Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản của xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tiên Phong nằm ở phía Đông Nam của huyện Phổ Yên, địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:
- Phía Đông giáp xã Hà Châu, xã Nga Mi – huyện Phú Bình.
- Phía Nam giáp xã Hoà Sơn, xã Thái Sơn, xã Hoàng Vân - huyện Hiệp Hoà – tỉnh Bắc Giang.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Tiến.
- Phía Tây giáp xã Đông Cao, Tân Hương, huyện Phổ Yên.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Trên bản đồ địa hình, xã có địa hình với những đồi bãi xen ghép, là một trong những xã trong huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
4.1.1.3. Thủy Văn
- Nguồn nước mặt: Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.
4.1.1.4. Khí hậu , thời tiết.
Xã Tiên Phong chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa hè nóng và mưa nhiều ( từ tháng 5
đến tháng 11), mùa đông khô và ít mưa ( từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau)
a. Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình qua các năm của khu vực xã là 21,8- 24,7 oC. Trong năm, tháng nóng nhất là vào tháng 6 nhiệt độ từ 27-29,7oC và tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 nhiệt độ từ 15,5 – 16,5oC
b. Nắng: Kết quả số liệu 10 năm gần đây cho thấy số ngày nắng ở khu vực xã khá cao : tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 – 1.500 giờ, với tổng tích ôn trên 8000oC và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ. Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 9 với tổng số giờ nắng là 185 giờ
c. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1.800 – 2.200 mm, tập trung mưa mạnh nhất vào các tháng 6,7,8 và 9 (chiếm tỉ 80%
lượng mưa của cả năm ), bình quân lượng mưa hàng tháng trong các tháng này từ 300 – 400 mm.
d. Lượng bốc hơi - độ ẩm
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.008 mm.
Nhìn chung, chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa:
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84 mm
+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9 mm + Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3): 62,7 mm
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí giao động từ 60 - 90 %, trung bình của 10 năm gần đây giao động 84 - 86 %. Mùa khô độ ẩm xuống thấp, có năm độ ẩm chỉ có 59 - 70 % vào những tháng 1, 2 và 8, 9 là những tháng có độ ẩm cao từ 87 - 89 %.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 1493,48 ha, chiếm 5,71 % tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, so với mặt bằng chung của huyện thì Tiên Phong là một trong những xã có nguồn tài nguyên đất chiếm tỷ lệ lớn. Ở đây chủ yếu là đất lúa, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm.
Trên địa bàn xã có các loại đất chình là:
- Đất Feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét (F^s) diện tích 100ha -Đất dốc tụ (D) diện tích là 270 ha
-Đất nâu vàng trên phù xa cổ ( F^p) diện tích 210ha -Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (F^q) diện tích 200ha -Đất bạc màu (B) có diện tích là 250ha
-Đất phù sa được bồi (p^b) có diện tích 378,47 ha -Đất sông suối (P^y) có diện tích 59,02ha
Tóm lại, tài nguyên đất của xã Tiên Phong khá đa dạng về loại đất, vừa có loại đất có độ dốc < 3o thuận lợi cho sản xuất lúa màu và cây công nghiệp hàng năm, vừa có loại đất thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Xã Tiên Phong có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Với lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các sông, kênh mương, hồ, ao tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu, dung cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm
phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Nhưng hiện nay, việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.
c. Tài nguyên rừng
Hiện tại xã có 18,63ha đất rừng chiếm khoảng 1.24 % tổng diện tích đất tự nhiên,trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường,hạn chế quá trình, xói mòn.
d. Tài nguyên nhân văn
Tổng số hộ trong toàn xã (đến tháng 12/2013) có 14.356 người, với tổng số hộ 3.032 hộ, 100% dân số của xã là dân tộc Kinh sinh sống tại 27 xóm. Xã có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu thương, chịu khó. Về bản sắc văn hóa, nhân dân có truyền thống cách mạng, đoàn kết, ham hiểu vươn lên và có giá trị tinh thần.