3.3. BIẾN ĐỔI KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 1919 – 1945
3.3.1. Cơ sở hạ tầng kinh tế
3.3.1.1. Giao thông vận tải
Sự phát triển rộng trải đều của các tuyến giao thông và quy trình bảo dưỡng các tuyến đường thường xuyên được thực hiện có kế hoạch, cơ bản được phân loại theo kết cấu bao gồm đường liên tỉnh và đường nội hạt.
Đối với Bình Phước, sự mở rộng của mạng lưới giao thông ngoài phục vụ cho việc khai thác kinh tế, đảm bảo an ninh cho chính quyền thuộc địa, nó còn làm giảm bớt sự cô lập của các làng tập trung người dân tộc thiểu số sinh sống.
Đường liên tỉnh được ví như tuyến huyết mạch chính của địa phương là đường thuộc địa 13 và 14 tiếp tục được tu sửa, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển mủ cao su về xuôi.
Tổng cộng đến năm 1930, hai tuyến đường huyết mạch này có chiều rộng bề mặt là 5.0 mét, chiều dài 140 km 199 (đường 13) và 40 km 528 (đường 14) [108, tr 63] được hoàn tất việc trải đá. Trên địa bàn tỉnh, suốt thời Pháp cai trị, ngoài hai đường thuộc địa số 13 và 14 ra không có tuyến đường nào khác được mở thêm.
Người dân tộc thiểu số là lực lượng nhân công đóng góp quan trọng trong việc mở mang phát triển mạng lưới giao thông địa phương. Từ năm 1928 đến năm 1936, Th. Gerber đã sử dụng lực lượng nhân công và lính tự vệ để mở con đường mòn xuyên qua Sở Đại lý, nối liền với Bù Đốp và vùng đầu mối của ba biên giới (Nam Kì – Campuchia – Trung Kì), bằng cách đi qua các đồn điền BuYamPhut – Djamap – BuPrang. Đường này khởi đầu từ đường thuộc địa 14, cách phía bắc trung tâm Bù Đốp khoảng 6 km [108, tr 65]. Thời ấy, nó đã đạt đến mức chuẩn về mặt vị trí cũng như an ninh cho vùng đất này. Tuy gọi là đường mòn, song “Đường mòn Gerber” có ý rất nghĩa lớn gắn liền với lịch sử chinh phục vùng người dân tộc thiểu số của thực dân Pháp, đồng thời mang lại những thuận lợi về kinh tế, chính trị và quân sự cho vùng cao nguyên Nam Trung Bộ.
Đường nội hạt đóng vai trò thiết yếu duy trì sự lưu thông nội vùng. Loại đường này chuyên dùng phát huy tối đa vai trò bảo vệ và mở rộng những khu rừng phòng hộ lớn ở Cần Lê và Bù Đốp.
Chiều dài của đường rừng phân khoảnh không ngừng được nhân lên, 241 km (1930) và được mở thêm 112km 1(1931 – 1935)[108, tr 65]. Tổng cộng đến năm 1937, đường loại này có 360 km.
Những tuyến đường phục vụ việc lưu thông sinh hoạt cũng được mở khắp địa bàn. Từ năm 1919 đến khoảng đầu thập niên 30, thế kỷ XX, loại đường địa phương, đường thôn quê do mỗi địa phương tự đắp làm lối lưu thông, sinh hoạt và chạy theo các đồn điền cao su. Chúng có kích cỡ đa dạng, số lượng nhiều không thể kể hết. Loại đường này được làm mới hoặc sửa sang từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cả vốn ngân sách lẫn thu từ dân, sau khi hoàn thành giao trách nhiệm quản lý cho dân ven hai bên đường, đồng thời chính quyền còn có những quy định cụ thể dành cho các phương tiện lưu thông trên mỗi tuyến đường [119]; [120]; [121] [122]; [123];
[124]. Tổng chiều dài các tuyến đường nội hạt được ghi nhận có 164.685 km được trải đá Laterit, 18 km 770 đá hoa cương và 8 km 500 [108, tr 64] đường bằng đất nện. Ngoài ra còn tồn tại cả mạng lưới đường xã, thôn. Từ năm 1919 đến năm 1929, toàn tỉnh Thủ Dầu Một có 66 km 371 đường xã rải đá Laterit, 30 km 056 rải đá hoa cương, 12 km 283 được thảm nhựa [108, tr 65]. Số chiều dài của các loại đường liên tục được tăng lên theo cấp số cộng, chưa kể việc tu bổ
nâng cấp thường kì các tuyến đường cũ phản ánh rõ sự thay đổi ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng và diện mạo kinh tế địa phương.
Các loại phương tiện giao thông công cộng phối hợp với các tuyến đường nội hạt góp phần đảm bảo việc lưu thông khá đều đặn giữa các đồn điền đầu những năm 30 thế kỷ XX. Hầu hết đồn điền là điểm tập kết của mọi nhu cầu về dịch vụ và tiếp tế. Số lượng xe tải đăng ký lưu thông qua các địa phương khác trên địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước lúc bấy giờ có 2 chiếc chạy tuyến Thủ Dầu Một - Kratié. Sau đó, được tăng thêm 2 chiếc tuyến Thủ Dầu Một – Minh Thành và 16 chiếc tuyến Bến Cát - Hớn Quản – Bù Đốp.
Trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, đến tận năm 1922 mới có đường xe điện chạy bằng hơi nước từ Gò Vấp đến Lái Thiêu qua sông Sài Gòn. Giao thông vận tải đường bộ mới chỉ mở đến phía nam Thủ Dầu Một. Đường thủy do địa hình cấu tạo phức tạp, sông nhiều thác ghềnh hiểm trở nên bất tiện cho thuyền bè lưu thông. Đầu thập niên hai mươi, đoạn đường xe điện mới được Công ty xe điện Pháp nối tiếp đến Thủ Dầu Một và chạy đến Bến Đồng Sổ (1929).
Từ năm 1929 đến năm 1932, Công ty đường sắt Lộc Ninh và Miền Trung Đông Dương, mở nối một đoạn đường sắt có bề rộng một mét chạy từ ga Bến Đồng Sổ đến tận Lộc Ninh.
Trong toàn tỉnh Thủ Dầu Một, đã có xe chạy xuyên suốt từ trung tâm Thủ Dầu Một đến Lộc Ninh bằng hơi nước. Từ trung tâm Thủ Dầu Một đến Sài Gòn chạy bằng xe điện. Những đường này nối liền với cảng, chợ ở Sài Gòn, các cơ sở kinh doanh nông nghiệp lớn và các khu dự trữ rừng, nhằm chuyên chở gỗ quý từ các khu rừng Hớn Quản và Bù Đốp về xuôi. Năm 1935, nó được trang bị thêm một bộ ghi với cổng tín hiệu đặt ở Cây Da và bắc Chơn Thành. Năm 1936, chính quyền thuộc địa đã thay thế Công ty đường sắt Lộc Ninh và Miền Trung Đông Dương trong việc khai thác tuyến Bến Đồng Sổ – Lộc Ninh. Tuyến này từ đó thuộc mạng đường sắt không nhượng của Đông Dương. Theo dự tính của cơ sở này, nó có thể được nối dài đến Kratié và Lào hoặc đến Daklak [86]. Hệ thống giao thông đường bộ tại địa phương đóng vai trò quan yếu đối với vùng kinh tế miền Đông Nam Kỳ suốt những năm cuối của thập niên 40 thế kỷ XX.
Tuyến đường bộ Dầu Tiếng – Sài Gòn được dùng chủ yếu để chuyên chở mọi sản phẩm của đồn điền Michelin về Sài Gòn [106]. Mạng lưới giao thông vận tải đã phát huy hết mọi khả năng lưu thông nhờ sự hỗ trợ của biện pháp bảo vệ từ chính quyền thuộc địa đối với các tuyến đường.
Như vậy, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1919 – 1929), đồn điền tại Bình Phước tiến triển rầm rộ, song song với sự chuyển biến đó, mạng lưới giao thông được hoàn chỉnh đã phát
huy hết tác dụng của nó đối với mưu đồ kinh tế - chính trị do chính quyền thuộc địa đã đặt ra.
“Đường mòn Gerber” đã xóa được giấc mộng kinh hoàng về những cuộc bạo loạn của người dõn tộc thiểu số. Trong khoảng sỏu năm, khoảng trắng rộng lớn chiếm gần ắ Sở Đại lý Bự Đốp ở phía bên kia sông Đak – Huýt đã bị xóa sổ, chấm dứt thời kỳ xâm nhập bằng vũ lực vùng dân tộc ít người của thực dân Pháp. Các tuyến lưu thông đường bộ kể cả được xếp hạng lẫn không được xếp hạng đều góp phần mở rộng việc giao lưu, nối liền các vùng cư dân hẻo lánh với các trung tâm kinh tế chính trị mới hình thành, hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác bảo vệ rừng, đồn điền cao su trên địa bàn quận Hớn Quản và Bù Đốp thời bấy giờ. Nhờ biện pháp quản lý chặt sát với tình hình cụ thể địa phương mà hệ thống đường giao thông đạt tuổi thọ lâu bền. Mạng lưới đường nội hạt trên địa bàn là nét đặc thù của giao thông Bình Phước thời thuộc Pháp.
3.3.1.2. Bưu chính
Từ cuối năm 1934, liên lạc từ trung tâm tỉnh Thủ Dầu Một với các trạm phía bắc (Bến Cát, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp) được bảo đảm bởi các đại lý đặc quyền đưa thư và Công ty đường sắt Lộc Ninh và Miền Trung Đông Dương, sau được thay bởi Sở đường sắt Đông Dương (1936). Đến những năm 1940, chỉ còn xe tải được trợ cấp giữa Lộc Ninh và Bù Đốp, Thủ Dầu Một và Minh Thành đi qua Bến Cát, sau cùng là giữa Thủ Dầu Một – Kratié qua Lộc Ninh và Snoul. Thư về đến các bưu cục ở thôn quê, hàng ngày được phát bởi người đưa thư đi bằng xe đạp [108]. Chính quyền thực dân, rất có chủ ý khi thiết lập ngay từ buổi đầu của thời kỳ bình định bằng quân sự hệ thống điện báo, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xâm lược. Giai đoạn này các cơ sở bưu chính không được mở thêm.
3.3.1.3. Cơ sở vật chất và phương tiện kĩ thuật
Sau chiến tranh giá mủ cao su tăng nhanh liên tục, thị trường thế giới khát mủ cao su, tình hình đó tác động mạnh và thúc đẩy hơn nữa quy mô đầu tư vào lĩnh vực trồng cao su tại miền Đông Nam Bộ. Đầu tư vào cây cao su khác hơn so với giai đoạn trước chiến tranh, yếu tố năng suất và chất lượng mủ được đặt lên hàng đầu. Tại Bình Phước mỗi ông chủ đồn điền đều có chiến lược kinh doanh mới, nhằm đảm bảo chất lượng mủ cạnh tranh với các các thuộc địa khác. Giai đoạn này, đa số các rừng cao su đều bước vào tuổi cho mủ, thu hoạch đại trà. Vì vậy nhà xưởng, kho hàng được xây dựng khang trang hơn. Mỗi đồn điền đều có các phương tiện xử lí nguyên liệu mủ thô [Phụ lục 10, tr 222; 228 - 229; 235 - 237] trước khi vận chuyển về xuôi để xuất khẩu. Bên cạnh việc trang bị các phương tiện vật chất, yếu tố nhân lực cũng được chú trọng nâng cấp về trình độ kĩ thuật.
Trước năm 1934, công nhân được tuyển dụng đại trà, số lượng càng đông càng sinh lợi cao cho chủ. Sau đó, diện tích đồn điền đã ổn định, nhu cầu mở rộng đồn điền đã nhường chỗ cho việc phát huy áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, cải tạo giống nhằm tăng năng suất mủ. Những công nhân tay nghề thấp, sức khỏe yếu bị sa thải. Số công nhân được giữ lại phải bồi dưỡng theo bài bản tiêu chuẩn hóa về kỹ năng cạo mủ [82, tr 305 – 310]. Các đồ dùng, vật dụng được trang bị cho cây và cả người cạo sao cho giảm bớt các thao tác thừa, di chuyển nhanh từ cây này đến cây khác để tiết kiệm thời gian [82, tr 304 – 305]. Các đồn điền xây dựng hệ thống động tác cạo mủ tiêu chuẩn hóa có tính bắt buộc. Thời gian cạo mủ cũng được nghiên cứu kỹ, kết quả sản lượng mủ thu được sẽ cao hơn 15% nếu thực hiện cạo trước lúc mặt trời mọc.
Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất được tư bản Pháp chú trọng.
Quá trình nghiên cứu cải tiến kĩ thuật cũng là quá trình thực nghiệm nhằm nâng cao năng suất mủ, cải tạo các vườn cây già cỗi, giống cũ …. Trong các đồn điền, chủ đồn điền thường sử dụng công nhân có tay nghề cao và máy móc được dùng ở một số công đoạn sản xuất.
Phân bón và kỹ thuật sản xuất mới được tăng cường để tăng năng suất. Từ đầu năm 1922, chế độ cạo mủ chuyển hẳn sang chế độ ngày cạo, ngày nghỉ (s/2; d/2). Sau nhiều năm thử nghiệm, chế độ cạo mủ ẵ vũng, cỏch một ngày cạo một ngày trước năm 1930 khụng cũn được ưa chuộng chuyển sang cạo nguyên vòng chỉ hai lần trong tuần, sau chuyển sang áp dụng chế độ d/4, cứ khoảng 5 ngày mới cạo một lần giúp cây có đủ thời gian tạo nhiều mủ chất lượng cao. Chế độ cạo mủ không ngừng được nghiên cứu, cải tiến đã góp phần đáng kể vào việc giảm số lần cạo mủ trong năm, số lượng công nhân do vậy cũng giảm.
Một số cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong công đoạn sơ chế mủ tại các đồn điền, nhằm đẩy nhanh tiến độ sơ chế, đảm bảo chất lượng mủ tốt và quan trọng hơn hết là hạ giá thành sản phẩm. Vào thập niên 1930 những cải tiến kỹ thuật sơ chế mủ và máy móc hiện đại được sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng mủ và tiết kiệm ngày công lao động, giảm từ 30 công/1 tấn cao su khô xuống còn từ 8 đến 6 công/1tấn. Thời gian xông khói giảm từ 8 ngày xuống còn khoảng 4 ngày một mẻ. Nhiên liệu đốt lò xông do vậy cũng được tiết kiệm từ 2,5 kg củi chỉ còn 0,5 kg củi để cho 1kg mủ khô [82, tr 317 – 318]. Nhờ có những cải tiến trong công đoạn sơ chế mủ mà mủ cao su tại các đồn điền đất đỏ đã đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hàng xuất khẩu quốc tế.
Từ lúc giá mủ cao su biến động mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế, các trùm tư bản nông nghiệp đã tỏ ra có bản lĩnh kinh doanh. Họ tranh thủ lúc giá hạ tạm ngừng sản xuất để cải tiến kỹ thuật, chăm sóc tái sinh vườn cây già cỗi và cải tạo giống. Điển hình cho việc cải
tiến kỹ thuật của các đồn điền trồng cao su tại Nam Kỳ là các công ty đồn điền vùng đất đỏ:
đồn điền Xa Cam, An Lộc (Hớn Quản) và đồn điền Xa Trạch. Kết quả của việc tìm tòi kỹ thuật mới biểu hiện rõ ở năng suất mủ ở đất xám tăng từ 600 – 700 kg/ha lên 727 – 945 kg/ha. Trong nhóm các công ty cao su tại Đông Dương thực hiện cải tiến kỹ thuật, nhóm tài phiệt Rivaud – Hallet thuộc Công ty Cao su Đất đỏ nổi bật hơn hết với thành quả cao từ kỹ thuật ghép cây. Sở Khoa học (S-ce Scientifique) ra đời ở đồn điền Quản Lợi, từ năm 1928 đến năm 1930 đã xúc tiến ghép các dòng cao su vô tính với các vườn ươm, gỗ ghép ở Phú Hưng, Xa Cam, Quản Lợi…, đồng thời họ còn chú ý đến việc quy hoạch chuyên môn cho đội ngũ thợ ghép cây.
Từ năm 1932 đến năm 1944, Sở đã thành công trong kỹ thuật ghép thực nghiệm trên 305 cây, lập được 4 vườn ươm giống bằng kỹ thuật lai hoa. Công ty Michelin trong hai năm 1930 – 1931 đã tiến hành kỹ thuật ghép trên vườn cây thực sinh được trồng từ thập niên hai mươi. Nhờ vậy mà đến năm 1937, tổng diện tích cao su của công ty đạt 9.300 ha, tỷ lệ cây ghép đạt 95%.
Năm 1943, năng suất mủ trên cây ghép của 8 công ty lớn trên diện tích 33.000 ha đã chiếm 74
% sản lượng cao su Đông Dương. Tỷ lệ trung bình đạt 975 kg/ha. Một số đồn điền còn cho sản lượng vượt trội lên đến hơn 1200 kg/ha.
Cùng với việc cải tiến trang bị khoa học kĩ thuật, nhu cầu về nguồn nhân công có tay nghề cao đã làm thay đổi thái độ đối xử của các ông chủ với công nhân. Đời sống vật chất của công nhân đỡ bị o ép hơn trước, nhà ở sinh hoạt khang trang hơn, được xây bằng gạch nhiều hơn, thay thế dần những nhà tranh ẩm thấp. Những vấn đề vệ sinh tối thiểu đã được quan tâm trong chừng mực nhất định. Bề mặt cơ sở vật chất kinh tế - xã hội thay đổi rõ, biểu hiện sự sung túc hơn trước.
Sang giai đoạn 1919 – 1945, đầu tư của tư bản Pháp vào ngành khai thác mủ cao su tăng rõ rệt, tập trung vào nâng cấp, trang bị mới cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật cho việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh với thị trường quốc tế. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho cơ cấu kinh tế Bình Phước biến đổi theo hướng tỷ trọng kinh tế tư bản ngày càng tăng.