Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan Suối Giàng - Văn Chấn - Yên Bái
3.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và chất lượng chè búp tươi của chè shan Suối Giàng
3.2.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời gian bật mầm sau đốn, thời gian hái và số lứa hái của chè shan Suối Giàng
Thời gian bật mầm sau đốn và thời gian từ đốn đến hái của các công thức trong thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh được trình bày tại bảng 3.17.
Qua bảng 3.17 cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về thời gian bật mầm sau đốn, thời gian từ đốn đến hái của các công thức trong thí nghiệm. Chúng tôi nhận thấy rằng sở dĩ không có sự khác biệt về thời gian bật mầm sau đốn và thời gian từ đốn đến hái của các công thức là thời điểm bón phân và thời điểm đốn gần nhau nên sự tác động của phân bón đến sinh trưởng của cây là chưa nhiều. Thời gian bật mầm sau đốn của các công thức bón phân hữa cơ dao động từ 35,3 đến 35,6 ngày. Thời gian từ đốn đến hái của các công thức đều là 54 ngày.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời gian bật mầm sau đốn, thời gian hái và số lứa hái của chè shan Suối Giàng
ĐVT: Ngày Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian
bật mầm sau đốn Thời gian từ đốn đến hái
1 (đ/c) 35,3 54
2 35,6 54
3 35,4 54
4 35,6 54
5 35,5 54
3.2.3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của chè shan Suối Giàng
Ảnh hưởng của phân hữa cơ vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức được trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của chè shan Suối Giàng.
Chỉ tiêu
Công thức
Tỉ lệ búp có tôm
( %)
Trọng lương 100
búp (g)
Mật độ búp (Búp/cây)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
1 (đ/c) 85,28 96,48 904,20 1,44 1,31
2 89,71 97,80 1967,53 3,18 2,89
3 88,04 83,83 1830,87 2,95 2,68
4 87,25 83,94 1900,20 3,06 2,78
5 90,40 84,50 1944,00 3,14 2,86
CV (%) 3,5 2,9 3,4 2,7 3,1
P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
LSD0,05 0,45 25,44 1,08 0,28 0,23
Qua bảng 3.18 thấy rằng:
Tỉ lệ búp có tôm dao động từ 91,14 % (công thức 5) đến 91,71% (công thức 1). Công thức có tỉ lệ búp có tôm cao nhất là công thức 5 đạt 91,14% và thấp nhất là công thức 1 đạt 85,28%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức 2, 3, 4 và 5 có tỉ lệ búp có tôm cao hơn công thức đối chứng một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trọng lương 100 búp dao động từ 84,01 gam (công thức 4) đến 96,48 gam (công thức 1), trong đó cao nhất là công thức 1 đạt 96,48% và thấp nhất là công thức 4 đạt 84,01 gam.
Mât độ búp/cây có sự biến động lớn giữa các công thức: Công thức 1 có mật độ búp/cây thấp nhất 901,87 búp/cây, cao nhất là công thức 2 có 1958,00 búp/cây.
Năng suất lý thuyết của các công thức trong thí nghiệm bón phân hữa cơ vi sinh dao động từ 1,44 đến 3,89 tấn/ha. Trong đó năng suất lý thuyết đạt cao nhất là công thức 2 đạt 3,18 tấn/ha và thấp nhât là công thức đối chứng đạt 1,44 tấn/ha. Các công thức 2, 3, 4 và 5 đều có năng suất lý thuyết cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu là một chỉ tiêu phản ảnh tổng thể tác động của biện pháp kỹ thuât bón phân đến năng suất. Năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm dao động từ 1,31 đến 2,89 tấn/ha. Công thức 1 có năng suất thực thu thấp nhất là 1,31 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất thực thu cao nhất là 2,89 tấn/ha. Các công thức thí nghiệm (Công thức 2, 3, 4 và 5) đều có năng suất thực thu cao hơn công thức đối chứng một cách chắc chắn với độ tin cậy 95%.
Kết luận: Kết qủa xử lý thống kê cho thấy: Tỉ lệ búp có tôm, mật độ búp/cây, Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức 2, 3, 4 và 5 trong thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh cao hơn công thức đối chứng một cao hơn đối chứng một cách chắc chắn với độ tin cậy 95%.
Sự biến động về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của chè shan tuyết Suối Giàng trong thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh được thể hiện rõ hơn ở hình 3.3.
Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của chè shan Suối Giàng ở thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh
3.2.3.3. Ảnh hưởng phân hữu cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây hại của một số loài sâu bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng
Mức độ ảnh hưởng của biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây hại của một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên chè shan được trình bày ở bảng 3.19 và 3.20.
Qua bảng 3.19 cho thấy: Mức độ gây hại của một số đối tượng gây hại chính ở các công thức thí nghiệm ít có sự khác biệt so với đối chứng.
Đối với rầy xanh mật độ rầy xanh gây hại thấp nhất là 4,90 con/m2 ở công thức 3 (công thức bón phân hữa cơ vi sinh Quế Lâm) đến 5,80 con/m2 ở công thức 5 (công thức bón phân hữa cơ vi sinh Phú Điền).
Đối với sự gây hại của bọ cánh tơ, qua bảng 3.18 cho thấy: Tỉ lệ gây hại dao động từ 2,28 % đến 2,77% và có chênh lệch không nhiều giữa các công thức. Tỉ lệ gây hại cao nhất ở công thức 1 (đối chứng) và thấp nhất ở công thức 3 (công thức bón phân hữa cơ vi sinh Quế Lâm).
Mức độ gây hại của nhện đỏ ở các công thức có sự chênh lệch rất nhỏ, biến động trong khoảng từ 0,14 đến 0,15 con/lá.
Mức độ hại của bọ xít muỗi dao động từ 4,38% (công thức 2) đến 4,57% (công thức 1).
Bảng 3.19. Ảnh hưởng phân hữa cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây hại của một số loài sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng
Chỉ tiêu Công thức
Rầy xanh (Con/m2)
Bọ cánh tơ
(% Búp bị hại) Nhện đỏ (Con/lá)
Bọ xít muỗi (% búp bị hại)
1 (đ/c) 5,62 2,77 0,15 4,57
2 5,08 2,68 0,15 4,38
3 4,90 2,28 0,14 4,48
4 5,08 2,39 0,15 4,52
5 5,80 2,45 0,15 4,45
CV (%) 6,2 3,2 8,9 5,0
P >0,05 <0,05 >0,05 >0,05
LSD0,05 ns 0,15 ns ns
(ns: Không có ý nghĩa)
Qua bảng 2.20 thấy rằng:
Mức độ gây hại của môt số loại bệnh chính trên chè shan ở thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh là tương đối thấp và cũng không có sự sai khác ở các công thức (P > 0,05).
Đối với bệnh phồng lá tỉ lệ gây hại biến động từ 2,35% (công thức 5) đến 2,74 % (công thức 3).
Đối với bệnh thối búp tỉ lệ gây hại biến động từ 1,41% (công thức 4) đến 1,67% (công thức 1).
Bệnh chấm xám có tỉ lệ gây hại cao nhất là 3,73% (công thức 1) và thấp nhất là 3,44% (công thức 5 và công thức 3).
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng
ĐVT: % TLB Chỉ tiêu
Công thức
Bệnh phồng lá chè
Bệnh thối búp
Bệnh chấm xám
1 2,73 1,67 3,73
2 2,64 1,49 3,57
3 2,74 1,45 3,44
4 2,63 1,41 3,49
5 2,35 1,51 3,44
CV (%) 7,4 9,5 6,4
P >0,05 >0,05 >0,05
LSD0,05 ns ns ns
(ns: không có ý nghĩa)
3.2.3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng búp tươi chè shan Suối Giàng qua một số chỉ tiêu sinh hóa
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng búp tươi chè shan Suối Giàng qua một số chỉ tiêu sinh hóa được trình bày ở bảng 3.21.
Qua bảng 3.21 cho thấy:
Hàm lượng một số chất chính có trong búp chè tươi ở các công thức không có sư sai khác giữa các công thức (P > 0,05).
Hàm lượng vật chất khô (%) dao động từ 24,85 (công thức 5) đến 25,23
% (Công thức 2). Hàm lượng chất hòa tan (%) dao động từ 34,745% (công thức 1) đến 35,31 % (công thức 5). Hàm lượng đường khử (%) đao động từ 6,06
% (công thức 5) đến 6,39 % (công thức 4). Hàm lượng Protein biến động từ 6,19
% (công thức 1) đến 6,31% (công thức 4). Hàm lượng tannin biến động từ 30,15% (công thức 2) đến 31,84% (công thức 4).
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của hữu cơ vi sinh đến chất lượng búp tươi chè shan Suối Giàng qua một số chỉ tiêu sinh hóa
Chỉ tiêu Công thức
VCK (%)
Chất hòa tan (%)
Đường khử (%)
Cafein (%)
Protein (%)
Tanin (%)
1 (đ/c) 25,18 34,74 6,13 3,39 6,19 30,62
2 25,23 35,11 6,27 3,45 6,25 30,15
3 24,89 34,77 6,16 3,65 6,21 32,41
4 25,2 35,08 6,39 3,72 6,31 31,84
5 24,85 35,31 6,06 3,58 6,22 31,66
CV (%) 5,0 2,1 4,2 3,8 1,6 3,1
P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
LSD0,05 ns ns ns ns ns ns
(ns: không có ý nghĩa) Kết luận: Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở các công thức bón phân hữu cơ khác nhau không có sự sai khác về một số chỉ tiêu sinh hóa trong búp chè tươi.
3.2.3.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của chè shan Suối Giàng ở thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh
Bên cạnh năng suất và chất lượng thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu hành đầu của người sản xuất. Mục tiêu của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối
đa mà cần phải xác định được năng suất tối ưu mang lại giá trị lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác. Hiệu quả kinh tế của chè shan suối giàng ở các công thức thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh được trình bày ở bảng 3.22.
Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của
chè shan Suối Giàng ở các công thác bón phân hữu cơ vi sinh
(Đơn vị tính:đồng/ha/năm) Chỉ tiêu
Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi
1 (đ/c) 6.874.658 19.685.959 12.811.302
2 27.184.661 43.232.565 16.047.905
3 26.463.652 40.148.814 13.685.163
4 27.058.117 41.770.265 14.712.149
5 27.589.253 42.973.742 15.384.489
Qua bảng 3.22 cho thấy:
Hiệu quả kinh tế của chè shan Suối Giàng ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh dao động từ 12.811.302 đ/ha/năm đến 16.047.905 đ/ha/năm. Công thức 2 có hiệu kinh tế cao nhất là 16.047.905 đ/ha/năm, và thấp nhất là công thức 1 đạt 12.811.302 đ/ha/năm. Như vậy ở cùng mức đầu tư thì phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là công thức 5, công thức bón phân hữu cơ vi sinh Phú Điền.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ