GS. TS. Võ- Tòng Xuân Hiệu trưởng, Đại học An giang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản trị trường học luôn luôn là vấn đề rất quan trọng trong sự nghiệp đào tạo.
Đây là việc làm đã có từ khi xã hội bắt đầu lập ra trường học. Trong xã hội phương đông, trường học do cấp cầm quyền lập ra và nắm quyền quản trị, hoặc do những trường phái, những nhà hiền triết tổ chức.
Trong xã hội phương tây, những trường học đầu tiên là do nhà thờ bỏ vốn tạo lập và các tu sĩ quản trị dưới hình thức Ban quản trị.
Cho đến ngày nay, hình thức quản trị phổ biến trong các trường học là Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và Hội đồng đào tạo.
Emil A. Ricci (1999)7 đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình hình thành phương cách quản trị các trường cao đẳng và đại học Hoa kỳ, cho thấy rằng chính những thay đổi trong chính trị, xã hội, văn hoá, và luật pháp của các nước mà nội dung và thành phần của Hội đồng quản trị của các trường đại học từ chỗ nằm trong tay người cầm quyền (vua chúa hoặc nhà thờ) chuyển dần sang một tập thể của những nhóm có cùng quyền lợi trong nhà trường.
Hệ thống giáo dục Việt nam đang trên con đường đổi mới một cách cơ bản và toàn diện nhằm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IX. Trong khi Luật Giáo dục (1998) đang
được Quốc hội sửa đổi thì một số văn bản dưới luật vừa được Chánh phủ ban hành, một trong các văn bản đó là “Điều lệ trường đại học” có kèm theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn áp dụng.
Rất nhiều trường đại học đang rất lúng túng đối với một số cơ chế mới trong Điều lệ này, nhất là việc thành lập Hội đồng trường. Điều 50 Luật Giáo dục (1998) chỉ nêu đơn giản về “Hội đồng tư vấn trong nhà trường” như sau:
1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo qui định của luật này. Hội đồng tư vấn trong trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông gọi là Hội đồng giáo dục; trong trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề gọi là Hội đồng đào tạo; trong trường cao đẳng, trường đại học gọi là Hội đồng khoa học và đào tạo.
2. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn nói tại khoản 1 Điều này được qui định trong Điều lệ nhà trường.
Nhưng trong kế hoạch đưa Luật Giáo dục vào cuộc sống của nhân dân, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành Điều lệ Trường đại học vào ngày 30-07-2003, trong đó Điều 29 Khoản 1 về “cơ cấu tổ chức trường đại học bao gồm: a) Hội đồng trường đối với các trường công lập hoặc Hội đồng quản trị đối với các trường bán công, dân lập và tư thục...c) Hội đồng khoa học và đào tạo...” Dự thảo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nói rõ thêm:
- Hội đồng trường là một cơ chế mới trong trường đại học....
- Hội đồng trường là cơ quan quản trị của trường, quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường...
- Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện cơ quan chủ quản và đại diện UBND tỉnh/thành phố nơi trường đóng tham dự cuộc họp khi cần thiết. Các đại diện này không tham gia biểu quyết....
- Hiệu trưởng chỉ có trách nhiệm với Hội đồng trường chứ không với từng thành viên của HĐ...
- Thành viên từ 11 đến 21, gồm Bí thư Đảng uỷ và Hiệu trưởng (đương nhiên) và đại diện của cán bộ giảng dạy từ Hội đồng khoa học và đào tạo, sinh viên, công nhân viên, đại diện chính quyeàn ủũa phửụng (UBND Tỉnh/Thành phố, Sở GD ĐT, Sở KHCN), đại diện các nhà giáo dục trong địa phương, các nhà hoạt động chính trị xã hội, doanh nghiệp, cựu sinh viên, phụ huynh, người có công đóng góp xây dựng trường, nhân sĩ nước ngoài. Các thành viên do tổ chức đề cử phải có quyết định của tổ chức đó.
Các thành viên do bầu cử phải theo thể lệ bầu cử hợp pháp.
- Phải có 1-2 thành viên chuyên trách (ngoài Hiệu trưởng) ...
Phải nói ngay rằng đây là một tiến bộ mới mà Bộ GD ĐT đã nghiên cứu từ các tư liệu nước ngoài áp dụng cho các trường trong nước. Khi soạn thảo Điều lệ Đại học An giang năm 2000, chúng tôi cũng đã thấy trước sự cần thiết phải có một Hội đồng như thế giúp cho Hiệu trưởng điều hành nhà trường một cách hữu hiệu hơn, nhất là về mặt vận động thêm ngân sách đầu tư cho trường. Nhưng 4 năm đã trôi qua, Hội đồng này vẫn không thành lập được vì nhiều lý do rất khách quan. Chúng tôi mới tạm kết luận sự kiện này có lẽ do điều kiện và cơ chế của Việt nam rất khác các nước ngoài nên rất khó qui tụ được những thành viên cần thiết để thành lập Hội đồng.
Chúng ta thử tham khảo cơ chế của một số trường đại học tại một số nước tiêu biểu đã và đang tổ chức Hội đồng trường như thế nào để từ đấy so sánh với điều kiện cuûa chuùng ta.
Các đại học Mỹ
Theo những khảo cứu của Ricci (1999) mặc dù hệ thống quản trị đại học Mỹ qua mỗi thời kỳ đã dần dần cho lực lượng giảng dạy và sinh viên có tiếng nói trong các quyết định của trường công hoặc tư, nhưng thực chất các quyết định quan trọng nhất vẫn do Hội đồng quản trị (Board of Trustees – BOT) đưa ra. Nhiều trường lập ra HĐ Giáo sư để cho lực lượng giảng dạy có thể tham gia thảo luận về các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo. Từ những năm 60, những thương lượng giữa công đoàn giáo chức và nhà trường, và phong trào sinh viên đấu tranh tự do đại học đã làm thay đổi hệ thống quản trị đại học một cách
đáng kể. Đặc biệt là ở các trường công do Nhà nước tiểu bang lập ra, lực lượng giáo chức có tiếng nói nhiều hơn trong các quyết định về đào tạo, tuyển dụng và chế độ thù lao, thăng ngạch, chế độ nghiên cứu khoa học. Trong khi đó ở các trường đại học tư, thì các HĐQT vẫn còn toàn quyền quyết định. Ngày nay vấn đề quản trị đại học vẫn còn là đề tài được thảo luận ở các trường của Mỹ. Như thế chúng ta có thể phân biệt hai loại hình quản trị đại học ở Mỹ:
Loại hình thứ 1 điển hình như Đại học Tiểu bang Illinois, bên trên có HĐQT (BOT) dưới đó có Hội đồng học vụ (Academic Senate) và Cộng đồng đại học (Univ.
community) và Ban Lãnh đạo đại học (Univ. administration).
HĐQT điều khiển, quản lý, kiểm tra và duy trì nhà trường bằng cách (1) Chọn và bầu Hiệu trưởng;
(2) giao quyền thực hiện các nhiệm vụ của trường cho cấp trường chớ không phải gom quyền vào cấp HĐQT; (3) tạo cơ hội cho giảng viên, nhân viên, và sinh viên đóng góp ý kiến tốt nhất cho Hội Đồng và Hiệu trưởng. Trước khi thành lập HĐQT thì HĐ Học vụ đã tham gia quản trị nhà trường, góp ý kiến để viết ra Bảng Điều lệ đại học (University Constitution). Ở phần lớn các nước ngoài, Nhà nước không tham gia quá sâu vào việc tự chủ của trường đại học, nên Bảng Điều lệ chỉ do Hội đồng trường soạn thảo là được rồi. Về thành phần, HĐ trường có khoảng 20 người, thí dụ như HĐĐH của ĐH Lincoln có thành phần sau đây: 4 đại diện do Bộ GD chỉ định, Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐ
Học Vụ, 1 đại diện lực lượng giảng dạy, 1 đại diện lực lượng phục vụ giảng dạy, 2 đại diện sinh viên hoặc cựu sinh viên, 1 đại diện công đoàn giáo chức, 1 đại diện công đoàn công nhân, 1 đại diện của địa phương nơi trường toạ lạc, 2 đại diện do HĐ chỉ định, và 2 sinh viên mới toỏt nghieọp.
Một vài cá biệt như HĐĐH của Đại học Kentucky có 60 người gồm 12 đại diện sinh viên, 39 đại diện lực lượng giảng dạy, 6 đại diện của lực lượng hành chính và phục vụ giảng dạy. Hiệu trưởng, Trưởng phòng hành chính và Chủ tịch Hội sinh viên là thành viên đương nhiên nhưng không có quyền biểu quyết.
HĐ họp mỗi tháng 1 hoặc 2 lần.
Loại hình thứ 2 điển hình như Đại học Washington, ĐH Tiểu bang Morgan (Baltimore, Maryland) v.v.
có HĐQT (họ gọi là Board of Regents - BOR) chỉ đạo HĐ Đại học (University Council). HẹQT goàm 15 người uy tín trong nước, do trường đề xuất thành lập, như là bộ phận tối cao quán xuyến các chính sách lớn của trường. HĐQT tổ chức thành lập HĐ Đại Học để lo vạch ra các chính sách và chiến lược cụ thể phát triển trường, từ đó Ban Lãnh đạo trường thực hiện. HĐ Đại Học được tổ chức thành một Ban Thường vụ, và 5 tiểu ban: đào tạo-sinh viên vụ, Ngân sách-tài chính, Cơ sở vật chất, Thể thao, Xã hội nghề nghiệp.
Tóm lại chúng ta có thể phân biệt ở Myõ:
- Các trường đại học công lập trực thuộc tiểu bang, thường có Hội đồng quản trị (Board of Regents - BOR) do Thống đốc tiểu bang bổ nhiệm để thay mặt Nhà nước tiểu bang quản trị trường đại học. Một BOR đơn giản nhất gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐ, Hiệu trưởng, Thư ký HĐ, và
Trưởng Phòng tài vụ. Dưới BOR có BOT hoặc HĐ Đại Học.
- Số thành viên: rất đa dạng, từ HĐ 60 người của Đại học Kentucky, trong khi HĐ Đại học Warnborough (xem hình dưới đây) chỉ có 8 thành viên chọn từ Đại hội đồng trường (Senate) gồm đại diện tất cả lãnh đạo các khoa, phòng, ban, và đại diện sinh viên và đại diện lực lượng phục vụ giảng dạy, và công thương, kỹ nghệ gia trong tieồu bang.
- Trường nào cũng phải huy động thêm đầu tư (theo loại nhân đạo) từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước và học phí. Các nguồn bên ngoài này có thể là của các công thương kỹ nghệ gia trong vùng, các tổ chức từ thiện, và nhất là của các cựu sinh viên. Do đó HĐQT của họ nhất thiết phải có những thành phần này. Riêng các trường đại học tư có nguồn tiền ủng hộ lớn của tư nhân (cựu sinh viên), như Đại học Harvard, họ không có HĐ Quản trị theo kiểu các trường khác mà là HĐQT Doanh nghiệp (Corporate) để quản lý luôn các hoạt động tài chính kinh doanh món tiền ủng hộ đó cho có lãi dể trang trải chi phí hoạt động của trường.
Các đại học Anh quốc
Điển hình là Đại học Sussex, tổ chức theo mô hình quản trị ba cấp: trên tối cao có HĐ Đại học (University’s Council) để quản lý tổng thể chiến lược phát triển, chỉ đạo và kiểm soát Ban Lãnh đạo của trường, dưới đó có HĐ Học vụ (Academic Council) quán xuyến các vấn đề nghiên cứu và đào tạo, và Đại hội công nhân viên chức (the Court) để mọi người có thể kiểm soát và góp ý các hoạt động cho Ban lãnh đạo của trường. HĐĐH gồm có những thành viên phần lớn là các nhân sĩ, công thương kỹ nghệ gia ngoài trường, không có chức năng điều hành bộ máy nhà trường. HĐ có 10-13 tiểu ban, mà 5 tiểu ban quan trọng nhất là (1) Ban thường vụ, (2) Ban kế hoạch-tài nguyên, (3) Ban đề cử thành viên
Warnborough University Structure
HĐ, (4) Ban chế độ thù lao, và (5) Ban kiểm toán.
Các đại học của Đức
Cũng có HĐ đại học (họ gọi là Senate) là bộ phận tối cao để chỉ đạo và kiểm soát Ban lãnh đạo của trường. Thí dụ tại Đại học Freiburg, HĐ gồm có 20 người, 13 người có quyền biểu quyết và 7 người (gồm Hiệu trưởng, một số nhà công thương kỹ nghệ gia, 1 đại diện của Bộ Khoa học, và Thư ký HĐ) không có quyền biểu quyết.
Các đại học Úc và Tân Tây lan Theo một mô hình tổ chức tương tự nhau, thí dụ như Đại học Nam Queensland (UÙc), ẹH Lincoln (Canterburry, Taõn taõy lan), ĐH La Trobe (Úc), Đại học Melbourne (Úc). Mô hình này có Hội đồng đại học (Univ Council) và Hội đồng học vụ (Academic Board). HĐĐH thường có khoảng 25-40 uỷ viên.
HĐĐH có trách nhiệm (1) bổ nhiệm giảng viên của trường; (2) quản lý và kiểm soát các hoạt động và tài sản của trường, và (3) quản lý và kiểm soát tài chính của trường.
HĐĐH gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng Đào tạo, Chủ tịch HĐ Giáo vụ, 3 đại diện của lực lượng giảng dạy, 1 đại diện của lực lượng phục vụ giảng dạy, 1 đại diện SV do sinh viên bầu, 1 đại diện sinh viên do HĐ chỉ định, 10 đại diện xã hội ngoài trường do HĐ chỉ định (giới doanh thửụng, kyừ ngheọ gia, noõng gia, v.v.), 2 đại diện cựu sinh viên, và 1 Thư ký HĐ cũng là Trưởng phòng Học vụ.
Các vấn đề về hành pháp nói chung là do Chính phủ tiểu bang và liên bang qui định, từ đó nhà trường xây dựng những qui định phù hợp, do HĐĐH (Univ Council) quyết định. HĐĐH vạch ra Kế hoạch chiến lược (Strategic plan) của trường và các biện pháp để thực hiện kế hoạch đó. Và Ban Lãnh đạo của trường lo triển khai và quản lý các mặt để bảo đảm các hoạt động nghiên cứu, dạy và học.
Sơ đồ tổ chức điển hình của Úc, Tân tây lan: Đ H Southern Cross (Úc)
Tại Á châu,
Đại học Soochow (Đài loan) theo mô hình Mỹ, tức là có HĐQT (Board of Trustees), trong khi đó Đại học Bách khoa Hồng kông theo mô hình Anh quốc, tức là có HĐ Đại học quản trị toàn trường. HĐ này của Hồng Kông, theo Điều lệ của trường, có 29 thành viên, trong đó 20 thành viên là các nhà công thương kỹ nghệ gia có uy tín, 2 đại diện Khoa trưởng, 3 đại diện lực lượng giảng dạy, 1 đại diện cựu sinh viên và 1 đại diện sinh viên đang học. Hiệu trưởng và các hiệu phó là thành viên đương nhiên nhưng không có quyền biểu quyết.
Đặc điểm chung của các loại hình hội đồng trường của các nước.
Hội đồng trường được lập ra để giúp cho Hiệu trưởng quản trị tất cả các hoạt động trong trường đồng thời để huy động tài chính cho trường từ tất cả những nguồn có thể có, từ ngân sách nhà nước đến tặng phẩm của cựu sinh viên. Sự hiện diện của HĐQT làm cho các cơ quan tài trợ/tặng kinh phí tin tưởng về hiệu quả sử dụng vốn của trường, khiến họ có thể tiếp tục tài trợ thường xuyên. Ở nhiều trường, HĐQT còn có nhiệm vụ quản lý hoạt động tài chính kinh doanh tiền vốn của trường để số vốn ấy không bị sứt mẻ mà chỉ có lãi mà thôi.
ẹieàu kieọn Vieọt Nam
Đặc điểm nổi bật nhất của các trường Việt nam khác với các nước khác là có Đảng uỷ của từng trường. Đảng uỷ là bộ phận cao nhất của trường, có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo tất cả các hoạt động trong trường, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cấu trúc hạ tầng, cơm áo gạo tiền cho cán
bộ công nhân viên và sinh viên. Theo cơ chế của ta, làm sao có một bộ phận nào tối cao hơn Đảng uỷ? Trước khi có Quyết định của Thủ tướng về Qui chế Trường đại học, từ 4 năm trước đây khi soạn Qui chế của ĐH An giang, một trường công lập do ngân sách tỉnh đài thọ, chúng tôi đã thấy trước là phải huy động nguồn lực từ ngoài ngân sách tỉnh An giang mới mong có thể trang trải các chi phí, nhất là học bổng và học phí của các sinh viên sư phạm từ tỉnh Đồng tháp và Kiên giang mà quyết định Thủ tướng giao cho ĐHAG nhận, chúng tôi đã thiết kế có Hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo của 3 tỉnh AG, ĐT, và KG, 6 đại diện các doanh nghiệp trong 3 tỉnh, đại diện cán bộ giảng dạy và sinh viên và Ban Giám hiệu. Mục đích của Hội đồng tư vấn này là để góp ý cho Đảng uỷ trường về phương hướng phát triển của trường sao cho đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho các tỉnh và giúp Hiệu trưởng huy động thêm tài chính cho trường. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn không nhận được đề cử đại diện nào của hai tỉnh bạn nên chưa thể thành lập HĐ.
Theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT về thành lập Hội đồng trường như trong thông tư kể trên, tôi cảm thấy có hai trở ngại chính:
(1) quan hệ nhập nhằng giữa Đảng uỷ và Hội đồng, một sự lặp lại không cần thiết, tốn kém tiền của và thời gian. Liệu cơ chế Đảng lãnh đạo của ta có cho phép Hội đồng trường đứng trên Đảng uỷ trường khoâng?
(2) sẽ có một cuộc chạy đua mãnh liệt của hơn 120 trường đại học và cao đẳng Việt nam tranh thủ các lực lượng bên ngoài