Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 39 - 42)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

- Chè Shan 42 năm tuổi: Chè shan được trồng năm 1972, trồng trên đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, chè được trồng theo phương pháp phân tán, mật độ: 1600 cây/ha, cây chè cao trung bình 1,8 - 2m, năng suất chè 1,25 tấn/ha.

2.1.2. Vt liu nghiên cu

2.1.2.1. Đất trồng chè nơi thí nghiệm:

- Đất trồng chè nơi thí nghiệm: Đất ferarit, có dộ dốc 10%. Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về thành phân dinh dưỡng trong đất trước khi tiến hành thí nghiệm. Mẫu đất được lấy theo theo tiểu chuẩn: TCVN 5297:1995

- Cách lấy mẫu phân tích: Trên mỗi loại đất thí nghiệm của lô thí nghiệm lấy 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm lấy 0,5 kg đất, ở tầng canh tác từ 0-30cm, sau đó đem trộn và dải mỏng, đều trên nền ximăng với diện tích 0,5 m2, sau đó nhặt sạch rễ cây, tạp chất, lấy 5 điểm đường chéo với số lượng 1kg (1000g). Sau khi lấy xong mẫu đất đem về phòng thí nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (mẫu được lấy trước khi tiến hành thí nghiệm), tiến hành phân tích các chỉ tiêu về đất. Kết quả phân tích mẫu đất làm thí nghiệm II và thí nghiệm III được trình này ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về đất làm thí nghiệm II và III Tên mẫu đất

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Đất làm thí nghiệm II

Đất làm thí nghiệm III

pHKCl ( TCVN 5979: 2007) 5,1 5,2

Mùn (OM%); (TCVN 4050: 1985) 3,6 4,4

N tổng số (N%); (TCVN 6498: 1999) 0,2 0,2

K2O tổng số (K2O %); ( TCVN 4053: 1985) 1,2 1,0 K2O dễ tiêu(mg/100g đất); (TCVN 5979: 2013) 5,3 3,6 P2O5 tổng số ( P2O5 %); (TCN 373 – 1999) 0,1 0,1

2.1.2.2. Phân hữu cơ:

- Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân xanh, phân xanh tổng hợp + Phân chuồng: là loại phân trâu bò sẵn có tại địa phương

+ Phân xanh: Là thân, cành lá cây cốt khí 8 tháng tuổi, tiến hành ép xanh kết hợp phun xử lý chế phẩm Compost Maker (tùy theo từng công thức) vùi kín.

+ Phân xanh tổng hợp: Là thân, cành, lá, của các loại thực bì trên nương chè: Các loại cây hòa thảo, chó đẻ, cỏ lào, cỏ dại tổng hợp, cành lá chè đốn…được băm nhỏ 20 - 30cm, sau đó được ép xanh, phun xử lý Chế phẩm Compost Maker (tùy theo từng công thức), vùi kín đất;

Phân tích thành phần chất dinh dưỡng chính có trong phân hữu cơ khi tiến hành thí nghiệm II, thí nghiệm bón phân hữu cơ, theo tiêu chuẩn: 10TCN 301 - 2005, Phương pháp lấy mẫu phân bón và chuẩn bị mẫu. Lấy mẫu phân chuồng, phân xanh, phân xanh tổng hợp để phân tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng chính có trong các loại phân trên. Mẫu được lấy và đem về phòng thí nghiệm Trung tâm Kiểm nghiệm, Chứng nhận Chất lượng đất và Vật tư nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích.

Kết quả phân tích các loại phân hữu cơ sử dụng bón cho thí nghiệm II được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Hàm lượng các chất chính trong các loại phân hữu cơ bón cho thí nghiệm II

TT Tên mẫu

Kết quả phân tích (%) (TCVN8557:2010) Độ ẩm

(RH%) Nitơ (%) P2O5 (%) K2O (%) 1 Phân Chuồng

(Phân trâu bò) 74,83 0,22 0,23 0,83

2 Phân xanh 83,13 2,88 0,22 0,75

3 Phân xanh tổng

hợp 68,50 1,31 0,17 0,66

2.1.2.3. Phân hữu cơ vi sinh:

- Phân hữu cơ vi sinh gồm: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, Phân lân hữu cơ sinh học Quế Lâm, Phân hữu cơ sinh học Phú Điền và Phân hữu cơ vi sinh chuyên dụng cho chè của công ty cổ phần Nông nghiệp Hữu cơ. Thành phần dinh dưỡng và vi sinh vật có trong các loại phân trên như sau:

+ Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh của tổng công ty Sông Gianh; Thành phần: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng Vi sinh vật hữu ích:

Aspergillus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106CFU/g; Bacillus:

1x106 CFU/g.

+ Phân lân hữu cơ sinh học Quế Lâm; Thành Phần: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ 23%; N-P2O5(hh)-K2O:1-3-1; Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106CFU/g; Bacillus: 1x106 CFU/g.

+ Phân hữu cơ sinh học Phú Điền: Thành phần: Độ ẩm: 30% Hữu cơ 13%; N-P2O5(hh)-K2O:0,5-0,5-0,2; Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106CFU/g; Bacillus: 1x106 CFU/g.

+ Phân hữu cơ vi sinh chuyên dụng cho chè của công ty cổ phần Nông nghiệp Hữu cơ. Thành phần gồm: Hữu cơ xử lý, bột xương, bột tôm, cá, khô dầu thực vật, Glutamic acid, than bùn hoạt hóa, vi lượng thích ứng cho chè.

2.1.2.4. Chế phẩm vi sinh

Chế phẩm Compost Maker: Sản phẩm có mật độ vi sinh vật cao, tận dụng và xử lý nhiều loại phế phụ phẩm, sử dụng hiệu quả cho nhiều loại cây trồng, có khả năng phân giải xelluloza, sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng, đặc biệt là các bệnh do nấm Fusarium, Aspergillus niger.

2.1.3. Địa đim, thi gian nghiên cu

- Địa đim: Tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Thi gian: Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)