SÂN KHẤU DÂN GIAN
Cảnh 4: Nhà sư phá giới
2. Văn học cổ điển và ảnh hưởng Trung Hoa
Chữ Hán du nhập bán đảo Hàn từ trước Công nguyên. Với chữ Hán, bắt đầu xuất hiện những tác phẩm văn học viết đầu tiên của Korea. Khoảng th ế kỷ VI, thế kỷ VII, văn tự Hỵangchal và Idu (m ượn ầm và nghĩa chữ Hán để ghi lại tiếng Hàn) bắt đẩu xuất hiện. Năm 1443, Hangeul (chữ Hàn) đã được sầng tạo mở ra m ột thời kỳ mới khi người Hàn có thể sáng tác và thưởng thức văn chương trong ngôn ngữ, văn tự của chính dân tộc m ình.
Song trùng ngôn ngữ - văn tự Hán và Hàn là m ột trong những đặc điểm quan trọng của văn học cổ điển Korea, tương tự như văn
Phan Thị Thu Ị-íần, Nýuyễn Thị Hiền • Van học Hàn Qịíỉc
học CỔ điển của các nước khác ở Đông Á thuộc vùng văn hóa chữ Hán (Nhật Bản, Việt Nam).
Sự hình thành và phát triển văn học chữ Hán và văn học quốc ngữ qua các thời kỳ lịch sử của Korea có thể tóm tắt như sau:
(1) Thời Tam Quốc và Silla thống nhất (57 TCN - 935): Hyangga được viết trong chữ viết Hyangchal là thể thơ bản địa sớm nhất còn được giữ lại. Văn học chữ Hán mới hình thành.
(2) Thời Goryeo (918 -1392): Chữ Hán được dùng làm ngôn ngữ viết chung của tầng lóp có học trong xã hội. Vãn chương chữ Hán chiếm ưu th ế trong quý tộc yangban và các nhóm trí thức khác, còn văn chương truyền khẩu của quần chúng được ghi lại bằng văn tự.
Idu, Hyangchal.
(3) Thời Ịoseon (1392 - 1910): Sau khi Hangeul (chữ Hàn) được sáng tạo vào năm 1446, văn chương chữ Hán và văn chương chữ Hàn cùng tổn tại và quan hệ chặt chẽ với nhau. Cuối thời Joseon, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội quỷ tộc quan liêu cổ truyền sụp đổ và văn chương chữ Hán mất đi tính chính thống của nó. Văn chương chữ Hàn tiến tới chiếm ưu thế toàn diện.
2.2. Ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo
Ả nh hưởng Trung Hoa không chỉ giới hạn ở văn tự m à còn là nhiều phương diện quan trọng của văn hóa và văn học cổ điển Korea. Trong đó, nổi bật là vai trò của Nho giáo và Phật giáo đối với văn học chữ Hán cũng như văn học quốc ngữ.
Thời Silla thống nhất, Phật giáo là quốc giáo. Thời Goryeo, Nho giáo phát triển song hành cùng Phật giáo. Thời Joseon, Nho giáo trở thành quốc giáo, Phật giáo bị gạt ra khỏi cung đình. N hìn tổng thể, trong văn học cổ điển Korea, N ho giáo có vai trò thống lĩnh lâu dài và.
ảnh hưởng sâu sắc nhất. Chính sự kết hợp của Nho giáo với Shaman giáo, Đạo giáo, Phật giáo tạo nên những sắc thái riêng của văn học cổ điển Korea qua các thời kỳ.
Hậu kỳ Trung đại, ảnh hưởng phương Tây dần thay thế cho tư
Vằnhọcc* (Éền
tưởng Trung Quốc trung tâm. Kito giáo du nhập, dần phát huy ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa và văn học Korea.
3. Đặc điểm văn học khu vực Đồng Ấ và b ả n sắc d ân tộc của văn học cổ điển Korea
Từ thời Tam Quốc qua thời Goryeo, ảnh hưởng văn hóa, văn học Trung Hoa đã được người Hàn tích cực tiếp thu, cũng có khi bị áp đặt (như giai đoạn dưới ách thống trị Nguyên Mông) nhưng chủ yếu là trong tư thế chủ động. Thời Joseon nêu rõ lập trường “sự đại giao lần”
nghĩa là phụng sự nước lớn và kết giao với các nước ngang hàng xung quanh. Văn học cổ điển Korea, vì vậy, chia sẻ những đặc điểm chung có tính loại hình của văn học khu vực Đông Á với những tương đổng vẽ hệ thống thể loại, đề tài, tư tưởng, chủ để và cả các phạm trù thẩm mỹ. Những đặc điểm chung khu vực này được biểu hiện trước nhất, đậm đặc nhất trong văn học chữ Hán nhưng cũng không thể nói là không ảnh hưởng tới văn học quốc ngữ.
Mặt khác, ý thức dần tộc của Korea cũng rất m ạnh mẽ. Từ thời Tam Quốc đến thời Joseon (chỉ trừ giai đoạn dưới ách thống trị Nguyên Mông), các triều đại phong kiến đểu sử dụng quốc hiệu, niên hiệu riêng. Văn học cồ điển Korea tiếp thu ảnh hưởng Trung Hoa nhưng ngay trong bộ phận văn học chữ Hán đã luôn coi trọng thực tiễn, chú ý biến đổi những quy chuẩn Trung Hoa cho phù hợp cuộc sống và con người dần tộc Hàn. Năm 1478, vua Seongịong (Thành Tông) đã ban lệnh biên soạn bộ sách Đông văn tuyển tập hợp tác phẩm của hơn 500 văn nhân Korea từ thời Tam Quốc đến đầu thời Joseon, xếp niên đại song song với văn học Trung Hoa. Đông văn tuyển thể hiện niềm tự hào về thành tựu văn học, văn hóa phong phú của người Hàn, có thể so sánh với Trung Hoa. Hậu kỳ Joseon, ý thức độc lập càng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành thơ chữ Hán “phong cách Joseon”.
Bản sắc dân tộc của văn học cổ điển Korea càng rõ nét hơn trong bộ phận văn học quốc ngữ qua nội dung cũng như nghệ thuật mang sắc thái riêng của tâm hổn dân tộc, gắn bó với hiện thực đời sống của dân tộc.
CHƯƠNG I
VĂN HỌC THỜI TAM Quốc