2.3. Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam, ở tỉnh Thái Nguyên và trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2011 - 2014
2.3.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên
2.3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên a. Tổ chức bộ máy và nhân lực
Sở Tài nguyên và Môi trường có 245 cán bộ công nhân, viên chức và người lao động, được bố trí ở 06 phòng (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng quy hoạch Kế hoạch, Phòng Đăng ký Đất đai, Phòng Quản lý khoáng sản, Phòng Quản lý tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn) và 06 đơn vị trực thuộc (Chi cục Bảo vệ Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, trung tâm kỹ thuật, trung tâm thông tin, quỹ bảo vệ Môi trường và Trung tâm Quan trắc - Công nghệ Môi trường).
Ở 09 huyện, thành phố, thị xã có 160 công chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất.
Ở 180 xã, phường, thị trấn đã có cán bộ địa chính.
b. Một số kết quả đạt được
- Ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được công bố, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp luật đất đai. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong toàn ngành, xây dựng trang Web điện tử để thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin liên quan đến Pháp Luật đất đai; tổ chức giao lưu trực tuyến với tổ chức, cá nhân. Sở đã thành lập
đường dây nóng tiếp thu và trả lời ý kiến của người dân, tổ chức. Đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND các huyên, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn về Pháp luật đất đai và các văn bản có liên quan.
- Kết quả đo đạc địa chính
Hiện nay, toàn tỉnh đã đo vẽ lập bản đồ địa chính được 150 xã, phường, thị trấn ở các tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1: 2000, 1: 5000 và 1: 10.000, với diện tích 295.905 ha, chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên, nhưng đã hoàn thành xong toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh được xây dựng từ năm 1993 đến năm 1997. Năm 2001, toàn bộ hệ thống bản đồ địa giới hành chính của tỉnh đã được số hoá. Tuy nhiên, hồ sơ địa giới hành chính 364 còn nhiều tồn tại, sai sót; mâu thuẫn giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất các cấp được phê duyệt: Đối với cấp tỉnh: Năm 2005, đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010), được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006. Đối với cấp huyện:
Toàn bộ 9/9 đơn vị cấp huyện trong tỉnh đã quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Đối với
cấp xã: Toàn bộ 180/180 đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2010, như sau: Nhóm đất nông nghiệp thực hiện được 40.005,45ha, đạt 255,48% kế hoạch được duyệt (chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp). Nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện được 3.781,99 ha, đạt 41,57% kế hoạch được duyệt. Nhóm đất chưa sử dụng giảm (do chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp 36.951,36 ha).
- Công tác đăng kí, thống kê đất đai: Tích cực chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã thực hiện kế hoạch cấp GCNQSD đất đúng tiến độ, phân công lãnh đạo sở và chuyên viên theo dõi, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch cấp GCNQSD đất, kiểm kê đất đai đối với từng huyện, thành phố, thị xã.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Năm 2014 là năm thứ 12 ngành TN & MT tỉnh Thái Nguyên thực hiện cơ chế “ một cửa” khi giải quyết thủ tục giao đất, thuê đất, cấp GCNQSD đất, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thuê và bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, qua thực hiện đã giảm được phiền hà cho đối tượng sử dụng đất và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, các tổ chức đến liên hệ được hướng dẫn tận tình, chu đáo. Trong năm 2014 đã tiếp nhận và giải quyết nhiều hồ sơ giao đất thuê đất.Đã thẩm định làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt. Ngoài ra ngành đã tích cực tham gia tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo bồi thường, GPMB dự án khai thác, chế biến khoáng sản. Cử chuyên viên trực tiếp tham gia Hội đồng thẩm định GPMB nhanh, đúng quy định, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Đường tránh thành phố Thái Nguyên, cải tạo nâng cấp quốc lộ 3...
- Công tác thanh tra, kiểm tra, khiếu nạu tố cáo: Tỉnh đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra và đã phát hiện nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng đất vi phạm pháp luật, việc cấp GCNQSD đất trái với quy
định pháp luật 31 hộ với tổng diện tích là 34.982 m2. Đoàn đã kiến nghị thu hồi GCNQSD đất trái với quy định. Trưng thu nộp ngân sách hoặc Nhà nước 86.669.680 đồng, đồng thời với công tác thanh tra, kiểm tra tỉnh đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, tỉnh đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thýờng xuyên phối hợp với các ngành có liên quan các huyện, thành phố, thị xã để hướng dẫn các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, tránh tình trạng đơn thư vòng vo vượt cấp.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính: Thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”
trong các lĩnh vực: giao đất, thuê đất và cấp GCNQSD đất tránh được nhiều trở ngại cho nhân dân.
2.3.2.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Phổ Yên
- Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Thực hiện luật đất đai 2003 , Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phổ Yên tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Thực hiện chỉ thị 364/HĐ-BT của Thủ tướng chính phủ , địa giới hành chính của huyện đã được đo đạc, cắm mốc địa giới và bàn giao cho UBND huyện quản lý . Hồ cơ quản lý và sử dụng đúng theo quy định, mốc giới ngoài thực địa thường xuyên được kiểm tra , được xác định các phía tiếp giáp.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trên địa bàn huyện hiện nay đã tiến hành thành lập bản đồ địa chính, chính quy có lưới tọa độ chuẩn quốc gia VN 2000 với các tỷ lệ 1:000 cho đất
nông nghiệp và đất ở, đất lâm nghiệp có tỷ lệ là 1:10.000. Vì vậy ranh giới, mục đích sử dụng các thửa đất được xã đinh rõ rang.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho toàn huyên được UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó xây dung quy hoạch sử dụng đất đại của 18 xã và thị trấn đã được UBND huyện Phổ Yên phê duyệt. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của các xã được kiểm tra, giám sát thường xuyên.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong nhưng năm gân đây công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất của huyện đã được quan tâm. Việc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một trong bước tiến trong quản lý đất đai, một trong nhưng giải pháp chấm dứt tình trạng vô chủ , sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bước đâu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất phát triển kinh doanh.
- Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện chỉ thị 18/TTg của Thủ tướng Chính Phủ, đến nay huyện Phổ Yên đã triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và các tổ chức . Đất ở đã cấp được 33390 bìa với diện tích cấp là 1895,85ha . Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 30282 bìa với diện tích cấp là 13052,29ha.
- Công tác thông kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sỏ Tài nguyên và Môi trường công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt. Đất đại đã được thống kê hang năm và kiểm kê 5 năm một lần theo quy định của ngành.
- Quản lý tài chính về đất đai
Trong nhưng năm qua kinh tế của thái nguyên có bước phát triển tăng cao, trong đó tài nguyên đất đai đóng vài trò hết sức quan trong trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Năm 2009 đã thẩm định trình UBND tình quyết định phê duyệt giá đất cụ thể trong các trường hợp: đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng
Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh phê duyệt. Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đo đạc đia chính, đăng ký QSD đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giá dự toán cho công việc thông kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Trong nhưng năm qua trên địa bàn huyện Phổ Yên thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất trong thực tế đã và đang có lúc rất sôi đông nhưng cũng khó khan trong quản lý. Các hoạt động mang tính tự phát không có sự tham giam quản lý của cơ quan Nhà nước và định hướng phát triển thị trường này.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Căn cứ vào quy định của pháp luật và Luật đất đai trong nhưng năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh và huyện đã và đang quản lý, giám sát việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo ra các Quyết định cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện tại địa phương, đảm bảo mòi quyền lợi họp pháp của người dân đông thời cũng động viên nhân dân thực hiện nghĩa vụ đóng góp với nhà nước bằng việc nộp thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Hiện nay vẫn còn một số đơn vị sử dụng đất vượt ranh giới được giao như công trinh công cộng, đường giao thông, tự ý đổi đất cho nhau không được cấp có thẩm quyền cho phép, mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép, tự ý chuyển mục địch sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép những trường hợp cần được kiểm tra và có biện pháp xử lý.
- Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong những năm qua huyện Phổ Yên trên cơ sở Luật khiếu nại tố cáo và Luật đất đai đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định cho việc tăng cường công tác quản lý đất đaiở địa phương, cũng như quy định quy chế có liên quan đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp các ngành.
Phần 3