Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM THÀNH ( T ỈNH HẢI DƯƠNG) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007
2.1. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Kim Thành những năm 1997-2001
2.1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Kim Thành thực hiện xoá đói, giảm nghèo 1997 -2001
Dưới ánh sáng đường lối của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996). Sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của các sở, ban, ngành tỉnh Hải Dương, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, Đảng bộ, nhân dân trong huyện trong 5 năm từ khi tái lập (1-4-1997 đến năm 2001) đã thực hiện Chương trình xoá đói, giảm nghèo một cách tích cực, đồng bộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Đảng bộ huyện Kim Thành luôn xác định xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, vì đây là một trong số các dự án được quan tâm và chỉ đạo đồng bộ các nguồn vốn do Trung ương, Tỉnh Hải Dương trợ giúp. Các nguồn vốn xây dựng cơ bản được lấy từ các chương trình dự án của Chính phủ và do đóng góp của nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng. Từ năm 1997 đến năm 2001, huyện Kim Thành đã đầu tư được 51 tỉ 120 triệu đồng (không kể vốn xây dựng đường 5, đường 188) cho xây dựng cơ bản và xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là người nghèo có cơ hội giao lưu buôn bán, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình.
Về giao thông: Đây là một trong những dự án đầu tư mà huyện Kim Thành rất quan tâm và tập trung cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công cuộc xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn này. Huyện đã mở mới một số
tuyến đường, nâng cấp đường giao thông nông thôn, xây dựng nhiều cầu dân sinh… Toàn huyện đã xây dựng được 64.5 km đường giao thông nông thôn với kinh phí 4,663 tỉ đồng và 32.800 công lao động. Trong 5 năm (1997-2001), huyện Kim Thành đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình phúc lợi công cộng trọng điểm trong địa bàn: cầu An Thái, cầu Kim Khê - Kim Lương;
nâng cấp 4 km đường 188 (đoạn đường Kim Anh - Ngũ Phúc) thành đường trung tâm huyện, bắt tay vào triển khai dự án WB2 làm hai tuyến đường Cổ Dũng - Thượng Vũ và Đồng Gia - Đại Đức… Việc nâng cấp xây dựng các tuyến đường mới tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong huyện, nhất là các xã Kim Khê, xã Kim Đính, xã Tuấn Hưng... Cùng với đầu tư cho làm đường, các phương tiện vận chuyển cũng tăng nhanh nhất là xe công nông, ô tô các loại, đảm bảo mỗi năm vận chuyển hàng trăm ngàn tấn hàng hoá, hàng chục ngàn lượt khách.
Như vậy, trong giai đoạn 1997 - 2001, hệ thống giao thông từ huyện đến các xã, liên xã, liên thôn không ngừng được mở rộng, bộ mặt của nông thôn thay đổi từ đó góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Kim Thành.
Về thủy lợi: Đảng bộ huyện Kim Thành chỉ đạo tập trung nguồn vốn và nhân lực để thực hiện xây dựng, sửa chữa, đắp mới nhiều đoạn đê mỗi năm từ 120.000 đến 150.000m3. Trong giai đoạn này, toàn huyện đã đắp được khoảng 630.840m3 đê (trong đó đắp đê cơ giới khảng 254.000m3); trồng được khoảng 17.500 mống tre chắn sóng; hàng chục điếm đê được xây dựng và tu sửa; làm kè đê chắn sóng, nhất là ở các điểm xung yếu như kè Việt Hưng, khu cống Tường Vu; tu sửa, nâng cấp các trạm bơm điện, kênh mương cấp I, cấp II và nạo vét kênh mương nội đồng. Chương trình kiên cố kênh mương được triển khai. Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành có nhiều quyết định phân vốn cho bốn xã nghèo theo chương trình, trong đó xã Cẩm La đã hoàn thành được 1.000
mét và triển khai thực hiện trên diện rộng. Chương trình 773 làm kênh mương ở thị trấn Phú Thái; cải tạo đồng ruộng ở hai xã Thượng Vũ và Ngũ Phúc.
Về xây dựng trường học: Ngoài nguồn vốn do sự hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp. Đảng bộ huyện Kim Thành đã lãnh đạo toàn dân trong giai đoạn này đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng một số trường học trong huyện: Trường Trung học cơ sở Kim Đính, Trường Tiểu học xã Đại Đức,…
xây dựng thêm 97 phòng học bậc phổ thông, 17 phòng học mẫu giáo kiên cố cao tầng, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ở bậc học phổ thông từ 40,7%
(năm 1997) lên 61,7% (năm 2000); ở bậc học mẫu giáo từ 3,7% (năm 1997) lên 12,1% (năm 2000). Trang thiết bị dạy học được làm mới, nâng cấp và hoàn thiện, cảnh quan trường học cũng được đổi mới theo hướng xanh - sạch - đẹp tạo điều kiện cho lĩnh vực giáo dục của huyện phát triển, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Về y tế: Trong giai đoạn này đã tu bổ, nâng cấp 19 trạm y tế xã, hoàn thành nhà mổ cho khoa sản bệnh viện Kim Thành, mua nhiều trang thiết bị cho bệnh viện trung tâm và các trạm y tế xã. Tiếp tục thực hiện các chương trình y tế cộng đồng nhằm đưa các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ vào phục vụ đời sống nhân dân trong huyện.
Về thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự đóng góp mang tính chất xã hội hoá, vì thế hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông tiếp tục được củng cố, phát triển.
Riêng năm 2000, toàn huyện Kim Thành đã lắp đặt thêm 340 máy điện thoại vượt kế hoạch 8%, nâng mức bình quân lên 1,4 máy điện thoại/100 dân, tăng so với năm 199 là 0,36 máy. Chương trình đưa điện thoại đến các thôn, làng trong các xã được đẩy mạnh. Tính đến cuối năm 2000, cả huyện Kim Thành đã có 76/82 thôn có máy điện thoại. Huyện đã xây mới 9 điểm Bưu điện - Văn hoá xã, đưa tổng số Bưu điện - Văn hoá xã trong huyện lên 11 điểm phục vụ thiết thực cho nhân dân trong huyện. Bảo đảm thông tin liên lạc, cấp phát
báo chí, công văn kịp thời, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương.
Về nước sinh hoạt: Mặc dù nguồn ngân sách của huyện còn nhiều hạn hẹp, song để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân, trong giai đoạn này huyện cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy nước sạch thị trấn Phú Thái và dự án nước sạch nông thôn ở xã Kim Tân.
Nhìn chung, từ năm 1997 đến năm 2001, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Kim Thành đã có nhiều cố gắng, tranh thủ huy động được nguồn vốn tập trung đầu tư cho phát triển và xây dựng mới các công trình phúc lợi, góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên khắp các xã trong huyện.
Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho người nghèo
Đảng bộ huyện Kim Thành đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình về hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề trong huyện. Huyện đã chủ động tiếp nhận có hiệu quả ngân sách triển khai các đề án, dự án của tỉnh và Trung ương về tập trung xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển ngành nghề.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội chuẩn bị vốn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đầu tư vào sản xuất. Các dự án đầu tư về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: cụm công nghiệp Phú Thái và Lai Vu, các điểm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở thị tỉ Đồng Gia, Tuấn Hưng, Kim Đính và quy hoạch vùng sản xuất gạch đất nung…
Huyện có chính sách tập trung vào xây dựng mô hình điển hình và các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp: phát triển giống cây, con; chính sách hỗ trợ cứng hoá đường nội đồng, mương máng tưới tiêu; hỗ trợ giá giống cây, con mới; giải pháp và cơ chế cho việc khuyến khích dồn ô, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển trang trại vừa và nhỏ theo mô hình gia đình có tính bền vững cao.
Chỉ tính riêng hai năm 1998 và 1999, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho 8.033 hộ nghèo vay vốn. Đến ngày 31-12-1999, số hộ nghèo còn dư nợ tại Ngân hàng là 7.036 hộ. Vốn cho vay ưu đãi với hộ nghèo là 8,5 tỉ đồng. Tính riêng năm 2001, toàn huyện Kim Thành đã cho vay 21 dự án với số tiền 500 triệu đồng đã giải quyết cho gần 500 lao động.
Các dự án do Trung ương và tỉnh hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ, Hội Nông dân huyện cho các hội viên vay như: Ngày tiết kiệm vì người nghèo, Dự sán tăng thu nhập, Vận động và xoá mù chữ, Quỹ hỗ trợ nông dân…
Một số địa phương đang tiếp tục khơi dậy làng nghề truyền thống như mây tre đan, mộc, chế biến thực phẩm như: Cổ Dũng, Kim Lương, Kim Đính…
Trong giai đoạn này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp cùng với các hợp tác xã nông nghiệp ở các xã tiến hành dự án mở lớp tập huấn cho nông dân. Hàng trăm nông dân ở các xã đã được học phương pháp trồng lúa, chăn nuôi theo hướng hiện đại. Huyện cũng đã đưa hàng trăm người đi xây dựng vùng kinh tế mới và đi lao động ở nước.
Với các chính sách hỗ trợ sản xuất và phát triển nghề nêu trên đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến mọi mặt trong đời sống người dân của huyện: tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động, giảm tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào quá trình xoá đói, giảm nghèo của huyện Kim Thành.
Tín dụng cho người nghèo vay vốn
Kim Thành là một huyện nghèo, từ năm 1997 đến năm 2001, công tác tín dụng đối với người nghèo gặp nhiều khó khăn, song với sự cố gắng của các cấp, các ngành trong huyện với sự trợ giúp của Trung ương và của tỉnh Hải Dương, các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho người nghèo đã được khai thác đa dạng, cải thiện một bước trong lĩnh vực trợ giúp vốn đầu tư trực tiếp cho người nghèo hoạt động tài chính, tín dụng góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong giai đoạn này, thu ngân sách của huyện Kim Thành mỗi năm đều vượt kế hoạch 2% đến 4%, mức tăng nguồn vốn huy động hàng năm là 26%, dự nợ cho vay tăng bình quân 24%, dự nợ cho vay hộ nghèo đạt 11 tỉ đồng…
Năm 2001, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động được 31 tỉ đồng phục vụ người nghèo, tăng 17,13% so với năm 1999. Tổng dư nợ 36,5 tỉ đồng, tăng 22,6% so với năm 1999. Các hộ nghèo được vay để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.
Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước huyện Kim Thành đã tích cực khai thác các nguồn tiền mặt để đáp ứng kịp thời khi được huy động cho những người bị rủi ro, thiên tai, dịch bệnh. Quá trình thực hiện Quỹ tín dụng cho người nghèo vay vốn của huyện Kim Thành đã tạo động lực giúp người nghèo từng bước vượt qua những khó khăn trong đời sống. Người nghèo có vốn để đầu tư nuôi trồng, xây dựng chuồng trại, máy kéo, máy cày phục vụ cho công tác sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Ngoài ra, khi có vốn người nghèo còn mở rộng các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của mình ra thị trường nhanh nhất. Như vậy, với nguồn vốn vay từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đã tạo tiền đề cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quả cao.
Hỗ trợ người nghèo về giáo dục
Từ năm 1997 đến năm 2001, thực hiện Nghị quyết Trung ương 02 (khoá VIII); Nghị quyết 02 Tỉnh uỷ Hải Dương; Nghị quyết 03 Huyện uỷ Kim Thành về công tác giáo dục và đào tạo, nền giáo dục của huyện Kim Thành đã thu được những thành tựu to lớn, cơ sở trường lớp không ngừng được nâng cao.
Đến năm 2001, toàn huyện có 22 trường mầm non, huy động được 75% các cháu đến lớp; 24 trường tiểu học với 405 lớp, huy động được 100% đi học;
Trung học cơ sở 21 trường với 273 lớp; Trung học phổ thông 36 lớp công lập, 17 lớp dân lập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho trường học tăng, thống kê đến 5-2001, huyện đã chi 3.332.000.000 đồng. Trong huyện đã có hai
trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia: Tuấn Hưng, Kim Đính và đang đề nghị công nhận ba trường tiểu học khác đạt chuẩn quốc gia: thị trấn Phú Thái, cổ Dũng, Kim Anh.
Phong trào xã hội hoá giáo dục được cả cộng đồng quan tâm, toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn có Hội Khuyến học. Hội có quỹ cho vay hoặc để khen thưởng khuyến khích những học sinh, sinh viên có kết quả học tập cao trong năm học hoặc trong các kỳ thi. Trong giai đoạn này còn thực hiện miễn, giảm học phí và đóng tiền xây dựng đối với học sinh hộ nghèo các bậc học, hàng ngàn đối tượng học viên được miễn giảm. Ngoài ra, các hoạt động trợ cấp, đóng góp đồ dùng sách vở cho những học sinh nghèo đã thu hút được các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, các đơn vị sản xuất kinh doanh và nhân dân cho phong trào xã hội hoá giáo dục của huyện.
Với chính sách đầu tư hỗ trợ người nghèo về giáo dục, huyện đã hỗ trợ cho người nghèo trong các loại hình giáo dục và đào tạo, hạn chế được tình trạng bỏ học của con em các hộ nghèo ở các cấp học. Chính sách giáo dục đi trước một bước là cơ sở để nâng cao dân trí góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ người nghèo về y tế
Nhằm chú trọng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người dân, Đảng bộ huyện Kim Thành lãnh đạo ngành y tế tạo điều kiện để 100% số hộ nghèo khi ốm đau được hưởng trợ giúp từ các dịch vụ y tế, đảm bảo mua cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo. Bằng nhiều hình thức vận động, huyện Kim Thành đã tạo được nguồn vốn để mua bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đối tượng xã hội. Năm 2001, đã lập thẻ bảo hiểm y tế cho 1300 người nghèo và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Trong giai đoạn này, huyện Kim Thành đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và cách chương trình phòng chống các bệnh xã hội. Một số chương trình đã được thực hiện và đạt kết quả khá như chương trình
tiêm chủng mở rộng, chương trình Vitamin A cho trẻ em và sản phụ, chương trình phòng chống sốt rét - bướu cổ. Thực hiện mổ đục tinh thể miễn phí 50 ca cho người già. Các chương trình Nha học đường, chống HIV/AIDS, chống lao, bảo vệ bà mẹ trẻ em đã được toàn xã hội quan tâm.
Huyện cũng tăng cường đội ngũ bác sĩ ở cấp xã, nâng số xã có bác sĩ 7/21 xã, thị trấn góp phần sắp xếp lại hệ thống khám chữa bệnh, tăng cường y đức và chất lượng chuẩn đoán điều trị bệnh, đẩy lùi tiêu cực trong ngành y tế, tạo điều kiện công bằng trong lĩnh vực này.
Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo
Để đảm bảo bảo cho đồng vốn cho vay có hiệu quả, người dân nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, Đảng bộ Kim Thành và các ban, ngành đã thực hiện chỉ đạo hỗ trợ người nghèo tiếp cận với những kiến thức, mô hình mới có hiệu quả ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.
Trong những năm 1997-2001, huyện đã tổ chức lực lượng cán bộ liên ngành xuống cơ sở hướng dẫn người nghèo, mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất kinh doanh, dịch vụ; phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiếp nhận giống mới vào sản xuất. Trong ba năm (1999-2001), toàn huyện đã mở được 111 lớp tập huấn về khuyến nông cho 7010 lượt hộ. Tập trung vào một số mô hình như: mạ ném, ngô lai, khoai tây VT2, ngan Pháp, hầm khí Bioga… Quá trình chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật đã làm cho người dân biết vận dụng sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Hỗ trợ người nghèo thông qua hoạt động của các đoàn thể xã hội Đảng bộ huyện Kim Thành lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội: Mặt trận Tổ quốc; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ và nhiều tổ chức xã hội khác trong xoá đói, giảm nghèo. Thông qua các cuộc vận động
“Ngày vì người nghèo”, “Phát triển quỹ hỗ trợ nông dân”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và các hoạt động