KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC VÀ MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hội đồng trường ở các trường đại học việt nam (Trang 40 - 45)

TS. Nguyeãn Kim Dung Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐHSP Tp. HCM Hội đồng trường, theo định nghĩa của

Điều lệ trường đại học của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30 tháng 7 năm 2003, là “là cơ quan quản trị của trường đại học.

Hội đồng trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học được nhà nước giao theo quy định của pháp luật và theo điều lệ” của Thủ tướng Chính phủ.

Bài viết tập trung vào các nội dung chính sau đây: 1) Lý do thành lập hội đồng trường (HĐT) ở các trường đại học trên thế giới, nhấn mạnh đến quyền tự chủ của trường đại học; 2) Giới thiệu một số kinh nghiệm hoạt động của HĐT; và 3) Một số đề nghị về việc thành lập HĐT ở Việt Nam.

I. Lý do thành lập HĐT

Ở các trường đại học phương Tây, HĐT được ra đời từ rất lâu. Trường đại học được xem là một xã hội thu nhỏ, trong đó có những quy chế, quy định riêng, đặc trưng cho từng trường. Thường HĐT đóng vai trò như một cơ quan lập pháp có quyền đề ra các phương hướng hành động trong quản lý, điều hành, quản trị, và kiểm soát.

Ở Hoa kỳ, ví dụ bang Kansas, HĐT chịu trách nhiệm về việc đưa ra các sứ mạng của nhà trường như phát triển trí tuệ, xã hội, nhân cách và đạo đức của các đối tượng mà nhà trường phục vụ. HĐT, tùy theo chức năng của trường đại học mà đề ra các phương hướng phát triển như nhấn

mạnh đến các kỹ năng xã hội hay kiến thức hàn lâm; tập trung đào tạo đại học hay sau đại học; hướng đến giảng dạy hay nghiên cứu; phục vụ nhà nước hay toàn thể xã hội kể cả khu vực tư nhân. HĐT cũng có quyền tự chủ trong tài chính, ví dụ như đưa ra các quyết định về ngân sách, phân bổ kinh phí, quyết định số sinh viên trường có thể nhận vào v.v... Để thực hiện được các chức năng đó, trường đại học cần có các quyền tự chủ cần thiết để có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập. Quyền tự chủ đó được thể hiện qua việc trường đại học có một hội đồng quyền lực riêng của mình.

Trong nghiên cứu của chúng tôi về quyền tự chủ đại học (Nguyễn, 2003), chúng tôi có đề cập đến thế nào là quyền tự chủ của một trường đại học theo kinh nghiệm thế giới. Xin được trích dẫn một số nội dung quan trọng như sau:

Quyền tự chủ của một trường ĐH được Ashby (1966:196) xác định rõ hơn trong việc nêu ra những yếu tố không thể thiếu như sau: 1) Quyền tự chọn giảng viên (GV) và sinh viên (SV) và quyết định những điều kiện để họ được làm việc trong trường ĐH; 2) Quyền tự đưa ra nội dung chương trình học và tiêu chuẩn cấp bằng; và 3) Quyền phân phối tài chính (trong tài khoản

sẵn có) theo những khoản chi tiêu khác nhau.

Theo Massaro (1997:46), các câu hỏi được Fraser (1995) soạn thảo sau đây có thể được xem là bảng hướng dẫn để xác định mức độ tự chủ của một trường ĐH:

Tình trạng hợp pháp (legal status)

Trường ĐH có được công nhận trước pháp luật như một thực thể riêng biệt không?

Trường ĐH có sở hữu riêng không?

Trường ĐH có thể ký hợp đồng với các cơ quan khác mà không cần phải xin ý kiến của các cơ quan cấp trên không?

Quyền tự do học thuật (academic authority)

Trường ĐH làm thế nào để có được quyền hoạt động học thuật và tổ chức cấp bằng?

Quyền đó có phải được xem xét lại và đổi mới không?

Sứ mạng (mission)

Trường ĐH có tự quyết định sứ mạng (mục tieâu) cuûa mình khoâng?

4) Quản trị (governance)

Bộ phận quản trị của trường ĐH có được chỉ định bởi những người có thế lực khác khoâng?

Bộ phận quản trị của trường ĐH có độc lập với các cơ quan ở cấp cao hơn không?

Trường ĐH có trách nhiệm trong việc quản lý và đảm bảo chất lượng không?

5) Tài chính (financial)

Trường ĐH có quyền tự do trong việc quyết định các khoản chi tiêu theo luật tài chính của quốc gia, và các điều kiện hợp đồng về tài chính không?

6) Với tư cách là người sử dụng lao động (as an employer)

Trường ĐH có quyền chỉ định, thuê, thăng chức và cho thôi việc nhân viên của mình mà không cần hỏi ý kiến của người khác không?

7) Học thuật (academic)

Trường ĐH có quyền quyết định trong việc thu nhận SV không?

Trường ĐH có phải xin quyết định trong việc tổ chức các khóa học không – xin một laàn, hay ủũnh kyứ?

Trường ĐH có được quyền quyết định chương trình – mục tiêu, nội dung, việc giảng dạy và các phương pháp kiểm tra đánh giá không?

Trường ĐH có quyền theo đuổi nghiên cứu trong bất cứ lĩnh vực nào không?

Các định nghĩa và câu hỏi hướng dẫn nói trên cho thấy được mức độ tự chủ của một trường ĐH và các yếu tố quyết định quyền tự chủ đó. Với các câu hỏi đó, có thể thấy rõ rằng các trường đại học Việt nam trong những năm qua còn bị hạn chế rất nhiều trong các lĩnh vực hoạt động do cơ chế tập trung mà điều kiện phát triển xã hội, kinh tế, và trình độ dân trí là các nguyên nhân chính. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới trong hướng đi và quyết tâm cải tổ giáo dục đại học, cơ chế dành cho các trường đại học đã bắt đầu mở ra các triển vọng mới. Với sự ra đời của Quy chế HĐT do Thủ tướng Chính phủ, có thể thấy Nhà nước đã bắt đầu từng bước trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Để thực hiện được tính tự chủ của mình, điều cần làm trước mắt của các trường trong giai đoạn sắp đến, là thành lập một Hội đồng chủ quản trong đó có các thành viên đại diện của những người hưởng lợi (stakeholders) từ giáo dục đại học.

Với suy nghĩ như thế, chúng tôi xin được giới thiệu một số mô hình HĐT trên thế giới để các trường đại học Việt nam tham khảo. Các giới thiệu này không nằm ngoài mục đích chính là trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến và lâu đời. Tất nhiên, ngoài việc tham khảo các kinh nghiệm đó, chúng ta bao giờ cũng hiểu rằng để áp dụng một mô hình vào Việt nam với các khác biệt văn hoá, xã hội, và kinh tế luôn đòi hỏi ngoài tinh thần vượt khó, còn có sự thận trọng, mềm dẻo, và sáng tạo để có thể phù hợp với văn hoá, giá trị, và điều kiện phát triển của giáo dục Việt nam.

II. Một số kinh nghiệm tổ chức của HĐT của các nước

Để tổ chức một HĐT với đầy đủ các chức năng của nó theo ý tưởng của Thủ tướng Chính phủ là một vấn đề mới ở nước ta đòi hỏi sự nghiên cứu thật sự khoa học. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy đây là một tổ chức rất đa dạng. Chúng tôi chỉ xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng như: 1) thành viên;

2) nhiệm kỳ; và 3) trách nhiệm của HĐT.

Các vấn đề khác chúng tôi xin được trình bày trong phần lược dịch các tài liệu nước ngoài nằm ở phần cuối của kỷ yếu này.

Thành viên HĐT

Ở các nước, đặc biệt là Hoa kỳ, các trường thường có các HĐT riêng của mình, ngoài ra, có thể có một HĐ cho nhiều trường đại học trong cùng một tiểu bang hay vùng. Thường HĐT gồm có từ 7 đến hơn 70 thành viên, được chỉ định hoặc do bầu lên. Ở bang Kansas chẳng hạn, theo luật, không có quá năm thành viên trong hội đồng cùng một đảng chính trị, không

có quá hai thành viên trong cùng một địa phương (quận).

Thường chủ tịch hội đồng và nhân viên điều hành HĐT (cũng là thành viên của HĐT) được hội đồng chỉ định và làm việc cho hội đồng. Có nơi hiệu trưởng đương nhiên là thành viên của HĐT, tuy nhiên, cũng có nơi hội đồng chỉ định hoặc bầu lên hiệu trưởng cho trường. Có nơi, hội đồng chỉ định chủ tịch hội đồng--người sẽ là hiệu trưởng danh dự hay Chủ tịch HĐT của trường, hiệu trưởng--người chịu trách nhiệm về các hoạt động chủ yếu của trường, và nhân viên điều hành của HĐT.

Theo quy định, nhân viên điều hành của HĐT phải tham dự tất cả các cuộc họp HĐT, giữ gìn các ghi chép của tất cả các văn bản của các cuộc họp và đảm bảo toàn bộ các quá trình làm việc của hội đồng theo quy định, trình các văn bản khi đã được duyệt để chủ tịch hội đồng ký, và thực hiện các bổn phận khác mà hội đồng có thể yêu cầu.

Tất cả những thành viên được chỉ định đều phải làm việc cho hội đồng theo các quy định và điều lệ. Hội đồng cũng đưa ra các chuẩn mực để công nhận thành viên, xem xét và chấp thuận ngân sách hàng năm của trường, và thiết lập các qui định mà các đơn vị trong trường phải làm theo. Theo luật của bang Kansas, mỗi thành viên của hội đồng khi họp đều nhận được tiền lương mỗi ngày cộng với chi phí đi lại và các chi phí khác nếu như không được tính công tại cơ quan mà họ đang làm việc (nếu thành viên là người ngoài trường).

Nhiệm kỳ của các thành viên

Thường nhiệm kỳ của thành viên các HĐT tương đối khác nhau ở các trường khác nhau, thường là bốn năm, dài nhất là

bảy năm, trừ trường hợp các sinh viên chỉ có nhiệm kỳ tối đa là hai năm. Nhiệm kỳ thường kết thúc vào ngày 31 tháng mười hai. Nếu có một thành viên nào đó chưa có người thay thế, sẽ có thể ở lại đến lúc tìm được người khác.

HĐT thường họp một lần trong một tháng. Tuy nhiên, các cuộc họp đặc biệt có thể được tổ chức theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng, hoặc của ba hoặc hơn các thành viên. Các quyết định khẩn cấp có thể được hội đồng đưa ra ở giữa các cuộc họp khác nhau, và nếu hoặc khi có vấn đề gì phát sinh, theo ý kiến của chủ tịch hội đồng, hoặc hơn ba thành viên của hội đồng khi họ có các đòi hỏi quyết định của hội đồng trước cuộc họp chính thức kế tiếp. Hội đồng cũng đòi hỏi việc bỏ phiếu theo đường điện thoại, e-mail, bản sao, hay thư điện tử của ít nhất là năm thành viên.

Trách nhiệm của HĐT

HĐT thường phải quyết định những vấn đề lớn có tính chất chỉ đạo như đề ra các hướng đi, nguyên tắc làm việc của trường và các đơn vị, và quyết định sứ mệnh của nhà trường. Ví dụ, sau đây là sứ mệnh của HĐT Alaska: “Trường Đại học Alaska khuyến khích học tập, và thúc đẩy và phổ biến kiến thức thông qua giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ xã hội, tập trung vào vùng phía Bắc và các bộ phận dân cư khác nhau ở đây” (Chính sách của HẹT 10.01.01).

Ngoài ra các HĐT Alaska cũng đưa ra các giá trị, chương trình nghị sự, được xem như các mục tiêu của trường như: 1) Có tính nhất quán trong việc cỗ vũ cho sự giao tiếp và cộng tác; 2) Có tính chịu trách nhiệm giải trình trước sinh viên, giáo viên, cựu sinh viên, và các bộ phận dân cư khác

nhau của Alaska; 3) Có vai trò lãnh đạo đối với người dân Alaska và các cơ chế khác; 4) Nhấn mạnh và chú trọng đến tính xuất sắc trong các chương trình và dịch vụ của mình; 5) Có sự cống hiến hết mình để phục vụ các nhu cầu của cộng đồng; và 6) Có cương vị quản lý các nguồn lực của Alaska.

HĐT có trách nhiệm quản lý ngân sách của nhà trường bao gồm các ngân sách cho các hoạt động sau đây: xây dựng, nghiên cứu, dịch vụ công cộng, hỗ trợ khoa học, dịch vụ sinh viên, hỗ trợ nhà trường, hoạt động và bảo quản máy móc thiết bị, học bổng và trợ cấp. Kinh phí cấp cho các hoạt động này được xem xét lại mỗi năm.

III. Một vài đề nghị

Dù muốn hay không, các trường đại học Việt nam cũng phải đương đầu với các thử thách mới nếu như muốn hoà nhập và tồn tại phát triển trong kỷ nguyên mới.

Việc thành lập HĐT là một xu thế tiến bộ, thông qua đó khẳng định quyền tự chủ của các đơn vị giáo dục của một nền giáo dục độc lập và tự chủ. Trên tinh thần đó chúng tôi xin có một vài đề nghị sau đây:

1) Việc tiến hành thành lập HĐT ở các trường công lập nên được tiến hành từng bước thận trọng, trong đó việc để cho các trường đại học có quyền quyết định mô hình HĐT riêng của mình là một việc làm cần thiết cần được nghiên cứu. Điều đó cũng dễ hiểu vì nếu có sự ‘dìu dắt’ của Nhà nước trong việc ‘dạy’ cho các trường biết tự chủ là một việc làm phản tác dụng và làm mất đi ý nghĩa thực sự của HĐT.

Tất nhiên, Nhà nước sẽ đóng vai trò giám sát khi có sự vi phạm về các nguyên tắc chủ đạo trong việc xây dựng HĐT của các trường.

2) Các thành viên của HĐT của các trường phải thực sự là những người được sự tín nhiệm từ các thành phần chủ yếu của nhà trường như: cộng đồng và chính quyền địa phương, giáo viên, sinh viên...bên cạnh những thành viên là thành phần đương nhieõn cuỷa HẹT.

3) Phải có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa HĐT, hiệu trưởng và Đảng ủy để không xảy ra trường hợp trách nhiệm không rõ ràng làm trói tay nhau trong quá trình làm việc. Thiết nghĩ, giải quyết vấn

đề này cũng thể hiện sự ‘tự chủ’ của một trường đại học.

4) Hơn bao giờ hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đóng vai trò giám sát hơn là làm thay việc cho các trường. Khi các trường đã có thể đứng vững trên đôi chân của mình, chức năng giám sát và xử lý của Bộ càng thể hiện rõ vai trò nhà nước của mình trong quản lý. Hỗ trợ các trường trong việc thành lập HĐT là một cách trao quyền tự chủ cho các trường một cách hiệu quả nhất của Bộ trong giai đoạn sắp đến.

Tài liệu tham khảo

Ashby, E. (1966). Universities, British, Indian, African. London: Weidenfeld and Nicolson.

Massaro, V. (1997). Institutional responses to quality assessment in Australia. In Brennan, J., Vries, P., and Williams, R. (Eds.). Standards and Quality in Higher Education. London:

Jession Kingsley.

Nguyễn, Kim Dung (2003). Tự chủ đại học trong thiết kế chương trình giảng dạy. Tạp chí Giáo dục 60 (6), 9-12.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hội đồng trường ở các trường đại học việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)