Những nghiên cứu về dinh dưỡng, phân bón và phân bón hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 25 - 29)

Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Những nghiên cứu về dinh dưỡng, phân bón và phân bón hữu cơ

1.5.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng

Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những

nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kỳ kinh tế dài thì cần phải bón phân đầy đủ sao cho đất trồng chè cần phải đạt những yêu cầu sau:

pHKCL từ 4,5 – 6,0; Đất có độ phì tốt; Đất sâu, tầng đất từ 60 – 100 cm.

Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, chất lượng chè do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.

Phân bón có vai trò quan trọng đối sinh trưởng và năng suất chè. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy: Hiệu quả của phân bón cho chè chiếm từ 50 - 60% tổng hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè.

1.5.1.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng

Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch một lượng lớn búp tươi, vì thế lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.

*Dinh dưỡng đạm đối với chè

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về hiệu lực phân bón đã chứng minh: Đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có tương quan chặt chẽ với năng suất.

Đối với cây lấy lá nói chung và cây chè nói riêng thì dinh dưỡng đạm là yếu tố quan trọng có tương quan chặt chẽ đến năng suất, bón đạm thúc đẩy sự phát triển của cây, giúp cho búp, lá phát triển, lá to xanh, quang hợp tốt dẫn đến năng suất, sản lượng chè tăng. Các thí nghiệm tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón đạm làm tăng năng suất từ 2 – 2,5 lần so với đối chứng không bón [13].

Về phẩm chất: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng bón N không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đơn độc) làm giảm phẩm chất chè, đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm, protein tăng, hàm lượng ancaloit tăng, chè có vị đắng [13].

Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N là hiệu quả nhất [13].

* Dinh dưỡng kali đối với cây chè

Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các axitamin và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp chè, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè.

Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự P, K, N. Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 quy định: Năng suất đạt 60 - 100 tạ/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha, năng suất > 100 tạ/ha bón 100 - 120 K2O/ha [13].

* Dinh dưỡng lân đối với cây chè

Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% P205. Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp [13].

Kết quả thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi [13].

Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30 - 32 mg/100g đất thì cây chè sinh trưởng bình thường, nếu là 10 - 12 mg/100g đất thì thiếu lân. Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón P2O5 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 - 30 cm [13].

1.5.2. Phân bón hu cơ cho chè

Chất hữu cơ trong đất được hình thành do sự phân hủy xác thực vật như thân rễ, lá, v.v…cơ thể vi sinh vật (VSV) và động vật đất. VSV phân giải chất hữu cơ tạo ra nhóm chất mùn không đặc trưng chiếm 10- 20% tổng số, gồm các hợp chất các bon. Hidrocacbon, axit hữu cơ, rượu este, andehit, nhựa…cung cấp thức ăn cho thực vật; kích thích, ức chế tăng trưởng, cung cấp khánh sinh và Vitamin. Nhóm chất mùn điển hình gồm những chất hữu cơ cao phân tử, phức tạp được tạo ra do quá trình mùn hóa xác thực vật, VSV, động vật. Axit humic, axit funvic, humin, unmin chiếm khoảng 80 - 90% tổng số. Chất hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu đất và liên quan tới thành phần lý hóa, sinh học đất.[11]

Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.

Tuy vậy việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối với vùng miền núi do địa hình khó vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn chế, người dân không biết kỹ thuật chế biến phân xanh ủ phân hữu cơ tại chỗ. Bón phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn nhỏ và khi gieo trồng. Do đó khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ lượng phân hữu cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ đậu làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 - 32% so với sử dụng riêng rẽ phân vô cơ [8].

Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20 – 30 tấn/ha kết hợp với phân lân [14].

Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất quan trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng nguyên tắc như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, P, K, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và đúng cách, đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp.

Năm 1960 - 1964 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, phân hữu cơ (phân ủ, cành lá chè già đốn hàng năm) đều có hiệu lực tăng năng suất chè đáng kể và cải thiện lý hóa tính của đất. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân xanh trồng xen giữa hàng chè [20]. Năm 1966 - 1969 ở Phú Hộ, nghiên cứu tác dụng của phân ủ 3 năm bón phân một lần (phân ủ gồm: phân bò, rác thải và cỏ tế), với lượng bón 20 - 25 tấn/ha. Kết quả cho năng suất chè búp tươi là 5- 6 tấn/ha, so với không bón chỉ có 1,8 - 2 tấn/ha [20].

Năm 1970- 1971 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, trên nền phân bón 100 kg N + 50 kg K20, bón ép xanh 13 tấn lá chè đốn cuối năm + lá muồng dùi đục, năng suất chè tăng 6- 12% [20]. Năm 1988 Viện nghiên cứu chè Phú Hộ bón phân Komix 3.000 kg/ha cho chè trung du năng suất chè tăng 13,4- 16,9%; đối với chè PH1 tăng 5,0- 6,0% tỷ lệ búp chè A, B; đồi chè có bộ lá xanh đậm, lá dày, tán dày, mật độ búp tăng 9,5% [20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)