Điều kiện kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã tiên phong, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2014 (Trang 37 - 41)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

4.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, cán bộ và nhân dân xã Tiên Phong đã ra sức phấn đấu phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 đạt 13% tăng 0,9 % so với năm 2011. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 14,5%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp thủy sản 48,6%, Công nghiệp xây dựng 26,3%, thương mại 25,1%,

Đứng trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và sự ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Song dưới sự tập trung lãnh đạo của BCH Đảng bộ, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân, tình hình kinh tế của xã vẫn giữ

được ở mức ổn định và phát triển đạt mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ gắn với đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng giữ vững và ổn định về lương thực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

* Về trồng trọt

Đảng bộ luôn tập trung chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm ổn định lương thực cho quá trình phát triển kinh tế. Mạnh dạn đưa các loại giống lúa cao sản, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, tổng sản lượng năm sau cao hơn năm trước.

* Về chăn nuôi

Trong những năm qua trên địa bàn xã tiếp tục duy trì, phát triển đàn vật nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, quy mô vừa và nhỏ. Tranh thủ các nguồn vốn cho vay đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi, mở rộng quy mô chuồng trại theo hướng công nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật đạt hiệu quả kinh tế cao. Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.

Cả xã hiện nay có 16 trang trại lợn nuôi trên 70 con/ lứa. 5 trang trại gia cầm nuôi 7200 con/lứa. Công tác thú y được quan tâm, phòng và chống các loại dịch bênh được bà con nhân dân chú trọng.

b. Chăn nuôi thủy sản

Chăn nuôi thủy sản trên địa bàn xã chưa phát triển chủ yếu là các ao nhỏ chưa được đầu tư phát triển chăn nuôi hàng hóa.

c. Khu vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2009 có 2 thôn được công nhận làng nghề truyền thống mây tre đan đó là thôn Hảo Sơn và thôn Thù Lâm. Làng nghề gô mỹ nghệ cũng có bước phát triển đột phá, từ vài chục xưởng sản xuất nhỏ lẻ nay đã có hơn 200 xưởng chế biến đồ gỗ mỹ nghệ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước, hàng năm thu hút 600 – 700 lao động. Năm 2013 tại làng nghề Giã Trung, giá trị sản xuất đạt 15,7 tỷ đồng, tăng 5,2 tỷ đồng so với năm 2012. Bên cạnh sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và mây tren đan xã còn có 7 cơ sở sản xuất ghạch đất nung đã được phê duyệt phê duyệt đảm bảo về môi trường, góp phần tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

d. Khu vực thương mại - dịch vụ

Trên địa bàn xã Tiên Phong có 01 điểm chợ với tổng diện tích là:

7000m2, hiện nay đang được thi công xây dựng mới theo quy hoạch tiêu chuẩn của nhà nước về chợ nông thôn, đảm bảo cho thương mại phát triển, đưa tốc độ phát triển dịch vụ thương mại lên 25,1%.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số và lao động: Tổng số hộ của toàn xã (đến tháng 12/2013) là 3072 hộ, tổng nhân khẩu là 14.356 khẩu. 100% dân số của xã là người Kinh, không có người dân tộc thiểu số. Lao động trong độ tuổi là 8039 người, trong đó lao động nông nghiệp là 4093 người chiếm tỷ lệ 50,9%, lao động công nghiệp là 1768 người chiếm tỷ lệ 21,99%, lao động dịch vụ là 1929 người chiếm 23,99% tổng số người trong độ tuổi lao động của cả xã.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông:

Từ năm 2010 UBND xã tập trung vào việc hoàn thiện các hồ sơ làm đường bê tông nông thôn cho các thôn xóm đã có thiết kế. phối hợp với UBND huyện Phổ Yên trong việc giải phóng mặt bằng và giám sát thi công

xây dựng các tuyến đường vào khu ATK của xã và tuyến đường từ trung tâm xã vào làng nghề thôn Giã Trung. Đến nay gói thầu 1 đường ATK đã thi công xong 2,5 km đường bê tông.

Đối với các tuyến đường bê tông nông thôn tại các thôn xóm: Đã lập hồ sơ thiết kế cho các thôn xóm là 10024 m, được UBND huyện ra quyết định 6994 m, còn lại 3030 m xã đang lập tờ trình để bổ sung vào kế hoạch.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tương đối hoàn chỉnh với chiều dài của hệ thống kênh mương là: 76,81.km, trong đó kênh cấp 3 là 18,31 km, hệ thống kênh mương nội đồng dài 58,5km. Trong đó số kênh mương đã được cứng hoá là 43,41km = 56,5% tổng số km kênh mương.

Toàn xã có 01 trạm bơm tiêu chống úng. Có 11,05 km chiều dài đê.

c. Y tế

Dù là một xã đông dân, đội ngũ cán bộ y bác sỹ còn thiếu nhưng trạm y tế xã đã nỗ lực hết mình để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng như các chương trình y tế triển khai ở địa phương. Thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm phòng cho bà mẹ, trẻ em.

d. Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã được chuẩn hoá 100 % và có 50 - 70 % giáo viên trên chuẩn. Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ lên lớp ở các trường đạt từ 98 % trở lên, tỷ lệ tôt nghiệp THCS là 100 %. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường của 2 trường mầm non đạt 100 % với 377 cháu ở trường mầm non 1 và 250 cháu ở trường mầm non 2, hai trường huy động 100 % các cháu trong độ tuổi vào lớp 1, trường THCS huy động học sinh lớp 6 đạt 100 %.

e. Văn hoá

Tập trung đẩy mạnh các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao hướng vào các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới.

tuyên truyền cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các ngày lễ lớn của dân tộc, tuyên truyền chính sách của Đảng.

4.1.2.5 An ninh quốc phòng Công tác quốc phòng:

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tham gia tố giác tội phạm, phong trào tự phòng, tự quản, tự bảo vệ được duy trì và đẩy mạnh. Phối hợp lực lượng dân quân thường xuyên tuần tra canh gác, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, duy trì chặt chẽ chế độ trực bảo vệ an ninh trật tự trong các dịp lễ tết. An ninh trật tự trên địa bàn được đẩy mạnh, giữ vững, không để xảy ra các vụ việc phức tạp.

Công tác an ninh:

Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo lực lượng an ninh tăng cường các hoạt động thực hiện chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, chống ma tuý. Tăng cường quản lý địa bàn, hộ tịch, hộ khẩu nắm bắt và giải quyết kịp thời khi có vụ việc xảy ra, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã tiên phong, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2014 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)