Khái quát tiến trình và đặc điểm văn học Korea

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học hàn quốc (Trang 20 - 23)

MÓDÁU KHÁIQUÁT VAN HOC HAN QUÓC ♦

3. Khái quát tiến trình và đặc điểm văn học Korea

H ình thành sớm nhất và đi cùng dân tộc Hàn qua suốt trường kỳ lịch sử là bộ phận văn học dân gian, gắn với lời ăn tiếng nói, những bài hát, câu chuyện kể trong đời sống thường nhật của quần chúng nhân dân. Thời cồ đại, khi văn chương chưa được viết lại mà chỉ truyền khẩu, chỉ có văn học dân gian. Văn học dân gian song song tồn tại bên cạnh văn học viết suốt thời trung đại. Sang thời cận đại và hiện đại, khi nghẽ in và ngành kinh doanh xuất bản hình thành, phát triển, văn học dân gian có phần mờ nhạt đi.

Bộ phận văn học viết xuất hiện muộn hơn so với văn học dân gian, có thể chia làm hai chặng lớn là

(1) văn học cồ điển (từ khoảng thế kỷ VII tới khoảng thế kỷ XIX) (2) văn học hiện đại (từ khoảng thế kỷ XIX đến nay).

Văn học cổ điển bao gồm văn học cổ đại (mới chỉ m anh nha từ khoảng vài thế kỷ sau Công nguyên, thời Tam Quốc, khi ảnh hưởng Trung Hoa trong đó có Hán tự du nhập Korea) và chủ yếu là văn học trung đại (từ tác phẩm được xem như khởi đầu chỉnh thức có niên đại khoảng thế kỷ VI cho đện khoảng cuối thế kỷ XIX, đặc biệt với Cải cách Gabo, 1894 - 1896, trước khi chấm dứt thời Joseon).

Văn học cổ điển là thời mà văn học chữ Hán giữ địa vị thống lĩnh.

Phan Tĩiị Tíut Hổn, MtỊUỊịễn Tĩíị HiềnVan fiọc Hàn QịiÍc

Còn văn học hiện đại hình thành, phát triển trong quá trìn h bán đảo Hàn tiếp xúc với văn m inh phương Tây, dần đi tới hội nhập toàn cầu, văn học chữ quốc ngữ thay thế văn học chữ Hán.

3.2. K hái quát đặc điểm văn học

Văn học của một dân tộc, tất nhiên, thể hiện bản sắc văn hóa dần tộc trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của tác phẩm, phản ánh và đồng thời tạo tác bản tính dân tộc trong cả lực lượng sáng tạo, lưu truyển cũng như thưởng thức văn học.

Trong văn hóa Korea, bản sắc dân tộc vốn là mối quan tâm lâu bển từ truyến thống, đặc biệt trong những thời kỳ cần thiết tìm tòi, phát huy sức m ạnh nội sinh để đương đầu và chiến thắng trước giặc ngoại xâm. Cuối những năm 1980, khi Hàn Quốc (South Korea) trở thành m ột con Rồng châu Á, quan tâm này lại được dấy lên mạnh, mẽ, trở thành chủ nghĩa dân tộc văn hóa Hàn Quốc, nỗ lực duy trì, sáng tạo và phát huy “bản tính Hàn Quốc” để thúc đẩy nguổn sinh lực cộng đồng của quốc gia. Nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn học chắc chắn có đóng góp ý nghĩa cho việc hiểu biết sâu sắc văn học và văn hóa Korea.

Khái quát vẽ đặc trưng văn học Hàn Quốc, Cho Dong II chú ý đến ba nét cơ b ản 1:

(1) xu hướng tự do và yêu chuộng vẻ đẹp tự nhiên trong thi luật và phong cách văn chương;

(2) sự hợp nhất trong văn chương hai phương diện: bày tỏ hứng thú và giải tỏa sẩu hận trong lòng, hài và bi;

(3) ưa thích kết thúc có hậu.

Trong khi đó, Kim Hyung Gyu thấy “văn học Hàn Quốc có hai đặc điểm chính: chan chứa cảm xúctự chủ về nhận thức’ [Kim Hyung Gyu - 1997: 4],

Trong giáo trình này, văn học Korea được giới thiệu qua các bộ

ì . Cho Dong II (Trần Thị Bích Phượng dịch) - 2010:27-32

Mở đằu

phận (văn học dân gian, văn học bác học), theo tiến trình lịch sử (cổ đại, trung đại, hiện đại) và cố gắng làm nổi bật những đặc điểm bản sắc.

Theo tiến trìn h lịch sử, ở mỗi thời.kỳ, sau phẩn bối cảnh lịch sử - xã hội, chúng tôi tập trung vào các loại hình, các thể loại văn học tiêu biểu, với hướng tiếp cận nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và nghệ thuật, giữa để tài - chủ để tư tưởng - bút pháp - cảm thức thẩm mỹ,...

Để làm sáng tỏ những đặc điểm bản sắc, giáo trình này coi trọng so sánh văn học Korea với văn học Trung Hoa mà nó đã chịu ảnh hưởng lâu dài, có m ột quá trình Hán hóa và giải Hán hóa trong truyển thống; cũng như so sánh với văn học phương Tây và văn học thế giới mà nó tiếp xúc và đi đến hội nhập trong thời hiện đại. Đối với người đọc Việt Nam, so sánh bản sắc dân tộc giữa văn học Korea và văn học Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cho hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc vốn có nhiểu tương đổng quan trọng về lịch sử - văn hóa và đang ngày càng gắn bó hợp tác chặt chẽ, cùng đi đến tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học hàn quốc (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(497 trang)