PGS.TS. Đào Trọng Hùng Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐHSP Tp. HCM
I. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG (HĐT) VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRÊN GÓC ĐỘ CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Ngày 30 tháng 7 năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 153/
2003/ QĐTTg ban hành “điều lệ trường Đại học” trong đó điều 30 nói về Hội đồng trường (đối với trường công lập) và Hội đồng quản trị (đối với trường ngoài công lập).
Hội đồng trường – thuật ngữ này được thủ tướng chính phủ xác định rõ đó là Cơ quan quản trị của trường đại học, có chức năng quyết định những chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và điều lệ trường đại học được ghi cho Hội đồng trường với 4 nhiệm vụ lớn.
Nói một cách khác, từ góc độ cơ cấu tổ chức thì Hội đồng trường là cơ quan lập pháp và Hiệu trưởng nhà trường là người được Bộ chủ quản bổ nhiệm thay mặt cho cán bộ công chức (CBCC) để thực thi các nhiệm vụ trên giao là cơ quan hành pháp.
Sự tách biệt này có đúng không?
Nếu đúng thì đúng đến mức độ nào? Do đó rất cần thiết phải làm rõ nội hàm về chức năng, giúp cho quá trình thực hiện cơ chế điều hành thông thoáng để đạt chất lượng và hiệu quả thực của các mặt hoạt động trong một trường Đại học.
Trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, đến nay trường Đại học có Hội đồng trường – là cơ quan quản trị của trường Đại học, trong khi từ trước tới nay Hiệu trưởng trường đại học một mặt phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao, mặt khác phải thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường và các nghị quyết của Đảng uỷ. Chính vì vậy nên phải giải quyết thật rõ mối quan hệ trên góc độ cơ chế quản lý, điều hành khi Hội đồng trường là cơ quan lập pháp và Nhà trường là cơ quan hành pháp. Cả 2 cơ quan này đều dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nhà trường mà Đảng uỷ được Đại hội bầu ra là người đại diện lãnh đạo nhà trường bằng các nghị quyết cụ
thể. Ở đây cần nhấn mạnh vai trò và vị trí của Đảng cầm quyền. Đãng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Tổ chức cơ sở của Đảng được lập tại đơn vị hành chính, sự nghiệp…
được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình… (1)(2) Tổ chức Đảng CSVN trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật (3).
Như vậy rõ ràng từ trước tới nay vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng bằng nghị quyết của Đại hội Đảng bộ từng nhiệm kỳ và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết của Đảng uỷ về hầu hết những vấn đề quan trọng có tác động tích cực trong việc định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển trường. Trong khuôn khổ này Hiệu trưởng đồng thời là phó bí thư Đảng uỷ (có khi là bí thư hoặc uỷ viên thường vụ Đảng uỷ) là người lĩnh hội và thực hiện các nghị quyết do tập thể có trí tuệ, có trách nhiệm đề ra.
Phải nói cơ chế này đã được thực hiện có kết quả tốt trong nhiều thập kỹ có tác động rõ rệt đến quá trình phát triển của hệ thống Đại học Việt Nam. Từ thực tiễn sinh động, cơ chế lãnh đạo, điều hành ngày càng được bổ sung phong phú trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, từng bước tạo quyền tự chủ cho các trường đã có tác động to lớn làm sản sinh ra các thành tựu đáng tự hào.
Phát huy các thành quả đạt được của nền giáo dục đại học nước ta, việc tiếp tục đổi mới và thiết lập những vấn đề mới của cơ chế điều hành trong phạm vi một trường đại học và cả hệ thống đại học là một tất yếu. Chỉ có điều vì nó là mới, và đã là mới (mới ở nước ta) thì phải được quan tâm ngay từ đầu các bước đi trong công tác tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự và cơ chế điều hành trên góc độ các mối quan hệ, sao cho mọi hoạt động của trường Đại học ngày càng đạt được hiệu quả và chất lượng cao.
Việc thành lập Hội đồng trường – một mắt xích rất quan trọng, có thẩm quyền ra những quyết nghị thuộc phạm vi những nhiệm vụ được giao. Như vậy rất cần thiết phải có sự hướng dẫn làm rõ hơn mối quan hệ về cơ chế quản lý, điều hành trong khuôn khổ có vai trò lãnh đạo của Đảng và Hiệu trưởng là người thực hiện các nghị quyết của Đảng trong nhà trường (sơ đồ 1).
Tôi đặt ở đây lòng mong đợi và ước vọng lớn lao là nhà trường đại học có những chuyển động mạnh mẽ, có sức mạnh mới khi có Hội đồng trường với một cơ chế điều hành hoàn thiện và có sức sống hiện thực.
(1) Điều lệ Đảng, 2001 – Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 5
(2) Điều lệ Đảng, 2001. Điều 10, trang 17.
(3) Luật giáo dục 1998, điều 51;
Điều lệ trường 2003, điều 5.
II. CƠ CẤU NHÂN SỰ CÁC THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Điều lệ trường quy định tổng số các thành viên Hội đồng trường là một số lẻ và gồm các vị đại diện theo sơ đồ 2.
Sự khác biệt giữa Hội đồng trường và Hội đồng khoa học và đào tạo thể hiện rõ ở chỗ:
- Hội đồng trường là cơ quan quản trị của trường do Bộ trường Bộ GD&ĐT quy định cơ cấu thành viên cụ thể và công nhận các thành viên. Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đống trường là có trách nhiệm đưa ra các quyết nghị trong quá trình điều hành để Hiệu trưởng thực hiện.
- Hội đồng khoa học và đào tạo chỉ là cơ quan tư vấn cho Hiệu Trưởng (điều 39 – Điều lệ trường) nêu các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn để Hiệu trưởng tham khảo.
Đây là sự khác biệt lớn về nhiệm vụ và trách nhiệm. Chính vì sự khác biệt lớn
đó nên cần được trao đổi kỹ hơn về cơ cấu nhân sự các thành viên trong Hội đồng trường.
Điều mong đợi lớn nhất là tập thể các thành viên trong Hội đồng trường từ nhiều nguồn hụùi tụ lại cú đủ điều kiện, trớ tuệ và năng lực đưa ra những quyết nghị tầm cỡ mang tính đột phá và dự báo về mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển trường. Để có được một Hội đồng trường đúng nghĩa, có sức mạnh thực sự về trí tuệ và năng lực ra quyết nghị. Tôi cho rằng cần có những tiêu chí để lựa chọn thành viên giúp cho Bộ trưởng có đủ độ tin cậy để ra quyết định công nhận.
Sơ đồ 2
Các tiêu chí đó có thể là:
- Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lòng trung thực và tính nhân văn cao cả.
- Có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp cao, có đức tính quan tâm cao và hiểu rộng những vấn đề vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù của nhà trường.
- Có năng lực phát hiện, hiến kế những vấn đề trọng yếu nhất biết tác động vào mắc xích có tác dụng làm nở rộ các thành tựu trong quá trình đổi mới phát triển của Nhà trường.
- Hiểu được sâu sắc cặn kẻ có tính hệ thống của giáo dục đại học để tham vấn đích thực cho các bước phát triển từng mặt và tổng thể của trường đại học.
- Có sức khoẻ và có điều kiện về thời gian để làm tốt những việc của tập thể Hội đồng và của cá nhân từng thành viên Hội đồng.
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ và tỷ mỷ cẩn trọng việc lựa chọn và công nhận các thành viên Hội đồng trường vì Hội đồng là cơ quan quản trị của trường.
- Rất cần thiết có mối liên hệ đảm bảo nguyên tắc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài trường mời họ làm thành viên Hội đồng trường.
- Đề nghị Đảng uỷ, Giám hiệu nhà trường quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn đại diện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục thật xứng đáng, tiêu biểu để tham gia vào Hội đồng trường.
- Vì tính chất và chức năng của Hội đồng trường là cơ quan quản trị , cơ quan lập pháp của trường có nhiệm kỳ 5 năm nên cơ cấu nhân sự các thành viên phải được lựa chọn và tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ đúng với ý nghĩa và chức năng của Hội đồng trường.