Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất chè, hiệu quả kinh tế và chất lượng cảm quang chè shan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 55 - 76)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan Suối Giàng - Văn Chấn - Yên Bái

3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất chè, hiệu quả kinh tế và chất lượng cảm quang chè shan

3.2.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến thời gian bật mầm sau đốn, thành phần cơ giới búp và phẩm cấp nguyên liệu chè búp tươi của chè shan Suối Giàng

Thời gian bật mầm sau đốn là một chỉ tiêu quan trọng, chỉ tiêu này phản ánh tình hình sinh trưởng của cây mạnh hay yếu. Đồng thời cũng phần nào phản ánh thời vụ đốn có thích hợp không. Thời gian bật mầm sau đốn và thời gian từ đốn đến hái được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến thời gian bật mầm sau đốn và thời gian từ đốn đến hái và số lứa hái của chè shan Suối Giàng

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian bật mầm sau đốn

(Ngày)

Thời gian từ đốn đến hái

(Ngày)

Số lứa hái trong năm

(Lứa)

1 (đ/c) 35,27 54,20 7,0

2 76,33 131,9 8,0

3 45,33 86,10 8,0

4 33,87 72,30 8,0

Qua bảng 3.5 ta thấy giữa các công thức đốn khác nhau có thời gian bật mầm sau đốn, thời gian hái lứa hái đầu tiên khác nhau. Ở công thức đốn tháng 4 (đ/c) có thời gian bật mầm sau đốn, thời gian từ đốn đến hái lứa đầu tiên ngắn nhất là 35,27 ngày và 54,2 ngày. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, ở các công thức đốn tháng 11, tháng 12 và tháng 1 có thời gian bật mầm sau đốn, thời gian từ đốn đến hái dài hơn so với đối chứng. Theo chúng tôi sở dĩ các công thức đốn tháng 11, 12, và tháng 1 có thời gian bật mầm sau đốn, thời gian từ đốn đến hái dài hơn vì trùng vào thời điểm có nhiệt độ thấp trong năm.

Về số lứa hái trong năm, hái chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, việc hái chè hợp lý ngoài việc thu hoạch sản phẩm còn kích thích cây chè tạo ra các đợt sinh trưởng mới, tăng năng suất. Trong thí nghiệm này chúng tôi

nhận thấy khi đốn chè ở tháng 4 thì số lứa hái chỉ là 7 lứa, trong khi ở các công thức khác là 8 lứa. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy với công thức đốn chè tháng 4 (đốn theo cách cũ của người dân) thì lứa hái tháng 4 sẽ không có, do cây chè phải ngủ nghỉ sau đốn.

Phẩm cấp nguyên liệu và thành phần cơ giới búp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm. Phẩm cấp nguyên liệu, thành phần cơ giới búp phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng phát triển của cây chè và chịu ảnh hưởng của kỹ thuật hái.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thời điểm đốn đến phẩm cấp nguyên liệu và thành phần cơ giới búp được thể hiện tại bảng 3.6

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến thành phần cơ giới búp và phẩm cấp nguyên liệu chè búp tươi của chè shan Suối Giàng

ĐVT: %

Chỉ tiêu Công thức

Thành phần cơ giới búp Phẩm cấp nguyên liệu

P0 P1 P2 P3 P4 A B C

1 (đ/c) 3,6 7,4 19,9 27,8 41,5 26,9 32,1 41,0

2 3,4 7,1 20,0 28,0 41,5 32,8 31,3 35,9

3 3,4 7,7 20,2 27,9 40,8 33,8 31,6 34,6

4 3,2 7,5 20,1 27,8 41,4 34,3 32,1 33,6

CV (%) 8,7 6,3 5,3 1,8 3,3 3,6 3,8 2,7

P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,01 >0,05 <0,01

LSD0,05 ns ns ns ns ns 2,16 ns 1,87

(ns: không có ý nghĩa)

Trong chỉ tiêu thành phần cơ giới búp các giá trị P0, P1, P2, P3, P4 lần lượt là phần trăm (%) khối lượng của tôm, lá 1, lá 2, lá 3 và cuộng so với khối lượng của cả búp một tôm 3 lá. Do vậy, nguyên liệu chế biến tốt là nguyên liệu có các giá trị P0, P1, P2 (Phần trăm khối lượng tôm, lá 1, lá 2 so với khối lượng búp) và các giá trị P3, P4 nhỏ (Phần trăm khối lượng lá 3 và cuộng so với khối lượng búp).

Qua bảng 3.6 ta thấy:

Khối lượng tôm (P0) dao động từ 3,2 đến 3,6 %. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các công thức về % khối lượng của tôm chè (P0) giữa các công thức với độ tin cậy 95%.

Đối với khối lượng lá 1 (P1) dao động từ 7,1 đến 7,7%, và cũng không có sự khác biệt giữa các công thức với độ tin cậy 95%.

Khối lượng lá 2 (P2) chiếm từ 19,9 đến 20,2% của búp và qua xử lý thống kê cũng không có sự sai khác giữa các công thức.

Khối lượng lá 3 (P3) chiếm từ 27,8 đến 28,0 % khối lượng búp và cũng không có sự khác biệt giữa các công thức với độ tin cậy 95%.

Khối lượng cuộng (P4) chiếm từ 40,8 đến 41,5 % khối lượng búp và sự sai khác về khối lượng cuộng giữa các công thức cũng không có ý nghĩa.

Kết luận: Thành phần cơ giới búp không có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm thời vụ đốn với độ tin cậy 95%. Như vậy thời vụ đốn không ảnh hưởng đến thành phần cơ giới búp chè.

Về phẩm cấp nguyên liệu, qua bảng 3.6 thấy rằng thời vụ đốn có ảnh hưởng đến phẩm cấp nguyên liệu chè loại A và loại C với độ tin cậy 99% (P < 0,01).

Phẩm cấp nguyên liệu loại A dao động từ 26,9 đến 34,3%, trong đó lớn nhất ở công thức 4 đạt 34,3% và nhỏ nhất ở công thức 1 (công thức đối chứng) là 26,9%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức 2, 3, 4 có phẩm cấp nguyên liệu loại A cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Phẩm cấp nguyên liệu loại B dao động từ 31,3 đến 32,1%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy phẩm cấp nguyên liệu loại B không có sự sai khác ở các công thức (P > 0,05).

Phẩm cấp nguyên liệu loại C dao động từ 33,6 đến 41,0 %, trong đó công thức 4 có giá trị nhỏ nhất (33,6%) và lớn nhất ở công thức 1 (41,0%).

Các công thức 2, 3, 4 có phẩm cấp nguyên liệu loại C thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Kết luận: Thời vụ đốn có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm cấp nguyên liệu chè shan tuyết. Công thức 4 (công thức đốn tháng 1) có phẩm cấp nguyên liệu loại A cao nhất.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của chè shan Suối Giàng

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh tế của sản xuất chè. Cùng với chất lượng, năng suất là chỉ tiêu quyết định hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Năng suất gồm nhiều yếu tố cấu thành như: Mật độ búp, khối lượng búp, tỉ lệ búp có tôm…Sản lượng của búp chè phụ thuộc vào số lượng búp và trọng lượng búp, số lượng búp phụ thuộc vào mật độ búp trên cây và số lần hái trong năm. Ở nước ta với những vùng chè sinh trưởng tốt có thể thu hoạch được 25 - 30 lứa trong năm. Trong điều kiện canh tác cụ thể tại từng địa phương việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng số lần hái trong năm là cần thiết để tăng năng suất.

Nhiều nhà khoa học khi công nhận các yếu tố cấu thành năng suất đều cho rằng: Quan hệ giữa năng suất và khối lượng búp là quan hệ theo chiều thuận, nhưng không chặt bằng quan hệ giữa mật độ búp và năng suất. Tuy nhiên khối lượng búp có quan hệ rất rõ đến chất lượng chè.

Khối lượng búp do đặc điểm di truyền của giống quy định và một phần do kỹ thuật canh tác. Sự tăng kích thước của búp dẫn đến tăng phẩm cấp chè nguyên liệu, làm cho năng suất chè tăng lên. Những giống có khối lượng búp lớn

thì chè thành phẩm sẽ thô và không đẹp. Trong sản xuất chè xanh người ta chọn những giống có khối lượng búp không quá lớn. Trọng lượng búp chè phụ thuộc vào số lá trên búp. Tiêu chuẩn hái khác nhau, sản lượng thu được sẽ khác nhau.

Qua theo dõi diễn biến khối lượng búp của các lứa hái các công thức trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của chè shan tuyết Suối Giàng

Chỉ tiêu

Công thức

Tỉ lệ búp có tôm

( %)

Khối lương 100 búp (g)

Mật độ búp (Búp/cây)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

Năng suất thực thu

(tấn/ha)

1 (đ/c) 80,36 96,02 904,80 1,44 1,27

2 91,38 97,30 982,47 1,62 1,43

3 91,27 96,89 1072,27 1,72 1,52

4 91,54 97,05 1104,27 1,77 1,57

CV (%) 2,2 2,5 2,6 3,1 2,1

P < 0,01 > 0,05 < 0,01 < 0,01 < 0,01

LSD0,05 1,92 ns 49,46 0,064 0,057

(ns: không có ý nghĩa) Qua bảng số liệu 3.7 cho thấy:

Tỉ lệ búp có tôm

Tỷ lệ búp có tôm là một chỉ tiêu quan trọng, không những phản ánh đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm cấp của chè nguyên liệu và chất lượng của chè thành phẩm. Trong điều kiện chăm sóc, đốn hái, phòng trừ sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây chè sẽ cho tỷ lệ búp có tôm thấp, thậm chí không cho thu hoạch. Thông qua tỷ lệ búp có tôm người ta có thể phân loại và sơ bộ đánh giá được phẩm chất chè thành phẩm. Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp. Một mặt do đặc điểm sinh vật học của cây trồng, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các điều kiện bên ngoài hoặc do biện pháp kỹ thuật không thích hợp.

Qua theo dõi về tỷ lệ búp có tôm và tỷ lệ búp mù xòe qua các lứa hái của các công thức trong thí nghiệm thời vụ đốn chúng tôi nhận thấy. Tỉ lệ búp có tôm ở các công thức thí nghiệm dao động từ 80,36 đến 91,54 %, trong đó công thức 1 (công thức đối chứng) có tỉ lệ búp có tôm thấp nhất (80,36%) và cao nhất là công thức 4 (công thức đốn tháng 1) là 91,54%.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm (công thức 2, 3, 4) có tỉ lệ búp có tôm cao hơn đối chứng (Công thức 1) một cách chắc chắn ở mức tin cậy 99% (Với P < 0,01).

Như vậy, thời vụ đốn có ảnh hưởng tới tỉ lệ búp có tôm, đốn vào tháng 4 thì tỉ lệ búp có tôm là thấp nhất 80,36%, công thức có tỉ lệ búp có tôm cao nhất là công thức 4 (91,54%).

Khối lượng 100 búp (g)

Khối lượng 100 búp dao động từ 96,02 đến 97,3 gam. Trong đó cao nhất là công thức 2 đạt 97,3 gam và thấp nhất ở công thức 1 đạt 96,02 gam. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự chênh lệch về khối lượng 100 búp ở các công thức đốn khác nhau không có ý nghĩa. Như vậy các công thức đốn khác nhau không có ảnh hưởng đến khối lượng búp.

Mật độ búp/cây

Mật độ búp/cây là một chỉ tiêu quan trọng có tương quan thuận và chặt với năng suất. Qua bảng 3.6 ta thấy, mật độ búp/cây ở công thức thí nghiệm dao động từ 904,8 đến 1104,27 búp/cây, trong đó cao nhất là công thức 4 đạt 1104,27 búp/cây và thấp nhất ở công thức 1 đạt 904,8 búp/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ búp/cây ở các công thức 2, 3, 4 cao hơn công thức đối chứng (công thức 1) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,44 tấn/ha đến 1,77 tấn/ha, trong đó công thức 1 (đối chứng) có năng suất lý thuyết thấp nhất là 1,44 tấn/ha và công thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất là 1,77 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức 2, 3, 4 có năng suất lý thuyết cao hơn công thức đối chứng một cách chắn chắn ở độ tin cậy 95% (P< 0,05).

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Qua bảng 3.6 chúng ta thấy năng suất thực thu ở công thức thí nghiệm dao động từ 1,27 đến 1,57 tấn/ha, trong đó công thức có năng suất thực thu cao nhất là công thức 4 đạt 1,57 tấn/ha, và công thức có năng suất thực thu thấp nhất là công thức 1 (công thức đối chứng) đạt 1,27 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm 2, 3, 4 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Như vậy, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm thời vụ đốn cao hơn công thức đối chứng.

Sự chênh lệch năng suất giữa các công thức trong thí nghiệm thời vụ đốn được mô tả chi tiết hơn ở hình 3.1.

Hình 3.1. Năng sut lý thuyết và năng sut thc thu ca các công thc thí nghim thi v đốn

3.2.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh gây hại của một số loài sâu bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng

a. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh gây hại của một số loài sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng

Cây chè shan, mọc trên độ cao 1000m so với mực nước biển, có khí hậu tương đối mát mẻ, hàng năm người dân nơi đây không sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học, tuy nhiên theo điều tra theo dõi của chúng tôi, cây chè shan tại xã Suối Giàng bị một số đối tượng sâu, bệnh gây hại. Kết quả theo dõi sâu hại các công thức trong thí nghiệm đốn được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh, gây hại của một số sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng

Chỉ tiêu Công thức

Rầy xanh (Con/m2)

Bọ cánh tơ (% búp bị hại)

Nhện đỏ (Con/lá)

Bọ xít muỗi (% búp bị hại)

1 (đ/c) 5,68 3,23 0,15 5,12

2 5,87 3,40 0,14 5,07

3 5,44 3,22 0,15 5,10

4 5,44 3,33 0,13 4,98

CV (%) 7,0 4,6 6,8 8,3

P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

LSD0,05 ns ns ns ns

(ns: không có ý nghĩa)

Qua bảng 3.8 ta thấy, các đối tượng sâu hại chính trên chè ở các công thức thí nghiệm gây hại thấp và không có sự chênh lệch nhiều giữa công thức thí nghiệm và công thức đối chứng (công thức đốn theo cách cũ của người dân).

Đối với Rầy xanh tỉ lệ gây hại dao động từ 5,44 con/m2 (công thức 3 và công thức 4) đến 5,87 con/m2 (công thức 2), mức độ gây hại của rầy xanh cao nhất ở công thức 2 (đốn tháng 11).

Đối với bọ cánh tơ, mức độ gây hại ở các công thức có sự chênh lệch không nhiều, dao động từ 3,22 đến 3,40% và không có sự sai khác giữa các công thức với độ tin cây 95%. Mức độ gây hại của rầy xanh cao nhất ở công thức 2 (công thức đốn tháng 11) là 3,40% búp bị hại, thấp nhất là công thức 3 (công thức đốn tháng 12) là 3,22 % búp bị hại.

Đối với nhện đỏ: Tỉ lệ gây hại của nhện đỏ cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức. Mức độ gây hại của nhện đỏ biến động từ 0,13 con/lá đến 0,15 con/lá và giữa các công thức không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%. Mức độ gây hại của nhện đỏ thấp nhất ở công thức 4 (công thức đốn tháng 1) là 0,13 con/lá, tỉ lệ gây hại cao nhất ở công thức 3 (công thức đốn tháng 12) là 0,15 con/lá.

Đối với bọ xít muỗi, qua theo dõi chúng tôi thấy có sự xuất hiện của bọ xít muỗi nhưng với mức độ gây hại nhỏ từ 4,98 % đến 5,12 % và không có sự sai khác giữa các công thức ở độ tin cây 95%. Công thức có tỉ lệ gây hại cao nhất là công thức 1 (công thức đối chứng) là 5,12%, và thấp nhất là ở công thức 4 (công thức đốn tháng 1) là 4,98%.

Kết luận: Thời vụ đốn khác nhau không ảnh hưởng đến mức độ phát sinh gây hại của một số loài sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng.

b. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng

Qua theo dõi trong điều kiện thí nghiệm ở các công thức đều thấy có sự xuất hiện của một số đối tượng bệnh hại chính như bệnh phồng là chè, bệnh thối búp, bệnh tóc đen và bệnh chấm xám. Kết quả theo dõi sự phát sinh một số đối tượng bệnh hại chính trên chè được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng hại

ĐVT: % TLB Chỉ tiêu

Công thức

Bệnh phồng lá chè

Bệnh thối búp

Bệnh chấm xám

1 (đ/c) 2,59 2,40 4,30

2 2,71 2,38 4,30

3 2,60 2,31 4,40

4 2,62 2,26 3,81

CV (%) 5,3 9,6 4,6

P >0,05 >0,05 <0,05

LSD0,05 ns ns ns

(ns: không có ý nghĩa) Qua bảng 3.9 và qua nghiên cứu thấy rằng:

Mức độ gây hại của các loại bệnh trên ở mức độ nhẹ và không có sự sai khác giữa các công thức ở độ tin cậy 95%.

Đối với bệnh phồng lá chè mức độ gây hại dao động từ 2,59 đến 2,71%, công thức 2 (đốn tháng 11) có tỉ lệ gây hại cao nhất là 2,71%, công thức 1 (đốn tháng 4) có tỉ lệ gây hại thấp nhất là 2,59%.

Đối với bệnh thối búp, mức độ gây hại có sự chênh lệch nhỏ giữa các công thức, dao động từ 2,26% đến 2,40%. Công thức 4 (đốn tháng 1) có tỉ lệ bệnh thối búp thấp nhất là 2,26%, tỉ lệ bệnh thối búp cao nhất ở công thức 1 (đốn tháng 4) là 2,40%.

Đối với bệnh chấm xám, tỉ lệ gây hại dao động nhỏ và không có sự sai khác nhiều, tỉ lệ bệnh dao động từ 3,81 đến 4,40%. Tỉ lệ bệnh chấm xám thấp nhất ở công thức 4 (đốn tháng 1) là 3,81% và cao nhất ở công thức 3 (đốn tháng 12) là 4,40%.

3.2.1.4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm thời vụ đốn

Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm đốn được trình bày ở bảng 3.10

Bảng 3.10: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm thời vụ đốn

(Đơn vị tính: đồng/ha/năm) Chỉ tiêu

Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi thuần

1 (đ/c) 5. 878. 327 19 .256. 463 13 .378. 136

2 6 .311. 158 21. 723. 598 15 .412. 440

3 6. 538. 343 23. 018 .557 16. 480. 214

4 6 .661 .288 23. 719 .339 17. 058. 052

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để xác định sự đầu tư hay thay thế một biện pháp kỹ thuật tác động so với biện pháp hiện hành. Vì mục đích chính của việc đầu tư hay thay thế là lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) mang lại cao hay thấp. Trong thực tế, có những biện pháp kỹ thuật tác động tốt đến sinh trưởng của cây trồng tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao thì không được áp dụng vào thực tiễn mà chỉ mang tính chất nghiên cứu và ngược lại nếu biện pháp kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao thì khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Vì thế, khi đưa ra một kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để thuyết phục được người sản xuất ứng dụng cần phải so sánh được hiệu quả của nó so với kỹ thuật đang dùng.

Qua bảng 3.10 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm thời vụ đốn biến động từ 13.378.136 đ/ha/năm đến 17.058.052 đ/ha/năm. Trong đó hiệu quả kinh tế ở công thức 4 (Công thức đốn tháng 1) là có hiệu quả cao nhất 17.058.052 đ/ha/năm cao hơn nhiều sơ với đối chứng (công thức 1 - đốn theo cách cũ của người dân) là 13.378.136 đ/ha/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)