Các truyện cổ dân gian tiêu biểu

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học hàn quốc (Trang 54 - 70)

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

1.2. Các truyện cổ dân gian tiêu biểu

D A N G U N LẬ P QUỐC GO JOSEON (ĐÀN QUÂN LẬP QUỐC c ồ TRIỀU TIÊN)

gụy77n/nóirằng:"Cáchđây2.000nămcóDangunWanggeom (Đàn Quân Vương Kiệm) định đô ở Asadal (A Tư Đạt) trong Kinh (Sơn hải kinh) gọi là Muyeop san (núi Vô Diệp) hay Baekak (Bạch Ngạc) dựng nên đất nước gọi là Joseon (Triều Tiên). Đây chính là thời kỳ cùng thời với vua Nghiêu.

Cổ ký nói rằng: "Ngày xưa có người con trai thứ của Hvvanin (Hoàn Nhân) chỉ Jeseok (Đế Thích) tên là Hvvanung (Hoàn Hùng) thường hay để ý tới thê giới dưới mặt đất và khao khát mưu cầu

Van fiọc dân gian

thế giới con người. Người cha biết được ý nguyện của con trai nên đã cúi xuống nhìn Samwi Taebaek (Tam Nguy Thái Bá) thấy rất đáng làm lợi cho con người nên đã trao cho Hvvanung ba thiên phù ấn1 rồi cho xuống cai trị thế giới con người.

Hvvanung mang theo 3.000 người và hạ giáng xuống dưới sindansu (cây thần đàn) trên đỉnh núi Taebaek (Thái Bạch), tức Myohyang (núi Diệu Hương) ngày nay. Người ta gọi nơi này là Sinsi (Thần Thị)2 và gọi vị này là Hwanung thiên vương. Hvvanung thiên vương mang theo Pungbaek (Phong Bá, thần gió), Usa (Vũ Sư, thắn mưa), Unsa (Vân Sư, thần mây) chủ quản 360 việc của thế giới con người như lương thực, sinh mệnh, bệnh tật, hình phạt thiện ác, cai trị và giáo hóa thế gian...

Thời đó có một con gấu và một con hổ sống cùng nhau trong một cái hang thường cẩu xin Hvvanung cho được trở thành con người.

Khi đó Hwanung đưa cho chúng hai mươi củ tỏi và một ôm lá ngải thần và nói:

- "Các ngươi hây ăn những thứ này và không nhìn ánh mặt trời trong một trăm ngày thì các ngươi sẽ có được hình vóc của con người".

Gấu và hổ nhận lấy tỏi và lá ngải ăn và giữ điều cấm kị trong samchilil (tam thất nhật)3. Gấu đã nhận được hình vóc của một cô gái nhưng hổ không kiêng kị được nên đã không thể trở thành người.

Ungnyeo (Hùng Nữ) không có người để kết hôn nên hàng ngày cầu nguyện dưới cây thẩn đàn mong được có con.

Hv\/anung tạm thời biên thành người kết hôn với Ungnyeo và sinh ra một người con trai đặt tên là Dangun VVanggeom (Đàn Quân Vương Kiệm).

1. "Thiên phù ấn": vật trở thành biểu tượng sự linh nghiệm và uy lực của thần

2. "Thần thị": nơi được coi là mang tính thẩn thánh vào thời đại thần linh cai trị (thẩn chính) 3. Trong tín ngưỡng dân gian, số 3 và số 7 cũng có nghĩa là "giữ gìn, kiêng kỵ". Trong Phật giáo, số 7 cũng được xem là một đơn vị mang tính thời hạn.

Píuui TídTíai Hứn, NguyễnTíiị HiềnVằn íiọc Hàn

H ổ và G ấu tìm đến xin H w a n u n g cho đư ợc thành người'

Dangun Wanggeom đã định đô ở Pỵeongyang (thành Bình Nhưỡng) và đặt tên nước là Joseon (Triều Tiên) vào năm Canh Dẩn khi Đường Nghiêu lên ngôi được 50 năm.

Sau đó Dangun Wanggeom lại dời đô về Asadal ở núi Baekak. Nơi đó cũng còn được gọi là Gunghol (núi Cung Hốt) hay Geummidal (Kim Di Đạt), ông đã trị vì đất nước ở núi Baekak trong suốt 1.500 năm. Năm Kỉ Dậu khi Vũ Vương nhà Chu lên ngôi đã cấp đất ở Joseon cho Gija (Cơ Tử). Thế nên Dangun đã dời đô về Jangdang gyeong (Tàng Đường kinh) rồi lại quay lại Asadal trở thành thẩn núi và sống ẩn mình ở đó. Lúc đó ông đã 1.908 tuổi.

[11 Yeon (Trần Thị Bích Phượng dịch) 2012: T a m q u ố c d i Nxb.

Văn hóa Văn nghệ, TP HCM , 24-27]

1. Nguồn: http://taekwondo.wikia.com/wiki/Dan-Gun?file=Dangun.jpg

56

V anfw cdọncjỹu t

1.2.2. Truyền thuyêt

TRÁNG Sĩ TRẺ CON

Sau khi bộ tộc Jang được hình thành, bộ tộc Park đến cư ngụ gần bên. Gia đình họ Park đến sớm nhất. Họ gọi ngôi làng là Gum eongdong. Nếu nhìn trên ban đo, bạn se thay no. Khi ngươi cha của gia tôc Park mất, con cháu khong tim được nơi chon cat, VI

vậy họ chỉ chôn tạm. Một ngày kia, có mọt tu SI đen va muon ơ lại ban đêm. Khi thấy chủ nhà có vẻ như đang thời kỳ tang chế, tu sĩ hỏi: "Gia chủ, anh đang có tang chăng?"

"Vâng, cha tôi mới mất"

"Anh đã tìm được nơi chôn cất ông cụ chưa?"

"Chúng tôi nghèo lắm, nên không thể tìm được nơi chôn cất, mới chỉ chôn tạm thôi".

Tu sĩ nói: "Được, tôi đã thấy một nơi trên núi, vậy ngày mai chúng ta lên đó, anh có thể mai táng cha a n h .

Họ thức dậy sớm, mang theo đồ ăn và đi. Nếu bạn hỏi họ đi đâu, xin trả lời là ngôi làng phía đông mà họ đến, nay gọi là Beon- gaeteo. Lúc ấy, họ gọi là Deokpatje. Khi đến nơi, thầy phong thủy, nói' "Chỗ này đây". Phía trước, bên phai la ba tang đa, ba tang đa lớn. "Nơi đây rất tốt". Gia chủ có tang nói.

Sau khi tu sĩ đi, họ quay lại và chôn cất cha ở đó. Ngày hôm sau con dâu nhà họ Park bắt đẩu có dấu hiệu mang thai. Một đêm nọ, giữa đêm, mẹ đứa trẻ nhìn đứa trẻ và thấy mồ hôi túa ra từ đứa trẻ, cảnh ấy thật lạ lùng. Ba ngày liền, mồ hôi túa ra kiểu đó.

Rồi đứa trẻ hồng hào như hoa hồng nhanh chóng lơn dậy, mơ cưa và đi ra ngoài - đứa trẻ mới được sinh ra. Trước đứa trẻ là một cái cây hồ đào lớn, đứa trẻ lập tức trèo lên trèo xuống nhanh nhẹn, thể hiện tài năng phi thường. Trèo xuông, đứa tre đên phong mọ mình, và khi mẹ nhìn, mồ hôi đứa trẻ lại túa ra. Người mẹ vội nói với cha chổng.

"Chúng ta rắc rối to rồi", ông nói.

pfwn Tíụ Tfm. HỂn, Hýtyễn Tíụ Hiền • Van fiọc Hàn Qịiỉc

"Sao Cơ ạ?"

"Chúng ta sẽ làm gì với đứa trẻ vừa mới sinh ra, trong đêm, đã bật dậy và làm những trò quái dị đó?"

"Chúng ta phải giết nó thôi".

Nếu không may, đứa trẻ lớn sẽ thành kẻ phản nghịch nhưng nếu may mắn, nó sẽ thành trung thần. Không thể ngói yên mà chờ đợi những điều bấp bênh nguy hiểm như vậy. Vì thế, họ lấy một bao đậu đỏ và ấn lên đứa bé, đứa bé quằn quại rồi chết.

Ba ngày sau, vị tu sĩ qua nhà. ông nói: "Mới có đứa trẻ ra đời.

Hãy mang nó ra đây cho ta".

Họ trả lời: "Ổ, không, không có đứa bé nào được sinh ra cả".

"Mang đứa bé ra đây ngay! Ta sẽ mang nó theo ta!"

Họ cứ nói là không có đứa bé nào còn tu sĩ thì cứ yêu cầu trao đứa bé cho ông.

Cuối cùng, họ đành nói thẳng: "Có thể nó sẽ lớn lên thành kẻ phản nghịch, có thể nó sẽ giết cả nhà họ Park chúng tôi. Vì thế, chúng tôi giết chết nó rồi".

Nghe thế, vị tu sĩ đấm ngực đau đớn:

"Ta phải đón đứa bé và mang đi cùng ta. Bây giờ ta biết làm sao? Các ngươi sẽ sớm sinh hai đứa bé nữa, phải trông nom chúng và trao lại cho ta". Nói rồi, tu sĩ bỏ đi.

Ngày hôm sau, với tiếng "wang" kinh thiên động địa, một con Long Mã đến trước sân, quỳ bốn chân xuống, rồi nhảy tung lên.

Nó phi nước đại khắp sân rồi cuối cùng, nằm xuống và chết, nơi nó chết, bỗng mọc lên một cây lê lớn. Đến ngày nay, nơi này vẫn được gọi là Làng Cây Lê Long Mã. Vị tu sĩ đã tiên báo là sẽ có hai tráng sĩ trẻ con khác được sinh ra. Để điều đó không xảy ra, nhà họ Park đào những ngôi mộ của một cô gái trẻ và một chàng trai trẻ lên, lấy thi hài họ ra rồi chôn xuống trước và sau cây lê. Vì vậy nên người ta không thể lay chuyển cây lê. Dù lê là tổ tiên của chúng tôi,

Vằn fiọc cứn (ỵúm

nhưng ngày nay chú n g tôi vẫn ăn lê. Hàng năm chúng tôi bàn bạc có n ên đào những thi hài lên. Cây lê đâm cành trổ n hánh xum xuê.

Trong làng ch ú n g tôi không có nhiều người, dẫu vậy, tất cả chúng tôi vẫn không th ể nhất trí với nhau nên làm th ế nào.

[Phan Thị Thu Hiền dịch. Từ Seo Dae Seok (com piled), Peter H.

Lee (edited) - 2005: Oral Literature ofKorea, Jim oondang, 112-114].

C hú thích:

T ruyền th u y ết “Agi jangsu” (Tráng sĩ trẻ con) này đư ợ c kể ở khắp b án đảo H àn. N gười ta th ư ờ n g chỉ rõ n h ữ n g chứng tích cụ th ể m ỗi địa p h ư ơ n g về n ú i đá có vết chân chiến m ã và cái ao nơi chiến m ã lao xuống.

1.2.3. Truyện cổ tích

ANH EM MẶT TRĂN G , MẶT TRỜI

gày xửa ngày xưa trong núi hẻo lánh kia có người m ẹ góa bụa sống cùng m ột đứa con trai và một đứa con gái. Hằng ngày người m ẹ phải vượt qua năm ngọn đồi để đi dệt vải cho nhà người ta. Trước khi đi bà dặn hai đứa con:

"Bất kỳ ai đến gọi mở cửa thì các con cũng không được tùy tiện m ở n g he chưa. Nếu nói là mẹ thì phải sờ bàn tay, nếu đúng là bàn tay này thì mới được m ở cửa cho vào'.

Sau khi kết th ú c m ột ngày dệt vải, nhà chủ nấu bánh gạo kiều m ạch mời bà ăn nhưng bà nghĩ đến những đứa con đang đợi bà ở nhà nên bà không thể nuốt trôi được. Bà không ăn, gói vào lá bí định đem về nhà, chủ nhà thấy thế bèn lấy thêm phẩn cho những đứa con và bảo bà m ang về.

Bà cầm lấy và chạy thật nhanh về nhà vì trời đã tối. Nhưng trên đường đi, khi bà định vượt qua ngọn đèo thứ nhất thì có m ột con hổ nhảy ra, q uát to:

"Bà kia, nếu cho ta một chén bánh gạo ta sẽ không ăn thịt bà".

PÍian Tíụ Tím Hiền, Nguyền Tíiị MíềỉiVằn íiọo Màn Q ilic

Vì vậy bà múc một chén cho nó. Nó ăn hết rồi thong dong bỏ đi.

Khi bà định vượt qua ngọn đèo thứ hai, thì con hổ lúc nãy lại xuất hiện, quát to:

"Bà kia, nếu cho ta một chén bánh gạo ta sẽ không ăn thịt bà".

Vì vậy bà múc một chén cho nó. Nó ăn hết rồi bỏ đi.

Vừa định vượt qua ngọn đèo thứ ba, tên hổ lúc nãy lại xuất hiện,quát to:

"Bà kia, nếu cho ta một chén bánh gạo ta sẽ không ăn thịt bà".

Bà lại múc đưa cho nó. Thức ăn bà đi làm có được cho bọn trẻ ăn giờ chỉ còn một chén thôi.

Vừa định vượt qua ngọn đèo thứ tư, tên hổ lúc nãy lại xuất hiện

"Bà kia, nếu cho ta một chén bánh gạo ta sẽ không ăn thịt bà"

Vì thế bà múc hết cả chén cuối cùng đưa cho nó.

Giờ là lúc vượt qua ngọn đèo cuối cùng thì nó lại xuất hiện.

"Bà kia, nếu cho ta một chén bánh gạo ta sẽ không ăn thịt bà"

Nhưng bánh gạo bà đã cho nó ăn hết rồi, giờ lấy đâu ra bánh gạo nữa mà cho chứ? Bà bảo với nó là không còn bánh gạo, thế là nó nuốt chửng bà vào bụng. Con hổ ăn thịt bà mẹ xong, nó mặc áo của bà, dùng khăn của bà, và đi vể nhà, nơi có những đứa trẻ đang đợi.

"Các con ơi, mẹ về rồi đây, mở cửa cho mẹ đi".

Bọn trẻ nghe được, chúng biết đây không phải là giọng của mẹ mình:

"ủa, đây không phải là giọng của mẹ chúng tôi".

Nghe thế, con hổ đáp lại:

"Trời lạnh quá, mẹ phải vượt qua đèo nên bị cảm ấy mà. Mở cửa cho mẹ nhanh lên đi".

Bọn trẻ nhớ đến lời mẹ dặn trước khi đi:

Vằn Học dãn

Ông trời thả xuống sợi thừng cho hơi em 1

"Nếu vậy thì hãy cho chúng tôi xem tay qua cái khe cửa này đi".

Con hổ đẩy chân trước của nó vào khe cửa, hai đứa trẻ sờ thử, ôi nó thật sẩn sùi. Chân của hổ thì phải như vậy rồi.

"Ui chao, có phải là tay mẹ chúng tôi đâu".

Nghe th ây thế, con hổ đi vào bếp, bôi đẩy bột vào chân trước của m ình, sau đó nó cho chân trước của m ình vào khe cửa. Lẩn này hai đứa trẻ sờ thử chân, thì thấy trơn giống như tay mẹ của chú ng . Đứa em trai mở của mà không cần suy tính gì.

Hai đứa trẻ nhìn thấy một thân hình to đùng tiên vào nhà, dù nó m ặc quần áo của mẹ, dùng khăn tay của mẹ, nhưng chỉ nhìn là biết chắc chắn đó không phải là mẹ rồi. Đứa chị nắm lấy tay em chạy về hướng cửa sau, leo lên cây liễu.

1. Nguồn: https://www.redbubble.com/peop!e/ujean1974/works/1564839-the-sun-and- moon-korean folk-taỉe

Pilan Tid THu ¡-(ổn, Ntfuyeti Tĩiị HiềnVun Học Hàn Qĩi*c

Con hổ chạy theo sau thấy hai đứa trẻ leo lên cây bèn nói:

"Chúng bay leo lên đấy bằng cách nào thế?"

"Tụi tôi bôi dầu mè vào tay rồi leo lên thôi".

Con hổ nghe theo lời của đứa chị, chạy ngay vào bếp bôi chét đầy dầu mè vào chân định bò lên cây, nhưng mà trơn quá nó không thể leo lên được. Nó bám lấy một chân cũng trơn, hai chân cũng trơn, thằng em trai thấy cảnh tượng như thế buồn cười quá cười ha ha:

"Con hổ thật ngu ngốc. Chúng tôi dùng rìu chặt vào cây rồi leo lên đó".

Con hổ nghe vậy mang cây rìu đến vừa chặt vào cây vừa leo lên.

Leo lên gần đến ngọn cây, gần bắt được hai chị em. Lúc ấy đứa chị mới khấn với ông trời:

"Ông trời ơi, ông trời ơi. Nếu ông có lòng muốn cứu chúng con thì ông hãy thả xuống cho chúng con cái thúng mới treo trên sợi dây thừng mới, còn nếu ông muốn giết chết chúng con thì ông thả xuống cho chúng con cái thúng cũ treo trên sợi dây thừng cũ".

Vừa nói xong từ trên trời có cái thúng mới cùng với sợi dây thừng mới được thả xuống. Hai chị em leo lên thúng ấy đi lên trời.

Con hổ nhìn thấy hai chị em đi lên trời, nó cũng xin với ông trời cho nó được đi lên trời. Nhưng mà nó lại xin ngược lại như thế này:

"Ông trời ơi, ông trời ơi. Nếu ông muốn cứu con thì ông thả xuống cho con cái thúng cũ treo trên sợi dây thừng cũ, còn nếu ông muốn giết chết con thì ông thả xuống cho con cái thúng mới treo trên sợi dây thừng mới".

Vì vậy mà ông trời thả xuống cho nó sợi dây thừng cũ cùng với cái thúng cũ. Nó leo lên đấy, đi được một đoạn thì sợi dây thừng đứt rơi xuống, cái thúng vì vậy cũng rơi xuống theo. Con hổ bị rơi xuống cánh đổng kê nên ngày nay thân kê bị đỏ, chắc là vì lúc đó bị đâm vào mông của con hổ.

62

Vằn íiọc dấn ýú ỉn

Sau khi hai chị em lên trời, người chị trở thành m ặt trời, người em trở thàn h m ặt trăng. Còn người mẹ thì sao? Người m ẹ sau khi chế t trở thàn h mây. Bà trở thành mây, ngày đêm dõi theo các con m ình là m ặt trăng và mặt trời, nếu con người cứ nhìn theo hoài thì con bà sẽ m ắc cỡ, có khi bà lại che cho chúng nữa.

[Seo Jeong O h kể (Đỗ Ngọc Luyến dịch) - 2011: 100 chuyện ngày xưa đặc sắc H àn Quốc, 72-76]

C hú thích:

T ru y ện n ày rấ t n ổi tiếng, kể về nguồn gốc của m ặt trăng, m ặ t trờ i và lý do vì sao th â n cây kê m àu đỏ.

N G Ư Ờ I Đ Ầ Y T Ớ LÁU CÁ LÁU TÔM CHƠI KHĂM CH Ủ

Ngày xửa ngày xưa có một viên quan, ô n g ta không có con trai chỉ có m ột cô con gái. ô n g ta rất giàu có, có m ột người hầu ch u yên chăm sóc ngựa cho ông ta. Một ngày kia, ông ta quyết định đi chơi H anyang (tức Seoul ngày nay), ô n g ta nói đầy tớ dắt con ngựa mà ông ta cưỡi.

- "Nghe này", viên quan nói, "Hanyang là nơi mà nếu không trông chừng cẩn thận, người ta lấy mất cả mũi trên m ặt m ày đấy.

Liệu mà giữ gìn".

- "Vâng, thưa ông. Con sẽ cảnh g iá c '.

Đ ế n bữa trưa, ông bảo đẩy tớ: "Gọi cái gi cho ta ăn đ i '.

- Vâng, gọi m ón gì, thưa ông?

- Gọi cho ta m ột bát cháo đậu đen.

Khi đầy tớ m ang cháo lại, viên quan thay han đang nhung ngón tay vào tô cháo, vớt cái gì đó.

- Mày làm cái gì thế hử?

-T hư a ông chủ, con bị hắt xì hơi khi bê tô cháo.

- Đ ồ khốn. Mày nốc đi.

píuut Tíú Tfui Hiền, Nguyễn TíiỊ HiềnVắn học H àn Q u ìc

Thế là anh đẩy tớ ăn hết tô cháo, viên quan chịu đói cho đến.

tối khi dừng ở một quán trọ. Anh đầy tớ giải thích với người chủ quán: "Chủ của tôi thích đổ đựng thức ăn phải thật nóng, ô n g hãy đun tô chén trong nước sôi thật kỹ trước khi xới cơm vào đấy".

"Tôi hiểu rồi". Chủ quán nói.

Khi đồ ăn được mang đến, viên quan cầm lấy, tay chạm vào tô, chén nóng bỏng.

- Oái! Nóng quá!

- Ông gọi con ạ? Con đây - Anh đầy tớ nói.

Viên quan định ăn cơm nhưng nóng quá nên ông đẩy mâm ra.

- Thưa, ông không ăn sao? - Đẩy tớ nói. Và anh ta ăn hết sạch.

Đến lúc này thì viên quan tức sôi lên. ông quyết định đuổi tên đẩy tớ về. Nhưng vì ngày hôm sau ông có công việc nên phải để đầy tớ trông nom con ngựa.

- Này, ta phải đi đây một chút. Viên quan nói. Chỉ một lát thôi, mày phải để mắt trông coi con ngựa đấy.

-Vâng, thưa ông.

Viên quan đưa cho anh đầy tớ giữ con ngựa. Khi quay trở lại, ông ta thấy đầy tớ nằm úp mặt, giấu mũi xuống dưới đất bụi, con ngựa thì không còn gì ngoài cái mũi trong tay hắn.

- Mày làm gì con ngựa rổi hả?

- Ông chủ ơi, ông xem đấy. Con đang nằm, giữ con ngựa. Vì ông cảnh báo con rằng người ta có thể lấy mất mũi của con nên con giấu mũi sâu dưới đất. Rồi kẻ bất lương nào đó đã cắt mất toàn bộ con ngựa chỉ để lại mỗi cái mũi này đây.

-Tao sẽ giết mày, đồ khốn! Viên quan thét lên.Tao phải làm gì với mày đây. Tao mà để mày đi cùng thì rồi tao không còn cái gì sất.

Mồm tao cũng không, thân tao cũng không nữa.

Rồi ông ta viết một tờ giấy, dán vào lưng tên đẩy tớ: "Ta đuổi tên đẩy tớ này vể nhà. Ai thấy nó thì giết nó ngay lập tức".

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học hàn quốc (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(497 trang)