Ứng dụng mô hình VAR và một số nghiên cứu về lạm phát

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam (Trang 30 - 34)

Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH VAR

1.2 KHÁI QUÁT MÔ HÌNH VAR

1.2.2 Ứng dụng mô hình VAR và một số nghiên cứu về lạm phát

Mô hình VAR được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới, và nó cũng được giảng dạy ở các trường đại học và sau đại học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở bậc

thạc sỹ và tiến sỹ sử dụng mô hình VAR trong nghiên cứu của mình, và đồng thời cũng có nhiều ứng dụng trong phân tích biến số vĩ mô nhằm hỗ trợ cho hoạch định chính sách kinh tế. Sau đây, là một số nghiên cứu ứng dụng cụ thể:

1.2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài:

Canova Fabio and Luca Gambetti (2006) với nghiên cứu “The structural dynamics of output growth and inflation: some international evidence” sử dụng mô hình VAR để phân tích đóng góp của chính sách tiền tệ đến những thay đổi sản lượng và động lực lạm phát ở Mỹ và so sánh với các quốc gia ở khu vực EURO. Các biến số được sử dụng trong mô hình là lãi suất ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng sản lượng và tốc độ gia tăng cung tiền.

Nhóm tác giả phân tích các cú sốc chính sách tiền tệ đến nền kinh tế của Mỹ và được thể hiện qua phương trình:

Yt = A0,t + A1,tYt-1 + … + Ap,tYt-p + εt (1.17)

Trong đó: Yt là véc tơ bao gồm các biến: lãi suất, cung tiền, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng sản lượng và Ai,t là ma trận hệ số của các thời gian khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các cú sốc chính sách có dấu hiệu tác động mạnh mẽ đến động lực tăng trưởng và lạm phát ở Mỹ và giữa các quốc gia.

Mô hình VAR nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đông Á của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)

Năm 2002, Bank for International Settlements (by Ben S C Fung, BIS, 2002) sử dụng mô hình VAR để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến các nước Đông Á bao gồm: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Ngân hàng thanh toán quốc tế (dựa theo báo cáo của Bernanke and Mihov, 1998) xây dựng hệ phương trình cho mô hình kinh tế động như sau:

Các Bi, Ci, Di, Gi, Ay, và Ap là ma trận hệ số vuông;

Các Yt vector bao hàm các biến phi chính sách vĩ mô như sản lượng, giá cả;

Các Pt vector bao hàm các biến chính sách hay biến tiền tệ như lãi suất.

Các biến sử dụng trong mô hình là: tỷ giá, CPI, cung tiền M2, tín dụng, lãi suất, giá hàng hoá và cung tiền của Mỹ. Mô hình VAR cơ bản theo BIS trả lời cho các câu hỏi liệu các yếu tố tiền tệ (lãi suất, tín dụng) có đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lạm phát hay không? Kết quả chứng minh các biến lãi suất, tín dụng có ảnh hưởng đến lạm phát và có thời gian trễ khác nhau. Đặc biệt là tỷ giá có tác động khác nhau đến các nền kinh tế của các nước và có đóng góp nhỏ vào chính sách tiền tệ, ngược lại lãi suất tham gia nhiều vào thiết lập chính sách tiền tệ cho các nước.

Disyatat and Vongsinsirikul (2003) với báo cáo ”Monetary policy and the transmission mechanism in Thailand” cũng sử dụng mô hình VAR với số liệu từ 1993 – 2001 để phân tích cơ chế lan truyền chính sách tiền tệ, sự tác động của nó đến tăng trưởng và lạm phát ở Thái Lan. Mô hình gồm các biến:

sản lượng, mức giá và biện pháp của chính sách tiền tệ (lãi suất). Báo cáo đi đến kết luận: chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến sản lượng sụt giảm, đầu tư dường như là thành phần nhạy cảm nhất của tổng sản phẩm trong nước (GDP) với những cú sốc của chính sách tiền tệ.

1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam, mô hình VAR cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán hay dự báo. Dưới đây, tác giả chỉ có thể nêu một vài ứng dụng trong phân tích các biến số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là phân tích về tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây:

Camen (2006) với báo cáo “Monetary Policy in Vietnam: The Case of a transition Country” sử dụng mô hình VAR cơ bản với hệ thống gồm tám biến kinh tế: tỷ giá VND/USD, CPI, cung tiền M2, tín dụng, lãi suất cho vay, giá xăng, giá gạo, cung tiền M3 của Mỹ, nghiên cứu lạm phát trong thời kỳ 1996 – 2005. Kết quả thực nghiệm cho thấy tín dụng là nhân tố chủ yếu tác

động đến lạm phát trong 24 tháng. Hệ thống bao gồm cả biến tín dụng và lãi suất cho vay cho thấy biến tín dụng giải thích đến 18% tỷ lệ lạm phát, trong khi lãi suất cho vay lại không có ý nghĩa thống kê. Giá xăng, giá gạo cùng với sự thay đổi trong tỷ giá cũng là nhân tố quan trọng đối với sự biến động lạm phát. Bên cạnh đó, cung tiền M3 Mỹ cũng cho thấy ý nghĩa thống kê cao.

Nguyễn Thị Thuỳ Vinh và S. Fujita (2007) với báo cáo “The impact of real exchange rate on output and inflation in Vietnam: A VAR Approach”.

Tác giả bài viết sử dụng cách tiếp cận mô hình VAR để nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái thực lên sản lượng đầu ra và lạm phát ở Việt Nam diễn ra từ 1992 – 2005. Các biến số trong mô hình: Sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá, cung tiền, thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ (Lãi suất Mỹ xem là biến ngoại sinh). Mô hình quan tâm nhiều về sự tác động của tỷ giá đến các biến số khác, kết quả cho thấy tác nhân chính gây ra sự biến động của sản lượng là chính nó, còn tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại và sản lượng hơn là tác động đến lạm phát.

Phạm Thế Anh (2008) với báo cáo “Ứng dụng mô hình SVAR1 trong việc xác định hiệu ứng chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát Việt Nam”. Các biến số được phân tích trong mô hình gồm: Sản lượng công nghiệp, giá dầu quốc tế, lạm phát trong nước, cung tiền M2 và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng và lạm phát sẽ giảm khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, lạm phát phản ứng chậm hơn so với tăng trưởng do tính cứng nhắc của giá cả hoặc do độ trễ của hiệu ứng chính sách. Đồng thời cũng cho thấy giá dầu tương đối độc lập với nền kinh tế Việt Nam do chính sách trợ giá của Chính phủ.

Nguyễn Phi Lân (2008) “Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng”. Tác giả dùng mô hình SVAR phân tích sự tác động của các yếu tố (gồm biến bên ngoài: CPI thế giới, sản lượng công nghiệp Hoa Kỳ, chỉ số

1 Mô hình SVAR là mô hình cấu trúc VAR

CPI Hoa Kỳ, lãi suất công bố của FED, và biến trong nước gồm: Sản lượng công nghiệp, chỉ số CPI, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá hối đoái) nhằm đóng góp cho chính sách tiền tệ phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô. Kết quả mô hình cung tiền có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ tác động là chưa lớn mặc dù cung tiền đã tăng rất mạnh trong thời gian dài. Các yếu tố bên ngoài có tác động đến tỷ giá nhưng không nhiều do tỷ giá bị động bởi chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng cho biết CPI nhạy cảm và phản ứng mạnh bởi động thái thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình var kiểm định các nhân tố tác động lạm phát ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)