PGS.TS. Bùi Khánh Thế ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM
I. DẪN NHẬP
1.1. Như thông báo về danh mục các mục tiêu tham luận và thành phần tham gia cuộc Hội thảo cho thấy, chúng ta có thể tiếp cận chủ đề cuộc Hội thảo này từ nhiều cương vị khác nhau. Về phần mình tôi muốn phát biểu ý kiến với cương vị người đang tham gia bộ máy lãnh đạo quản lý một trường đại học dân lập đa ngành với quy mô vừa phải, 50.000 sinh viên, đang được đào tạo trong 05 ngành với nhiều chuyên ngành(1). Có bề dày lịch sử tính đến năm 2004 là 12 năm, Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) trong quá trình củng cố hai ngành xuất phát ở buổi đầu, giờ đây không định dừng lại ở những gì hiện có, mà còn đang định hướng mở thêm dần một số ngành mới theo nhu cầu xã hội và theo sức vóc tăng trưởng của mình. Mức tăng trưởng này bao gồm không chỉ sự phát triển cơ sở vật chất, mà cả sự lớn mạnh dần về lượng lẫn về chất của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, cũng như những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình xây dựng, điều hành một trường đại học dân lập - mô hình giáo dục đào tạo trước đây chưa hề có.
1.2. Tôi tham gia vào guồng máy năng động của HUFLIT sau khi kết thúc niên hạn làm việc ở các đại học công lập(2) với hơn 40 năm trải nghiệm, từ trợ lý chủ nhiệm khoa, đến thành viên bộ máy lãnh
đạo quản lý trường. Đó là một quãng thời gian lịch sử có nhiều sự kiện đáng nhớ trên bước đường trưởng thành của nền giáo dục đại học Việt Nam. Đúng nửa thế kỷ kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ, nền đại học Việt Nam có hai mốc lớn mà dấu ấn về tổ chức quản lý còn để lại đậm nét trong lĩnh vực này cho đến tận ngày nay và dư âm có thể còn lâu hơn nữa. Mốc thứ nhất là tổ chức đại học Việt Nam trong kháng chiến từ rừng núi chiến khu(3) chuyển về thành thị (ở miền bắc). Song song với sự kiện ấy là cơ sở đại học phụ thuộc đại học Pháp từ vùng bị chiếm Hà Nội chuyển vào Sài Gòn nền đại học của hai miền bắc, nam Việt Nam bị chia cắt mang hai tính chất khác nhau và có cách thức lãnh đạo quản lý không giống nhau. Mốc thứ hai là công cuộc thống nhất đất nước từng bước, toàn diện, trong đó có việc dần dần thống nhất nền đại học Việt Nam, từ sau chiến thắng 30-4-1975.
1.3. Một quá trình phát triển như vậy khiến cho việc quản lý lãnh đạo trường đại học Việt Nam, theo tôi, có mấy đặc điểm sau ủaõy:
1.3.1. Dựa trên chính sách giáo dục nói chung và nói riêng đường lối giáo dục đại học do cơ quan quản lý giáo dục trung ương chỉ đạo từng thời kỳ, các trường đại học triển khai nhiệm vụ lãnh đạo quản lý của mình, với sự theo sát giúp đỡ của
Vụ/Bộ đại học. Số lượng trường còn ít, một số vấn đề về quản lý lãnh đạo trường được đặt ra lúc ấy khác nhiều so với ngày nay, tuy cũng không phải đơn giản.
1.3.2. Trong tình hình ấy các tổ chức của trường đại học được quy định về sự tham gia và về trách nhiệm trong quản lý, lãnh đạo các hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học của trường ở mức độ trực tiếp hơn và cao hơn hiện nay.(4) Tuy nhiên vấn đề thường nảy sinh thường là ở lĩnh vực đường lối, chính sách chung về tổ chức, về chính sách cán bộ hơn là về đường lối khoa học, đào tạo.
1.3.3. Trong việc chấp hành những nghị định, chỉ thị từ cấp trung ương các trường có cách vận dụng không hoàn toàn giống nhau về chi tiết, tùy thuộc vào hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể, có khi tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa những người đứng đầu chủ chốt của trường.
Một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến sắc thái riêng của việc lãnh đạo, quản lý trường là kinh nghiệm mà người (hoặc những người) lãnh đạo chủ chốt của trường tích lũy được từ nguồn đào tạo trước khi họ tham gia lãnh đạo, quản lý trường.
1.3.4. Trước thực tế đó chúng ta rất dễ hiểu vì sao một Điều lệ trường đại học (dưới đây viết tắt ĐLĐH) chỉ mới ra đời cách đây hơn nửa năm (30-7-2003), sau khi Luật giáo dục được ban hành cách đây cũng chỉ có 05 năm (02-12-1998). Cũng có thể nói thêm là ĐLĐH không chỉ phản ánh các thực tế mới xuất hiện một cách sống động từ lúc có Quyết định 86/2000 của Thủ tướng Chính phủ công bố Quy chế trường đại học dân lập (18-7-2000), Nghị định 07/2001/NĐ-CP về Đại học quốc gia (01-
02-2001), mà còn dự kiến "trong quá trình thực hiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung hoặc sửa đổi."
II. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG QUA ĐIỀU LỆ VÀ MẤY VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
ẹieàu 30, chửụng VI trong ẹieàu leọ quy định Hội đồng trường (viết tắt HĐT) và Hội đồng quản trị (viết tắt HĐQT) thuộc cơ cấu tổ chức của trường đại học xác định ở điểm a sự tương đương giữa hai hội đồng này trong hai loại trường - công lập và ngoài công lập.
Tiếp cận từ góc độ một trường đại học ngoài công lập - cụ thể là trường đại học dân lập - tôi thấy có mấy vấn đề cần được trao đổi.
2.1. Tuy Điều lệ gộp chung trường bán công, dân lập và tư thục gọi chung là
"các trường ngoài công lập", nhưng trên thực tế các loại trường này vẫn có sự khác biệt hẳn không phải là nhỏ. Sự khác biệt này được quy định, theo tôi, bởi sự góp vốn hay nói chung là nguồn vốn đầu tư tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu cho sự hình thành trường và bảo đảm quá trình đào tạo. Đặc điểm này chắc chắn chi phối vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT đối với trường nói chung và đối với Hiệu trưởng cũng như các tổ chức khác trong trường nói rieâng.
2.2. HĐT, nếu tôi không nhầm, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ được hình thành từ khi có Đại học quốc gia và như vậy đã tồn tại và hoạt động trước khi có ĐLĐH(5).
Trong khi đó do yêu cầu thực tế, ở các trường ngoài công lập ngay từ khi thành lập đã phải có HĐQT. Và HĐQT phải hoạt
động theo Quy chế trường đại học dân lập ((86/200/QĐ-TTg, ngày 18-7-2000). Có thể nói, về một số phương diện nào đó, hoạt động của các HĐQT và HĐT của Đại học Quốc gia có đóng góp không nhỏ vào những quy định về HĐT và HĐQT trong ẹLẹH hieọn nay.
2.3. Tuy có những tương đồng nhất định, nhưng những dị biệt giữa HĐT và HĐQT không phải là nhỏ. Sự dị biệt không phải là do số lượng những quy định dành cho HĐQT nhiều hơn, cụ thể hơn mà chủ yếu là do quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT, nhất là của Chủ tịch HĐQT lớn hơn so với Chủ tịch HĐT. Điều dễ thấy hơn cả khi so sánh hai loại hội đồng tương đương nhau là mối quan hệ của Hiệu trưởng trường đại học dân lập với HĐQT và Hiệu trưởng trường đại học công lập với HĐT.
Chẳng hạn HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn "đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị không công nhận người giữ chức vụ Hiệu trưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.” HĐQT còn là "tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu tập thể nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính của trường.” Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm "tổ chức kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng", "giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Nghị quyết của HĐQT.” Về mặt tài chính, ngân sách HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn "xây dựng và sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu tài chính theo quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập", "phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của trường.” Tóm lại, những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của
HĐQT là nặng hơn và rộng hơn so với trách nhiệm và quyền hạn của HĐT. Điều này được thể hiện vắn tắt và rõ ràng ở Mục 2, Điều 30 của ĐLĐH. Cụ thể là "HĐQT là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của các trường ngoài công lập, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trường. HĐQT thực hiện chức năng và các nhiệm vụ (chẳng những) của HĐT…. (mà còn cả) các chức năng, nhiệm vụ khác của HĐQT.”
2.4. Còn có mấy vấn đề khác nữa cần được làm sáng tỏ về HĐT
2.4.1. Không những có sự khác biệt giữa HĐT và HĐQT theo ĐLĐH như đã nêu ở 2.3, mà giữa HĐT theo ĐLĐH và Hội đồng Đại học Quốc gia (HĐĐHQG) cũng có những điểm khác nhau. Chẳng hạn
"Giám đốc ĐHQG là Chủ tịch HĐĐHQG", trong khi đó thì "Chủ tịch HĐT là chuyên trách và do các thành viên của HĐT bầu theo nguyên tắc đa số phiếu. Hiệu trưởng không kiêm nhiệm Chủ tịch HĐT." Mặc dù trong Quyết định ban hành ĐLĐH, điều 3 ghi rõ: "Các quy định trước đây trái với quyết định này đều được bãi bỏ", nhưng theo Giám đốc ĐHQG Tp.HCM trao đổi riêng (ngày 15-01-2004) với người viết bài này, HĐĐHQG không chịu sự chi phối của những quy định về HĐT trong ĐLĐH.
Như vậy trên thực tế và về thực chất ở Việt Nam hiện nay trong các trường đại học có ba loại hội đồng góp phần vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trường. Mối quan hệ giữa HĐQT, HĐT, HĐĐHQG nói chung và Chủ tịch Hội đồng nói riêng đối với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc đại học cũng không giống nhau.
2.4.2. Một câu hỏi có thể nảy sinh ở đây: vậy các trường thành viên của ĐHQG có HĐT hay không? (Theo tôi biết, Trường ĐH KH XH - NV hiện tại không có HĐT, không rõ các trường thành viên khác trong ĐHQG có hay không). Nếu có, quan hệ của HĐT này với HĐĐHQG là như thế nào?
Nếu không, các vấn đề về "chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển" của các trường thành viên này do chính bản thân trường thành viên quyết định, hay do HĐĐHQG quyết định, và Hiệu trưởng trường thành viên chỉ lãnh đạo và quản lý việc thực hieọn?
Rồi đây hẳn sẽ còn có một số trường đa ngành như ĐHQG, tuy ở cấp vùng, cấp khu vực. Vậy Hiệu trưởng của trường đa ngành ở cấp vùng, cấp khu vực này có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc ĐHQG và do đó các HĐT của những trường này được tổ chức và hoạt động có điểm nào giống với HĐĐHQG không?
2.4.3. Tuy trong Quy chế trường đại học dân lập và Thông tư 02/2001/TT-BGD- ĐT ngày 22-01-2002 có quy định và hướng dẫn về HĐQT khá chi tiết và cụ thể, nhưng không phải vì thế mà không có điều cần bàn. Vấn đề là ở chỗ sự phát triển của tình hình dẫn đến thực tế là hiện nay trong ĐLĐH đã phải dùng cách gọi "các trường ngoài công lập" để chỉ ra ba loại trường:
"trường bán công, dân lập và tư thục.” Ba loại trường ngoài công lập này đều có HĐQT và HĐQT về mặt pháp lý được chi phối bởi hai văn bản: ĐLĐH và Quy chế ẹHDL. Tuy nhieõn, chaộc haỳn HẹQT cuỷa ba loại trường ngoài công lập này về trách nhiệm, về quyền đối với nguồn vốn, đối với cơ sở vật chất nói chung, quan hệ đối với Hiệu trưởng nhà trường v.v… cũng khác
nhau không nhỏ. Và trên thực tế mấy năm qua, ở một vài "trường ngoài công lập" khi có vấn đề này hoặc vấn đề khác xảy ra, việc áp dụng quy chế, quy định nào để giải quyết cho đúng luật, theo sự quan sát khách quan, là điều không dễ dàng chút nào.
2.4.4. Tuy không phải là điều chính và quan trọng, nhưng tôi thấy cũng cần nhắc đến một dạng Hội đồng đại học (HĐĐH) trước đây đã có ở Viện đại học Sài Gòn. Theo vị Viện trưởng khóa cuối cùng của Viện đại học Sài Gòn (trong lần trao đổi riêng với người viết bài này), HĐĐH cũng do Viện trưởng Viện đại học làm Chủ tịch, có quyền hạn khá lớn. Với nguyên tắc quyết định theo đa số, HĐĐH, thậm chí có thể phủ quyết các quyết định của các trường thành viên, lúc bấy giờ được gọi là phaân khoa.
III.
3.1 Những điều đề cập đến ở phần II cho thaỏy vieọc "xem xeựt boồ sung" ẹLẹH không chỉ "có thể" mà còn cần thiết. Bởi vì trên thực tế sự biến đổi, phát triển của hệ thống đào tạo đại học nước ta đang diễn ra nhanh chóng đến mức một quy chế, điều lệ nào đó vừa được ban hành, áp dụng chưa bao lâu thì trong đời sống thực tế lại nảy sinh những điều mới. Vấn đề đáng suy nghĩ ở đây là: trong tình hình hệ thống đại học Việt Nam có nhiều loại trường khác nhau, đa dạng như hiện nay có thể chăng xây dựng một ĐLĐH chung, bao quát, áp dụng cho mọi loại trường? Hay nên chăng xây dựng văn bản pháp quy, có tính tổng quát thừa nhận một loạt quy chế (hoặc điều khoản về Hội đồng trường/ Hội đồng ĐHQG, HĐQT v.v…), thích hợp với từng loại hình trường?
3.2. Cho đến khi có ĐLĐH hệ thống trường đại học Việt Nam đã tồn tại và hoạt động nhiều thập kỷ hay hơn nữa. Để cho bộ máy các trường vận hành đạt hiểu quả, đã từng có một cách nào đó tập hợp trí tuệ của nhiều ngưìơi để tích góp điều hay cho người quản lý trường, viện đại học. Những bài học tốt về các kiểu hợp lực khác nhau của đội ngũ trí thức và người quản lý các hình thức đại học Việt Nam trước đây hẳn cũng cần được tìm hiểu, tổng hợp để điều hành các cơ sở đào tạo đại học ngày nay.
3.3. Nền đại học nước ta đang trên quá trình hội nhập với hệ thống đào tạo đại học thế giới . Trong số những mặt cần tìm hiểu dĩ nhiên những bài học về xây dựng và phát triển Hội đồng trường có vị trí đáng
kể. Hoan nghênh phần nội dung quan trọng của cuộc hội thảo này, tôi mong rằng Viện nghiên cứu giáo dục (ĐHSP Tp.HCM) tập hợp được nhiều ý tưởng sáng giá từ nhiều nước, nhiều thế hệ quản lý lãnh đạo, thuộc các cương vị khác nhau trong nước để góp phần làm cho Việt Nam chúng ta có một sự lựa chọn tối ưu về việc xây dựng và phát triển HĐĐH, thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của hệ thống giáo dục-đào tạo đại học Việt Nam là cung cấp cho đất nước một đội ngũ phục vụ tốt cho nền kinh tế tri thức, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh và hiện đại.
Ngày 21-01-2004 Ghi chuù
1. Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Đức); Công nghệ thông tin; Ngôn ngữ và văn hóa phương đông; Quản trị kinh doanh quốc tế; Du lịch - khách sạn.
2. Từ tháng 10-2000.
3. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954
4. Lúc bấy giờ có cách làm việc "Bộ tứ", tức các cuộc Hội nghị quyết định các chủ trương đường lối của Trường gồm các thành viên: 1. Hiệu trưởng 2. Bí thư Đảng ủy của Trường 3.
Chủ tịch công đoàn Trường 4. Bí thư Đoàn TNCS Trường.
5. Khi tôi tham gia công tác quản lý Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM (1977-1998) chưa có tổ chức Hội đồng trường.