hai năm 2006 - 2007, lượng ngoại tệ vào thị trường thông qua đầu tư đã làm cho số tiền dự trữ chính thức tăng thêm gấp 1,6 lần số ngoại tệ tích luỹ từ trước cộng lại (Nguyễn Đức Thành, 2011, trang 160,[6]). Đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước cung ra một lượng tiền tương đương 9 tỷ USD để mua ngoại tệ dự trữ nhằm ổn định tỷ giá. Tuy

nhiên việc ổn định tỷ giá này đã không kiểm soát được lạm phát giai đoạn 2005 – 2007 mà còn gây áp lực cho lạm phát, lượng tiền mặt dư thừa này đã không trung hoà kịp thời với thị trường cùng với giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh khiến cho lạm phát leo thang.

Song với đó, chính sách kích cầu liên tục được thực hiện để kích thích tăng trưởng theo mục tiêu và đây cũng là mầm mống gây ra lạm phát cao cho những năm sau. Việc nới lỏng các chính sách làm tăng cung tiền mạnh trong thời gian dài đã tạo cơ hội cho lạm phát xảy ra. Năm 2004 lạm phát xuất hiện với mức 9,5%, đến 2007 là 12,63%, tiếp tục năm 2008 là 19,89%.

Hình 2-6, hình 2-7 cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ kém linh hoạt và chưa hiệu quả đã làm cho cung tiền tăng mạnh, gây áp lực cho lạm phát tăng cao của Việt Nam so với một số nước khác trong khu vực.

Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2013 Hình 2-7: Tốc độ tăng cung tiền so năm trước của Việt Nam, Thái Lan và

Trung Quốc (%)

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã góp phần làm trì hoãn đà tăng lạm phát ở Việt Nam. Do khủng hoảng này làm cho giá hàng hoá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp cho Việt Nam kiềm chế được xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008.

Năm 2009, nhằm thực hiện ngăn chặn khủng hoảng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, Chính phủ tiếp tục đưa ra các gói kích cầu để kích thích phát triển kinh tế

như: gói hỗ trợ lãi suất 4%, gói hỗ trợ tiêu dùng miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết, gói hỗ trợ đầu tư như miễn, giảm và giãn thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, gói đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Với việc kích thích phát triển kinh tế như vậy, Chính phủ đã đạt được các mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, cải thiện tính thanh khoản cho hệ thống các ngân hàng. Nhưng bất ngờ quý 2/2009, cung tiền và tín dụng bắt đầu tăng mạnh, các ngân hàng trở nên thiếu hụt tiền mặt và họ đều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gởi. Vì vậy cuộc chạy đua lãi suất huy động diễn ra và lãi suất cho vay cũng được đẩy lên cao, cộng thêm các khoản phí cho vay, làm cho chi phí đầu vào sản xuất tăng cao gây nguy cơ tái lạm phát. Và đúng vậy, lạm phát tăng lên 9,21% vào năm 2010, và 18,68% năm 2011. Lúc này, Chính phủ phải thực thi hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất huy động, quản lý thị trường vàng, cắt giảm chi tiêu công,…để đối phó với khủng hoảng kinh tế và lạm phát báo động trong nước.

Ngoài ra, với việc quản lý lỏng lẻo và không mạnh tay với hệ thống ngân hàng của Chính phủ, nên các ngân hàng lạm dụng cho vay thiếu đảm bảo và cho vay mang tính đầu cơ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, cũng như các kỷ xảo ảo thuật “lãi giả - lỗ thật” của các ngân hàng và các tập đoàn nhà nước góp thêm sức lực vào ngòi nổ cho bất ổn kinh tế.

2.2.3 Yếu tố tâm lý, kỳ vọng, đầu cơ:

Giá cả hàng hoá tăng do chi tiêu, đầu tư tăng, do chi phí đầu vào tăng và một phần cũng do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa thật tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ tích trữ và tăng giá, và một khi giá đã tăng thì hầu như không giảm hoặc giảm rất chậm. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý của người dân thường dựa vào đám đông, nếu hiện tại lạm phát đang ở mức cao thì dân chúng cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng và như vậy họ sẽ chuyển từ việc giữ tiền sang sở hữu các tài sản khác và tích cực mua hàng hoá. Hoặc mỗi khi Chính phủ thực hiện tăng giá xăng, giá điện thì ngay lập tức giá hàng hoá tăng theo, mặc dù việc tăng giá đầu vào sản xuất thường có độ trễ sau một thời gian mới làm tăng giá sản phẩm đầu ra. Sự

tăng giá hàng hoá do tâm lý kỳ vọng ngay lập tức tác động và họ tăng cường tích trữ hàng hoá khiến cầu tăng vượt cung và dẫn đến lạm phát.

Tâm lý tăng giá từ chính sách tiền lương, từ năm 2003 đến nay, thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương VIII, Chính phủ đã thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Tháng 10/2005 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 290.000đ/tháng lên 350.000đ/tháng (tăng 20,7%), sau đó một năm mức lương được điều chỉnh lên 450.000đ/tháng (tăng 28,6%), đến tháng 5/2012 mức lương tối thiểu là 1.050.000đ/tháng. Với lộ trình tăng lương điều chỉnh như vậy đã tạo tâm lý người dân nghĩ rằng rồi đây giá cả sẽ tăng trong ngày mai.

2.2.4 Ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng:

Các nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 2008 cho thấy tăng trưởng cao thường đi kèm với lạm phát cao. Khi GDP đạt đến mức tiềm năng thì mức sản lượng không tạo ra sức ép đối với lạm phát, ngược lại GDP thực cao hơn GDP tiềm năng thì gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định sẽ tác động ngược lại lên tăng trưởng.

Qua số liệu, tốc độ tăng sản lượng không tương xứng với tốc độ tăng đầu tư.

Năm 2007, một lượng lớn vốn đầu tư được đưa vào để kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả sản lượng sản xuất không tăng mà còn có xu hướng giảm, làm cho lượng tiền đã thừa nay còn thừa thêm góp phần làm cho giá hàng hoá tăng nhanh hơn và là một trong những nguyên nhân làm phát sinh lạm phát năm 2008, dẫn đến hệ quả là sản lượng sản xuất giảm xuống đáng kể trong năm 2009 (hình 2-8).

Nguồn : Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê: GSO Hình 2-8: CPI và Tốc độ tăng GDP, đầu tư, SLCN so năm trước (%)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)