BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN
2.4. BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 1897 – 1918
2.4.2. Phân hóa xã hội
Sự phân hóa xã hội truyền thống bản địa ở giai đoạn này chưa rõ nét.
Trong một đơn vị làng là đồn điền, tầng lớp trên là chủ nhất, chủ nhì, các xu, cai, xếp; sự phân biệt đối xử dựa theo chủng tộc, cấp bậc rất rõ ràng. Tầng lớp dưới là công nhân sống lao động khổ nhục, bất bình trước sự áp bức của chủ, song nhận thức của họ về phương pháp đấu tranh cách mạng còn yếu, các phong trào đấu tranh giai cấp nổ ra quyết liệt và phần lớn mang tính tự phát.
Phân hóa xã hội xét theo sự phân bố nghề nghiệp thuộc hai phạm vi các nghề truyền thống và nghề mới du nhập. Sự phân hóa theo ngành nghề lao động tác động đến sự phân chia các giai tầng xã hội có địa vị và quyền lợi kinh tế, chính trị khác nhau. Vì vậy sự phân hóa xã hội ở đây được xem xét ở khía cạnh phân bố nghề nghiệp và phân hóa giai cấp trong xã hội.
Các nghề truyền thống của địa phương bao gồm:
Nghề trồng trọt là nghề truyền thống của cư dân địa phương. Toàn bộ người dân tộc thiểu số làm rẫy là chính, kết hợp với làm ruộng do học được của người kinh. Người kinh chủ yếu làm ruộng nước. Canh tác nông nghiệp của người dân tộc thiểu số còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường chỉ đủ lương thực cho sáu tháng!
Nghề thủ công là nghề phụ được thực hiện sau những lúc nông nhàn.
Nghề săn bắn, đi rừng và đánh bắt hải sản là những nghề sở trường góp phần tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên số lượng sản phẩm thu được còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Nghề thầy lang, thầy cúng, ở mỗi làng đều có một số người lợi dụng yêu thuật để khống chế người khác. Tuy vậy, vẫn có thể xem đây là một nghề trong xã hội bản địa vì tính phổ biến và mức độ chi phối đời sống xã hội của nghề này khá sâu sắc.
Nghề buôn bán chỉ được thực hiện bởi những người giàu có trong các bộ tộc người Stiêng và Khmer. Hình thức buôn bán rất giản đơn, thường là trao đổi các sản vật, vật phẩm từ rừng hay các vật dụng thủ công, ngà voi, chiêng, ….Những chuyến đi buôn của người Khmer, hàng hóa thường vận chuyển bằng voi hoặc đôi khi dùng thuyền độc mộc. Khoảng cách của các tuyến đường hành nghề của họ tính từ nơi sinh sống khoảng hơn 100 km. Ngoài ra, người kinh với người dân tộc thiểu số thường trao đổi muối hoặc sắt để lấy mật ong và nhiều thứ quý hiếm từ rừng.
Cùng với quá trình xâm lược bằng vũ lực, thực dân Pháp cố gắng thực hiện các hoạt động xã hội, từng bước lấn vào đời sống xã hội. Các trường học, trạm y tế được xây dựng có người chuyên trách, hình thành một số nghề mới.
Nghề dạy học, trước khi thực dân Pháp xâm lược người dân tộc thiểu số tại chỗ hầu như không cần đến học hành. Từ năm 1904, Pháp bắt đầu thử nghiệm việc dạy học đối với người dân tộc thiểu số. Họ lập hai học bổng cho trường con trai ở tỉnh lỵ, nhưng các học sinh do không quen với việc học hành đã bỏ trốn và sau đó không có người thay thế. Năm 1915, trường học trong vùng người dân tộc thiểu số cư trú tại Hớn Quản được thành lập với thâm ý của thực dân Pháp là để
huấn luyện một đội ngũ chức dịch người dân tộc thiểu số phục vụ cho chính sách cai trị chia rẽ dân tộc, “dùng người Việt trị người Việt”.
Nghề thầy thuốc, đầu thế kỷ XX, các tộc người dân tộc thiểu số cư trú ở Bình Phước vẫn chưa thoát khỏi cuộc sống xã hội theo tổ chức của chế độ nguyên thuỷ mạt kỳ, bước đầu chuyển sang xã hội có phân chia giai cấp và nhà nước. Trình độ chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý xã hội của họ còn thấp. Hoạt động kinh tế và xã hội của cư dân đều dựa vào luật tục.
Từ năm 1861, khi thực dân Pháp chưa làm chủ miền Đông Nam Kỳ, song chúng đã có nhiều hoạt động thăm dò thám sát vùng này. Chính quyền thuộc địa hỗ trợ đầu tư quy mô cho việc thâm nhập tìm hiểu ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số. Các biện pháp xâm nhập chuyên nghiệp của chủ nghĩa thực dân từng sử dụng cho suốt quá trình xâm chiến thuộc địa thế giới cũng được áp dụng ở Bình Phước, từ dùng vũ lực, truyền giáo kết hợp song song với lôi kéo mua chuộc… Những hoạt động kinh tế, xã hội bề ngoài tỏ vẻ tốt đẹp đều là một phần của chính sách xâm nhập vào xã hội người dân tộc thiểu số. Một số lĩnh vực xã hội đặc biệt được chủ nghĩa thực dân khai thác triệt để vào phục vụ cho quá trình chinh phục cai trị các tộc người có trình độ phát triển thấp là tôn giáo, y tế và giáo dục được kết hợp đồng bộ với nhau. Song song với những biện pháp quân sự, thực dân Pháp thực hiện một số biện pháp trấn an mềm dẻo đối với người dân tộc thiểu số. Ví như, cho mở một số cơ quan y tế, trường học để hỗ trợ “coi sóc” dân cư địa phương.
Cư dân Đông Dương nói chung còn xa lạ đối với các dịch vụ y tế. Các địa phương vùng xa xôi hẻo lánh trước khi có các dịch vụ y tế thành lập hầu như không biết gì đến việc chữa bệnh bởi thầy thuốc đã qua đào tạo chuyên môn [44, tr 47]. Ngay cả việc sinh nở cũng là tự nhiên, hay cùng lắm cũng chỉ được giải quyết bằng kinh nghiệm của các mụ đỡ trong vùng. Trẻ sinh ra không hề được chăm sóc nên tỷ lệ tử vong cao. Ở vùng núi, người ốm thường được chăm sóc bằng các loại cây thuốc có sẵn trong tự nhiên, họ chỉ quen lối chữa bệnh bằng kinh nghiệm, thuốc là lá rừng hoặc bằng phép thuật của những thầy lang, thầy phù thuỷ, đối với họ đấy là các thầy thuốc chuyên nghiệp. Vị thế của các thầy lang, thầy cúng, thấy phù thuỷ tại các phum, sóc, buôn (làng) ở hầu khắp các dân tộc người thiểu số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên Nam Bộ là không thể thay thế, phán quyết của họ thậm chí quyết định tính mạng của con bệnh.
Theo Baudrit, khí hậu của vùng Bình Phước rất khắc nghiệt. Do vậy, vi trùng bệnh sốt rét rừng, bệnh đậu mùa và các căn bệnh nhiệt đới luôn đe dọa họ. Dĩ nhiên, người dân tộc thiểu số là nạn nhân đầu tiên của chúng. Họ đối phó với chúng bằng cách bỏ làng trốn đi nơi khác.
Nguyên nhân nhiễm bệnh của người dân tộc thiểu số là do đói nghèo và thiếu hiểu biết. Đôi khi bị mất mùa, họ ăn cả những thú vật bị nhiễm độc như thằn lằn, rắn, giun đất và chuột...[92, tr 28]. Vì vậy, từ năm 1860, thực dân Pháp đã mở các trung tâm y tế để chăm sóc sức khoẻ cho binh sỹ. Các bệnh viện lớn được lập đa số đặt tại các trung tâm đô thị trong cả nước như bệnh viện Chợ Quán (1895), Viện Pasteur Sài Gòn (1891), Viện Pasteur Nha Trang (1895)... Trường Y khoa Hà Nội (1902) là nơi đào tạo nhân viên y tế cung cấp cho các địa phương [18, tr 216].
Tại Bình Phước, trong giai đoạn đầu của cuộc khai thác chưa có các trạm hoặc cơ sở y tế chuyên trách, mà chỉ có một số nhân viên y tế phục vụ cho các ông chủ tại đồn điền cao su.
Nhìn chung, cơ cấu nghề nghiệp của Bình Phước đến năm 1918 rất đơn điệu thể hiện rõ tính chất manh mún hoang dã của xã hội tộc người dân tộc thiểu số tại chỗ bước vào giai đoạn mạt kỳ của chế độ công xã nguyên thủy.
Sự phân hóa giai cấp sơ khai của xã hội tộc người Stiêng truyền thống được tác giả Phan An mô tả khá chi tiết ở bài viết về tổ chức xã hội của người Stiêng trong tác phẩm Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, gồm có các tầng lớp sau:
Bảng 2.5. Sự phân hóa xã hội người Stiêng
Nguồn: [1, tr 104 - 111]
Xã hội người Stiêng được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu công đất rừng, được phân chia bình đẳng theo luật tục. Đơn vị làng là tổ chức hành chính duy nhất, được cố kết bởi quan hệ huyết thống.
TOM BON (chủ làng)
TOM GIAU (chủ dòng họ)
BU KUÔNG (chủ gia đình)
BU KHƯNG (người giàu)
KON ĐEK (tôi tớ) PRĂK (thần linh, thầy cúng)
Theo tác giả Trần Bạch Đằng và Ngô Văn Lý, quan hệ xã hội Stiêng dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng nguyên thủy và phân chia thứ bậc rõ rệt. Trong xã hội tộc người, Tom Bon và Tom Giau phải là những người có tuổi cao, có uy tín đối với làng và dòng họ. Quan hệ giữa hai tầng lớp trên này đối với các tầng lớp dưới là quan hệ khá êm đẹp được cố kết và dựa trên quan hệ huyết tộc. Trong gia đình, chủ gia đình thường là phụ nữ, con sinh ra được lấy theo họ mẹ. Mỗi gia đình có nhiều thế hệ chung sống. Người giàu có do thế tục là chủ yếu, họ thường là những người đứng đầu xã hội. Tuy nhiên, về mặt tinh thần vai trò của họ vẫn đứng sau già làng trưởng bản.
Tầng lớp chăm lo về mặt tinh thần cho cộng đồng buôn, làng… là các thầy cúng (Prăk).
Những phán quyết của họ thường làm thay đổi cả số phận, tính mạng của dân làng. Prăk thường lợi dụng uy thế của mình dưới danh nghĩa thần linh để uy hiếp tinh thần kẻ khác, nhằm khẳng định vị thế xã hội của mình.
Tôi tớ là thành phần thuộc hạng thấp kém nhất trong xã hội. Họ thường là những kẻ bị mắc nợ không có khả năng thanh toán hay là dân thường bị bắt trong các cuộc xung đột giữa các cộng đồng các tộc người dân tộc thiểu số với nhau để tranh giành nguồn nước hay địa bàn sinh sống. Tuy vậy, họ vẫn được xem như một thành viên trong cộng đồng làng xã, sinh hoạt chung với chủ, có quyền chuộc lại thân phận hoặc trả tự do khi họ đủ điều kiện, tuy nhiên cũng có nơi họ chỉ được xem như tài sản của gia đình những người giàu có. Họ sống trong nhà chủ, phục vụ những công việc do chủ yêu cầu. Do vậy, tôi tớ không phải là lực lượng sản xuất nuôi sống xã hội.
Cơ cấu xã hội - tộc người dân tộc thiểu số tại chỗ dựa trên mối quan hệ đẳng cấp, phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội. Sự phân chia các tầng lớp, giai cấp xã hội ở các tộc người Stiêng giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu, mà theo nghiên cứu của Lưu Hùng về các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên nước ta thì sự nảy sinh các quan hệ bóc lột ở giai đoạn tiền xã hội có giai cấp và nhà nước là bước đầu của sự phân hoá các thành phần giai cấp trong xã hội: “Trước hết, về chế độ lệ thuộc – cống nạp tập thể, một hình thái bóc lột ở giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thuỷ, đặc biệt phát triển khi xã hội hình thành giai cấp gắn liền với chiến tranh cướp bóc. Đặc điểm của nó là sự lệ thuộc và bóc lột mang tính tập thể: cả tập thể người thua trận bị lệ thuộc vào kẻ chiến thắng và bị kẻ chiến thắng bóc lột. Xã hội truyền thống Trường Sơn – Tây Nguyên nằm trong giai đoạn tan rã sâu sắc của chế độ công xã nguyên thuỷ, lại bị ảnh hưởng bởi quỹ đạo chiến tranh bắt nô lệ và thị trường nô lệ do người Thái, người Khơ – me và người Lào khuấy động. Bởi vậy xưa kia tình
trạng huynh đệ tương tàn giữa các buôn làng và giữa các tộc người khá phổ biến trong nhiều vùng của Gié–Triêng, Xơ-đăng, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho, Xtiêng, v.v…” [35, tr 57], hay “Về các hình thức bóc lột nội bộ công xã, thông thường người ta thấy dựa trên hai cơ sở: hoặc là sự phân lại của cải, hoặc là sự trao đổi “có đi có lại” [35, tr 58].
“Về phương diện xã hội, có thể chia lao động trong đời sống cổ truyền ở Trường Sơn – Tây Nguyên thành ba phạm vi:
1. Lao động trong kinh tế của gia đình mình 2. Lao động làm mướn
3. Lao động cho kinh tế của người khác.” [35, tr 59].
Hình thức “lao động cho kinh tế của người khác” chủ yếu diễn ra đối với những người dân tự do có nhà cửa, song không hề có chút tài sản nào và tự nguyện trao gửi thân mình vào các gia đình có thế lực kinh tế. Họ trở thành những người bị lệ thuộc về kinh tế, một khả năng có thể xảy ra là sự lệ thuộc một phần về con người thể hiện qua vị thế xã hội thấp kém của họ, có thể gọi là “tôi tớ”.
Trong xã hội tồn tại tầng lớp nô lệ vì nợ. Số lượng nô lệ vì nợ trong xã hội người Stiêng được nhận định là phát triển cao hơn so với một số dân tộc khác ở Trường Sơn –Tây Nguyên.
Tầng lớp nô lệ có nguồn gốc xuất thân đa dạng, có thể là chiến tù, do bị mua bán hoặc là nô lệ thế nợ.
Địa vị kinh tế thấp kém trong xã hội đã quyết định vị thế xã hội của tầng lớp nô lệ dựa vào nguồn gốc xuất thân. Nô lệ thế nợ và người tự nguyện trao thân cho gia đình khác trở thành thành phần kinh tế của người khác, do không có hay bị mất sở hữu, là những người bị lệ thuộc kinh tế. Sự lệ thuộc không hoàn toàn về thân thể, đồng nghĩa với việc họ có cơ hội trở thành người tự do nếu trả xong nợ. Nô lệ xuất thân là chiến tù hay do bị mua bán hoàn toàn không có cơ hội chuộc lại thân phận đến hết đời.
4. Loại nô lệ thế nợ phải lệ thuộc cuộc sống vào gia đình chủ với tư cách con tin và là nhân lực lao động bắt buộc, loại nô lệ tự nguyện (tôi tớ) phải trở thành thành viên của gia đình khác với tư cách một nhân lực lao động tự nguyện. Nô lệ bị mua bán hay chiến tù phải ở với chủ nô với tư cách là một gia sản và nhân lực lao động.
Tác giả Phan An trong luận án Phó Tiến sỹ khoa học Lịch sử đã viết: “Ở người Xtiêng theo tài liệu của Gerber, có thể thấy “thân phận nô lệ trên thực tế vẫn “bình đẳng” với chủ nhà, chỉ khác là họ mất tự do”, “đa số nô lệ rất khổ cực, bị khinh bạc và hắt hủi cả trong nhà chủ cũng như ngoài xã hội, thậm chí bị đánh đập ở mức không có thương tích và không chết” [3, tr
63]. Vậy thì, nô lệ trong xã hội người dân tộc thiểu số tuy bị đối xử thấp hơn những tầng lớp khác, nhưng vẫn không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra nguồn của cải cho toàn xã hội.
Nhìn chung, xã hội cổ truyền Trường Sơn – Tây Nguyên đã tồn tại nhiều hình thức quan hệ bóc lột khác nhau như dùng vũ lực để cướp phá bắt người của các buôn làng khác, người đứng đầu cộng đồng dùng chế độ khoản đãi bằng ăn uống nhằm huy động nhân công trục lợi, lợi dụng địa vị xã hội để chiêu tập lao động dưới hình thức mượn người làm giúp, nuôi rẽ súc vật, sử dụng lao động làm thuê trả bằng hiện vật, sử dụng lao động là người phụ thuộc, nô lệ, lợi dụng vị thế xã hội để nhận quà bằng hiện vật, súc vật và sản vật quý….Song xét đến cùng đó mới chỉ dừng lại ở hình thức bóc lột sơ khai của xã hội mới bắt đầu phân chia giai cấp.
Thời Pháp thuộc, sự xuất hiện của người Âu buộc người Stiêng phải thay đổi vùng cư trú, điều kiện sản xuất và sinh hoạt truyền thống, gây không ít hoang mang cho đời sống của họ.
Tuy vậy, giai đoạn 1897 – 1918, thực dân Pháp chưa có điều kiện can thiệp sâu vào xã hội tộc người nên nhìn chung cơ cấu xã hội không có chuyển biến lớn. Xã hội truyền thống vẫn được bảo tồn ở chế độ thị tộc mẫu hệ, tuy nhiên, vị thế kinh tế và vai trò của người đàn ông trong xã hội đã dần thay đổi. Do tiếp xúc văn hoá thường xuyên diễn ra giữa các bộ tộc, tộc người nên xã hội bản địa không mang tính đồng nhất về cấu trúc xã hội và văn hoá [25, tr 311 – 316].
Trước năm 1918, xã hội truyền thống của người dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu sống theo luật tục, đề cao vai trò của người già và phụ nữ trong xã hội. Làng là đơn vị hành chính duy nhất, là cơ sở kinh tế – xã hội cao nhất dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống. Các mối quan hệ trong xã hội Stiêng khá dân chủ, bình đẳng, mang tính cộng đồng cao, quan hệ dòng họ chiếm lĩnh đời sống tinh thần của toàn cộng đồng [50, tr 122 – 126]. “Tập quán pháp Stiêng là cơ sở bảo tồn văn hoá truyền thống tộc người Stiêng” [50, tr 115]. Nó tồn tại “nhằm duy trì sự cố kết cộng đồng”, “cố kết các cá nhân các tập hợp người trong cộng đồng là làng Stiêng”, “Tập quán pháp Stiêng là cơ sở vận hành của xã hội Stiêng” [50, tr 110 – 111]. Quan hệ xã hội tộc người Stiêng được duy trì thông qua luật tục, nổi bật là mối quan hệ về sở hữu và sử dụng đất rừng (bao gồm canh tác rẫy, ruộng nước, đất dự trữ (rừng lồ ô, tre, cây cũ đang tái sinh), đất thổ cư, đất cấm canh tác (nghĩa trang, rừng già, đồi cao nơi có thần rừng “yang pri” cai trị…) [50, tr 55 – 62].
Xã hội truyền thống giai đoạn này chưa bị xâm nhập bởi yếu tố ngoại xâm.
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế tác động quyết định đến sự thay đổi của cơ cấu xã hội mà trong đó cơ cấu xã hội giai cấp là quan trọng hơn, có khả năng chi phối các thành phần cơ cấu xã hội khác. Trước lúc Pháp xâm lược, thành phần giai cấp cơ bản của xã hội bản địa là nông dân. Khi thực dân Pháp cai trị, ngay từ đợt khai thác lần thứ nhất người nông dân địa phương đã