Những nghiên cứu về đốn chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Những nghiên cứu về đốn chè

1.4.1. C s khoa hc ca k thut đốn chè

Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.

Chu kỳ phát triển nhỏ là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè. Hàng năm vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô hạn…

cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 100C. Cây chè sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần.

Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây, bao gồm cả đời sống cây chè, được tính từ khi ra hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài 30- 50 năm, có khi tới hàng trăm năm.

Các tác giả đã chia chu kỳ phát triển của cây chè ra làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt) được tính từ khi hoa được thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành cây cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho tới khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 - 3 đến năm thứ 4 sau trồng).

- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) thời kỳ này kéo dài 20- 30 năm có khi tới 50- 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống, đất đai và điều kiện canh tác.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già, giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng suất giảm nhanh chóng.

Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn người ta xây dựng các biện pháp kỹ thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm năng của giống. Do đó việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè trong vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

- Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè M.A.Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì ở nách các lá thứ nhất, thứ hai đã có những mầm nách; khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ ba, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ tư…, ông cho rằng khi mầm chè qua đông hai lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ tư và lá thứ năm của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ hai (theo Djemukhatde- 1976) [8].

- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè trong điều kiện có đốn và không đốn Djemukhatde (1976) đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống không đốn thì các mầm chè phân hóa trong vụ thu, vụ đông sẽ hình thành búp trong vụ xuân. Trong khi đó ở nương chè có đốn thì sự phân hóa mầm chè chủ yếu được tiến hành trong vụ xuân.

- Nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất, K.E.Bakhơtatde (1948) cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là tương quan chặt: r = 0,965 ± 0,004. Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian [12].

- Cũng theo Nguyễn Ngọc Kính, [12] trong một năm nếu để chè sinh trưởng tự nhiên thì cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trưởng, gọi là đợt sinh trưởng tự nhiên. Nếu hái búp liên tục thì một năm có 6 - 7 đợt sinh trưởng, gọi là sinh trưởng nhân tạo hay còn gọi là sinh trưởng trong điều kiện thu hái búp. Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây chè, đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.

- Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè và sản lượng các tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994) [26] cho rằng sản lượng cây chè có hai yếu tố quyết định: Số lượng búp trên cây và khối lượng búp, trong đó số búp trên cây có tương quan thuận chặt với sản lượng, còn yếu tố khối lượng có tương quan không chặt với sản lượng, số búp trên cây là yếu tố nhạy cảm còn khối lượng búp là yếu tố ổn định và vì thế số búp trên cây có ý nghĩa lớn đối với sản lượng.

- Ngiên cứu về cấu trúc lá chè, các tác giả Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994) cho rằng: Các giống chè có sản lượng cao thường có góc lá 40- 600, khoảng cách giữa hai lá lớn. Các tác giả cũng cho rằng khoảng cách giữa hai lá có tương quan thuận với sản lượng và số lượng búp trên cây (r = 0,624 + 0,034) [27].

Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) cho rằng:

Hệ số diện tích lá có quan hệ thuận với mật độ búp từ tháng 5 đến tháng 12.

Hệ số tương quan giữa hệ số diện tích lá và khối lượng rễ là 0,934; tác giả còn cho rằng hệ số diện tích lá có tương quan thuận, chặt với năng suất [19].

Theo Nguyễn Văn Toàn (1994) thì đặc điểm của cây chè có sản lượng cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và có kích thước lá lớn (tạo ra khối lượng búp lớn) [26].

1.4.2. Nhng nghiên cu v k thut đốn chè

Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè. Do vậy kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu.

- Với kỹ thuật đốn chè cần chú trọng dạng hình đốn và thao tác đốn. Để xác định dạng hình đốn cần hiểu kỹ hoạt động sinh lý của cây chè. Trong điều kiện sinh thái nhất định cần đánh giá kỹ thuật đốn chè trong mỗi hoạt động sinh lý hút nước, tổng hợp và vận chuyển nhựa trong cây. Tác giả còn cho rằng không thể cùng áp dụng một dạng đốn hay cùng một thời vụ đốn cho cây chè ở những vùng sinh thái khác nhau [20].

- Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn đến cân bằng giữa các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây chè các tác giả J.J.B.Deus (1931), Eden (1958) đều cho rằng: Đốn chè là phá vỡ cân bằng giữa thân, lá và rễ, thúc đẩy hình thành một cân bằng mới sau đốn. Nếu ta không tạo cho cây chè một cần bằng mới sau đốn thì cây chè sẽ cho búp kém [20].

- Các kết quả nghiên cứu về loại hình đốn cho thấy: Ở Liên Xô cũ, Trung Quốc trong điều kiện lạnh thường đốn dạng mâm xôi; ở các nước sứ nóng như Ấn Độ, Srilanca, Châu Phi thường sử dụng dạng đốn xiên. Ở Zaia khi đốn người ta thường để lại một cành vượt giữ cho cây chè không bị chết [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)