Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Chúng tôi tiến hành điều tra theo lứa hái. Tại mỗi ô thí nghiệm xác định 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi một cây, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về:
* Năng suất:
+ Năng suất thực thu: Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm ở từng lứa hái rồi quy ra tạ búp tươi/ha.
+ Mật độ búp (búp/cây): Theo dõi tổng số búp/cây, theo dõi theo số lứa hái.
+ Trọng lượng búp (1 tôm hai lá): Hái ngẫu nhiên 100 búp đủ tiêu chuẩn theo 5 điểm ở mỗi ô thí nghiệm, cân trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình, rồi quy ra trọng lượng của 1 búp, theo dõi theo lứa hái.
+ Tỷ lệ búp có tôm (%): Cân 2 lần ngẫu nhiên, mỗi lần 500 gram chè búp tươi, đếm tổng số búp, số búp có tôm, rồi quy ra % búp có tôm, theo dõi theo lứa hái.
+ Số lứa hái/năm: thống kê số lứa hái thực tế/ năm
* Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi.
* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Điều tra theo QCVN 01 - 38: 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy chuẩn Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Theo dõi sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính (bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh chấm xám, bệnh phồng lá, bệnh thối búp).
- Sâu hại:
+ Rầy xanh (Empoasca flavescens): con/khay
Dùng khay có kích thước 35 x 25 x 5 (cm), đáy khay có tráng 1 lớp dầu hoả, đặt nghiêng khay dưới tán chè (nghiêng 450 so với thân cây), dùng tay đập mạnh 3 đập trên tán chè thẳng góc với khay, sau đó đếm số rầy xanh rơi trên khay, từ đó tính mật độ rầy hại. Theo dõi theo lứa hái.
Mật độ rầy xanh (con/khay) = Tổng số rầy điều tra Tổng số khay điều tra + Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris): % búp bị hại
Điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần vào buổi sáng. Hái búp tại 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 búp cho vào túi nilon đem về phòng đếm số búp bị bọ cánh tơ gây hại rồi % búp bị hại.
Tỉ lệ búp bị hại (%) = Tổng số búp bị bọ cánh tơ gây hại Tổng số búp điều tra + Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora): % búp bị hại
Hái 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm hái 40 búp, cho vào túi nilon mang về phòng, sau đó đếm số búp có vết do bọ xít muỗi gây hại, tính tỷ lệ phần trăm búp bị hại theo công thức:
Búp bị hại (%) = Tổng số búp bị hại
x 100 Tổng số búp điều tra
+ Nhện đỏ (Olygonychus coffeae): con/lá
Hái 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm hái 20 lá bánh tẻ, lá già, cho vào túi nilon mang về phòng đếm số nhện rồi tính mật độ.
Mật độ nhện đỏ (con/lá) = Tổng số nhện đếm được Tổng số lá điều tra - Bệnh hại:
Hái 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm hái 50 lá (búp) đếm số lá (búp) bị hại trên tổng số lá (búp) điều tra rồi tính ra tỉ lệ % bệnh, điều tra theo 5 điểm chéo góc ở mỗi ô thí nghiệm và điều tra theo lứa hái.
Theo dõi sự gây hại của các loại bệnh: Bệnh chấm xám (Pestalozzia theae Sawada), bệnh phồng lá chè (Exobasidium spp Masse), bệnh thối búp (Collectotrichum theae-sinensis).
2.3.3.2. Các chỉ tiêu riêng cho thí nghiệm thời vụ đốn (thí nghiệm 1)
- Phẩm cấp chè nguyên liệu: Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu chè theo phương pháp bấm bẻ, để xác định độ non già của búp chè. Cân 03 mẫu mỗi mẫu 200 gam (P) của 3 lần nhắc lại. Tiến hành bấm bẻ cả phần cuộng và phần phiến lá đến hết phần sơ gỗ. Cân riêng phần sơ gỗ (P1). Tỷ lệ (%) bánh tẻ = P1:P x 100
+ Nguyên liệu loại 1 (loại A): < = 10% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 2 (loại B): Từ 11 - 20% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 3 (loại C): Từ 21 - 30% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 4 (loại D): Từ 31 - 45% bánh tẻ
- Thành phần cơ giới búp (%): Trong mỗi ô thí nghiệm hái 100 búp một tôm ba lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá ba, cuộng sau đó cân khối lượng và tính tỉ lệ phần trăm.
Tỷ lệ tôm (%) =
P0 x 100 P
Tỷ lệ lá 1 (%) =
P1 x 100 P Tỷ lệ lá 2 (%) =
P2 x 100 P Tỷ lệ lá 3 (%) =
P3 x 100 P Tỷ lệ cuộng (%) =
P4 x 100 P
Trong đó:
P0, P1, P2, P3, P4 lần lượt là khối lượng tôm, lá một, lá hai, lá ba và cuộng của 100 búp 3 lá, P là khối lượng của 100 búp một tôm 3 lá.
- Thời gian bật mầm sau đốn: Khi có 50% số cành bật mầm mới - Thời gian từ đốn đến hái: Số ngày từ đốn đến hái lứa hái đầu tiên 2.3.3.3. Chỉ tiêu riêng cho các thí nghiệm bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh
Phân tích thành phần sinh hóa chính (Búp 1 tôm 2 lá): Lấy mẫu phân tích theo đường chéo góc 5 điểm ở mỗi ô thí nghiệm vào tháng 8 năm 2014. Mẫu lấy được phân tích tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Nông lâm Thái nguyên: