CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
B, Kế hoạch về phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng góp phần cải tạo đất và nâng cao năng suất của cây trồng. Bón phân đúng số lượng, chất lượng, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng, chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm giảm và hiệu quả kinh tế của 1 kg phân bón sẽ tăng. Khi lập kế hoạch về phân bón chúng ta cần tiến hành một số vấn đề sau:
Lập kế hoạch về số lượng phân bón:
Muốn tăng năng suất cây trồng phải đảm bảo số lượng phân cần thiết theo yêu cầu kỹ thuật trồng trọt. Nhưng khi xác định mức phân bón cho 1ha từng loại cây trồng cần phải cân nhắc kỹ vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Lập kế hoạch về số lượng phân bón chúng ta cần phải xác định nhu cầu, khả năng và lên bảng cân đối phân bón. Các bảng cân đối phân bón bao gồm cả việc cân đối các loại phân hữu cơ, vô cơ và vôi.
Bảng cân đối phân hữu cơ: Phân hữu cơ có nhiều loại nên khi xác định tổng nhu cầu khả năng và lên bảng cân đối cần có đơn vị tính toán đồng nhất. Hiện nay ta thường quy đổi tất cả các loại phân hữu cơ ra thành đơn vị phân chuồng thông qua hệ số quy đổi. Vấn đề quy đổi hiện nay chưa có quy định thống nhất chung cho toàn quốc, mà tùy vào từng địa phương căn cứ vào đặc điểm, số lượng, chất lượng phân mà quy định hệ số quy đổi. Chúng ta có thể tham khảo một số hệ số quy đổi sau đây:
Loại phân hữu cơ Lượng đạm (%) Hệ số quy đổi
Phân trâu, bò (phân chuồng) 0.3 1
Phân lợn 0.4 1.3
Phân bắc 1.0 3.3
Nước giải 0.5 1.6
Muồng, điền thanh, họ đậu 0.5 1.6
Bèo dâu 0.25 0.3 – 0.5
Bùn ao 0.15 0.2 – 0.3
Bảng 4.7 : Bảng cân đối phân hữu cơ
Kỳ báo cáo Kỳ kế hoạch CHỈ TIÊU
1ha Tổng 1 ha Tổng
So sánh KH/BC
(%)
I. Tổng nhu cầu phân hữu cơ X X
1. Lúa cả năm X X
2. Màu các loại 3. Rau xanh
4. Cây công nghiệp….
II. Tổng nguồn phân X X
1. Số đầu kỳ X X
2. Sản xuất trong kỳ X X
Phân trâu bò X X
Phân lợn X
Bèo dâu X
Muồng, điền thanh, họ đậu, bùn
ao… X
III. Cân đối X
1. Thừa X X x
2. Thiếu X x X
Một số điểm cần lưu ý khi lập bảng cân đối hữu cơ:
Khi xác định mức phân bón cho 1 ha cây trồng phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo đạt năng suất cây trồng kế hoạch, mặt khác phải căn cứ vào khả năng hiện có và khả năng tiềm tàng của xí nghiệp để định bón bao nhiêu cho hợp lý.
Khi cân đối nếu thừa thì chuyển sang năm sau, nếu thiếu phải tìm các biện pháp giải quyết như có kế hoạch khai thác thêm nguồn phân địa phương, sản xuất thêm phân xanh, mua ngoài hoặc rút định mức nếu có thể.
Bảng cân đối phân vô cơ:
Bảng 4.8: Bảng cân đối phân vô cơ và vôi:
Đạm Lân Kali CHỈ TIÊU
1ha Tổng 1ha Tổng 1ha Tổng vôi
I. Tổng nhu cầu
1, Cây lương thực
2, Cây công nghiệp
3,…..
II. Tổng nguồn phân
1, Tồn kho đầu kỳ 2, Kế hoạch mua vào
…….
III. Cân đối
1, Thừa
2, Thiếu
Một số điểm cần lưu ý khi lập bảng cân đối phân vô và vôi:
• Vôi không phải là phân bón mà nó chỉ là một chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua của đất. Đất không chua hoặc ít chua sẽ làm cho cây trồng hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng của đất, năng suất của cây trồng do đó sẽ tăng lên. Bón vôi ở đâu, khối lượng bao nhiêu thì căn cứ vào độ pH của từng thửa ruộng mà xác định. Cho nên khi cân đối trong phần nhu cầu chỉ cần tổng hợp toàn bộ nhu cầu về vôi, không cần chi tiết đối với từng loại cây trồng.
• Tùy vào từng cơ sở sản xuất kinh doanh mà có những kế hoạch tồn trữ phân vô cơ cho hợp lý, việc xác định số lượng phân vô cơ phải căn cứ vào định mức kỹ thuật phân vô cơ cho từng loại cây trồng.
• Ngoài việc xác định khối lượng phân hữu cơ và vô cơ cần phải xác định được chất lượng nguồn phân bón và cần phải bón đúng lúc. Chính vì vậy, khi lập kế hoạch phân bón phải căn cứ vào quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng, vạch ra lịch bón, khối lượng bón, loại phân cần bón cho từng thửa ruộng, từng loại cây trồng.