Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH VAR
1.1 LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1.4. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau và phụ thuộc vào cơ cấu của mỗi nền kinh tế.
1.1.4.1 Tác động tiêu cực:
Khi lạm phát xảy ra ngoài dự tính, nó tạo ra sự biến động thất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các mối quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi
hoạt động kinh tế - xã hội. Dưới đây là một vài hậu quả của lạm phát gây ra cho nền kinh tế và xã hội:
Tác động kìm hãm tăng trưởng kinh tế:
Lạm phát tăng sẽ làm cho thu nhập của người lao động bị sụt giảm và kéo theo các cuộc đình công đòi tăng lương với quy mô lớn, làm đình trệ hoạt động sản xuất và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Lạm phát tăng cũng làm cho giá cả vật liệu, hàng hoá tăng theo, dẫn đến khu vực sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dần, buôn bán thương mại dịch vụ khủng hoảng và trật tự kinh tế bị thay đổi. Bên cạnh đó, các lĩnh vực đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn cho việc xác định mức lợi ích đảm bảo cho các nhà đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại, nhất là các dự án đầu tư dài hạn, dẫn đến làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Trong lĩnh vực lưu thông và phân phối, giá cả hàng hoá tăng lên gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hoá dẫn đến mất cân đối quan hệ cung cầu làm cho rối loạn trong hệ thống phân phối hàng hoá và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Lạm phát làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đời sống dân cƣ khó khăn:
Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên, hàm ý giá cả hàng hoá tăng trong khi thu nhập của người lao động hầu như không tăng, do đó đời sống người lao động ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt tầng lớp lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, khi mức giá chung tăng lên, lĩnh vực hoạt động sản xuất bị thu hẹp do chi phí đầu vào tăng làm giảm đầu tư mở rộng sản xuất hay thu hẹp sản xuất hàng hoá, nên tổng cầu công ăn việc làm giảm xuống do đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội cũng theo đó ngày càng nhiều hơn.
Tác động đến hệ thống tiền tệ:
Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát tăng làm cho sức mua đồng tiền giảm, lưu thông tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên một cách đột biến do đồng nội tệ bị mất giá, làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống nhanh chóng, hoạt động hệ thống tín dụng rơi vào khủng
hoảng do nguồn tiền gởi trong hệ thống sụt giảm và có sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền bản địa sang các đồng tiền khác ổn định hơn hay các tài sản khác đảm bảo hơn (như vàng, bất động sản…). Ảnh hưởng này dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh, có thể dẫn đến phá sản, làm cho hệ thống tiền tệ rối loạn và mất kiểm soát.
Tác động xấu đến cán cân thanh toán
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài (có quan hệ mậu dịch) thì giá cả hàng hoá trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với giá cả hàng hoá nhập khẩu, do đó làm giảm hàng hoá xuất khẩu và tăng nhập khẩu, làm xấu đi tình trạng tài khoản vãng lai. Tỷ lệ lạm phát cao cùng với bội chi tài khoản vãng lai có thể tạo nên tâm lý trông đợi sự giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ, làm cho áp lực tăng tỷ giá. Tỷ giá tăng làm cho mức giá chung tăng lên ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hoá và tác động đến cán cân thanh toán của quốc gia.
Các tác động khác
Có thể nói lạm phát đã tác động rất nhiều đến các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, khi lạm phát tăng cao, kéo dài và không dự đoán được làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm sút và nền sản xuất hàng hoá bị suy thoái, hệ thống thông tin bị phá huỷ, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian từ đó gây khó khăn về kinh tế và xã hội.
1.1.4.2 Tác động tích cực:
Lạm phát không chỉ có tác động xấu đến nền kinh tế mà nó cũng được xem là một trong các yếu tố giúp nền kinh tế phát triển thông qua việc khuyến khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt trong giá cả. Tỷ lệ lạm phát vừa phải và có tính ổn định có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hoá, tạo công ăn việc làm, tăng đầu tư sản xuất và phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế, tạo động lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định lâu dài.
1.1.5 Các yếu tố đƣợc xem xét khi nhắc đến lạm phát:
Từ lý thuyết cho thấy vấn đề lạm phát không phải là mới nhưng khi xem xét thì khá phức tạp. Lạm phát vẫn luôn là vấn đề nóng và chiếm sự quan tâm đặc biệt cho các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế học và cho cả người lao động. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế luôn nghĩ làm cách nào để có thể tác động và kiểm soát được lạm phát, các công cụ nào sẽ hỗ trợ cho kiểm soát lạm phát ổn định. Đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là hai công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho chính phủ kiểm soát lạm phát. Việc thay đổi lãi suất thông qua các quyết định của ngân hàng trung ương được xem là những chìa khoá chủ yếu để giải quyết bài toán lạm phát. Bên cạnh đó, thông qua thuế, thu chi ngân sách chính phủ cũng có thể tác động đến lạm phát giúp ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đạt được như ý muốn, một chính sách dù tiền tệ hay tài khoá khi đưa ra sẽ tác động đến nhiều yếu tố trong nền kinh tế, và có thể làm cho chúng ta càng khó kiểm soát hơn.
Do đó, khi đưa ra các chính sách cần chú ý đến sự phản ứng của các yếu tố khác như: tỷ giá, mức cung tiền, lãi suất, chi tiêu công, chính sách thuế, mức nợ công, chính sách an sinh xã hội,…