Chương 3. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Thành tựu, hạn chế
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân
- Bộ mặt nông thôn đã thay đổi, đời sống của đại đa số hộ nghèo trong huyện đã cải thiện đáng kể.
Vận dụng chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Đảng bộ huyện Kim Thành đã lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Kim Thành trong 10 năm (1997 - 2007) đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) năm sau cao hơn trước, đạt trung bình trên 10%, tính riêng năm 2007 là 12,26%; giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 38,44%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,31%; dịch vụ - thương mại - du lịch chiếm 25,26% đã góp phần đem lại cho huyện Kim Thành thế và lực mới, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xoá đói, giảm nghèo, trong đó một số xã, thị trấn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá: thị trấn Phú Thái tăng 15,7% (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,45 %; dịch vụ - thương mại - du lịch chiếm 57,55%, nông nghiệp chiếm 4%); xã Cộng hoà tăng 13,6% (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 29 %; dịch vụ - thương mại - du lịch chiếm 37 %, nông nghiệp chiếm 34 %)...
Trong giai đoạn này, hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đã được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành chức năng triển khai đồng bộ cùng với nguồn kinh phí huy động từ ngân sách nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng đã cải thiện đáng kể diện mạo đói nghèo ở các vùng dân cư góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo từ 11,56% (năm 2001) xuống còn 5,5%
năm 2004 (theo tiêu chuẩn cũ), từ 18,49% xuống 14,84% (theo tiêu chuẩn
mới). Một số xã về cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí năm 2005: xã Cộng Hoà: 1,98%, xã Kim Lương: 1,99%, xã Cẩm La: 1,8%.
Bảng 3.1. Số hộ nghèo huyện Kim Thành qua một số năm Thời gian Tổng số hộ dân cƣ Số hộ nghèo Tỉ lệ%
01-2001 30.262
30.262
3.511 11,56
12-2001 3.245 10,69
12-2002 33.104 2.870 8,67
12-2003 33.104 2.305 6,96
12-2004 33.241 1.829 5,50
12-2005 33.241 5.914 18.49
12-2006 33.241 5.288 16,51
12-2007 33.241 4.889 14,84
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm huyện Kim Thành.
Các xã khó khăn trong huyện đã thay đổi đáng kể, nhất là hạ tầng cơ sở, nhà ở và các cơ sở dịch vụ sản xuất; đời sống người dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt. Số người dân được sử dụng nước sạch ngày càng tăng, đạt 82% (cuối năm 2005); số hộ nông dân thiếu ăn thường xuyên trong huyện không còn ai; số hộ tạm hoặc không có nhà hầu như không còn ở một số xã. Đến cuối năm 2005 đã có 100% số hộ có nhà xây lợp ngói, nhà mái bằng hoặc nhà cao tầng; 98% hộ dùng điện… 80% các hộ gia đình nông thôn trong huyện có xe máy, ti vi và một số đồ đạc thiết yếu trong gia đình.
Đường làng, thôn xóm trên địa bàn huyện đều được bê tông hoá sạch sẽ.
Một số xã còn thắp điện sáng đường làng ban đêm như xã Kim Khê, xã Tuấn Hưng; tường ngăn cách giữa các hộ đều được kiên cố hoá.
Đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo được cải thiện và nâng cao. Số trẻ em con nhà nghèo đã không phải bỏ học giữa chừng, số người sinh con thứ ba giảm đáng kể. Người dân thường xuyên được tham gia tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá lành mạnh từ đó góp phần tái sản xuất sức lao động với chất lượng ngày càng tốt hơn.
- Đảng bộ huyện Kim Thành đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị - xã hội và toàn dân tham gia thực hiện Chương trình xoá đói, giảm nghèo.
Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của huyện Kim Thành đã có nhiều phong trào cụ thể thu hút đông đảo sự quan tâm, giúp đỡ của cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ hàng tỷ đồng cho Chương trình xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư bằng tiền mặt và ngày công lao động vào việc thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo về đích sớm, mang lại hiệu quả thiết thực.
Hội Nông dân huyện Kim Thành đi dầu trong phong trào xoá đói, giảm nghèo. Ngay sau khi tái lập huyện, kế thừa và phát huy phong trào thi đua yêu nước, Hội Nông dân đã phát động phong trào “Hộ nông dân sản xuất giỏi”
với hàng ngàn hộ dân tham gia tích cực, nhằm tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, nông thôn giàu đẹp. Ngoài ra, Hội còn xây dựng đề án xoá đói, giảm nghèo và phân công cán bộ trực tiếp đôn đốc thực hiện và đã thu được kết quả tốt.
Đảng bộ huyện Kim Thành còn lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức xã hội khác trong huyện góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của huyện. Hội Phụ nữ với phong trào “Chị em giúp nhau làm kinh tế”; Đoàn thanh niên với phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”…
Đảng bộ Kim thành với vai trò là cơ quan lãnh đạo, tổ chức thực hiện đã kết nối được sức mạnh từ các tổ chức, đoàn thể, tạo ra sức mạnh tổng hợp
tiến công vào đói nghèo và lạc hậu. Kết quả là từ một huyện nghèo nhất tỉnh, Kim Thành đã trở thành một trong những huyện có sức vươn mạnh so với nhiều địa phương khác trong tỉnh Hải Dương.
Bảng 3.2. Tỉ lệ hộ nghèo huyện Kim Thành so với các huyện trong tỉnh Hải Dương năm 2005
STT Tên huyện, thành phố Tỉ lệ % Xếp thứ tự
1 Nam Sách 10,36 4
2 Thanh Hà 11,7 7
3 Kinh Môn 7,38 2
4 Kim Thành 11,56 6
5 Tứ Kỳ 14,36 10
6 Gia Lộc 8,9 3
7 Chí Linh 12,29 8
8 Thành phố Hải Dương 3,96 1
9 Ninh Giang 17,02 12
10 Thanh Miện 11,16 5
11 Cẩm Giàng 14,67 11
12 Bình Giang 14,03 9
Nguồn: Tài liệu tập huấn năm 2005.
- Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo đã tạo ra được vốn quý nhất, người dân nghèo có niềm tin, có động lực khẳng định mình để thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Chương trình xoá đói, giảm nghèo với những dự án của mình đã trợ giúp cho người nghèo được vay vốn, có việc làm, có thu nhập đã tạo điều kiện cho họ đứng lên tổ chức sản xuất, kinh doanh tìm ra lối thoát cho cuộc sống quá đỗi khó khăn của họ.
Đói nghèo là yếu tố dẫn đến tự ti của số đông người dân, họ không dám tham gia và không đủ điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội dẫn đến sự
thiệt thòi về mọi mặt. Khi người dân thoát nghèo vươn lên khá giả sẽ trở thành tấm gương, động lực để những người nghèo khác học tập vươn lên. Họ là những người truyền đạt kỹ năng, biện pháp khác hoặc hỗ trợ vốn cho người nghèo khác. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Văn Luyến ở đội 3 - Kim Khê - Kim Thành, gia đình gặp khó khăn, anh đã thuê đất bãi của xã, vay vốn làm trang trại, chăn nuôi gia súc chó, gà, lợn, dưới ao thả cá. Sau ba năm cần cù lao động, đời sống gia đình anh ngày nâng cao. Anh còn truyền kinh nghiệm cho nhiều hộ khác trong thôn của mình. Đây là một tấm gương tiêu biểu trong công tác xoá đói, giảm nghèo của huyện.
- Đổi mới trong công tác chỉ đạo và thực hiện và tổ chức thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo.
Mặc dù là một huyện nghèo mới được tái lập năm 1997, nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Thành, Chương trình xoá đói, giảm nghèo đã được triển khai một cách sâu rộng, được sự ủng hộ và được sự chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh, huyện, đến các xã, thị trấn. Đảng bộ huyện Kim Thành đề ra nhiều chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của huyện. Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các thành viên và yêu cầu phải theo dõi tình hình thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở từng địa phương. Hàng năm, có sự kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình xoá đói, giảm nghèo của từng thôn, xã và kịp thời theo dõi đời sống của người dân nghèo, lắng nghe những ý kiến từ người dân, từ đó tổng hợp, kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành chức năng để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình.
Các xã, thị trấn đều đưa Chương trình xoá đói, giảm nghèo vào trong Nghị quyết của Đảng bộ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Các thôn đề đưa ra tiêu chí thi đua phấn đấu, trong đó tiêu chí quan trọng nhất là giảm hộ đói, nghèo trong thôn mình. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn
đều phân công nhiệm vụ các ban của mình gắn với Chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo nên phong trào rộng khắp trong toàn dân.
Quá trình thực hiện Chương trình xoá đói, giảm nghèo được đẩy nhanh và sâu rộng trong từng địa phương, hiện tượng tham nhũng, phiền hà trong việc cung cấp vốn, cây, con cho người dân hầu như không còn. Cán bộ của Chương trình được đào tạo cơ bản, có kỹ năng thực tiễn và tư vấn cho bà con nông dân. Nhiều mô hình tiên tiến, hay đều được tổ chức tham quan, đánh giá và nhân rộng trong địa bàn.
- Tạo được tiền đề quan trọng để hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Trong 10 năm qua (1997-2007), toàn huyện Kim Thành đã có gần 10%
hộ dân thoát được đói, nghèo. Điều đó chứng tỏ rằng, đường lối đổi mới của Đảng và quá trình lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Kim Thành là đúng đắn và sáng tạo, Chương trình xoá đói, giảm nghèo đã tạo ra cơ hội cho hàng ngàn hộ dân trong huyện thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống, có việc làm chính đáng, có thu nhập ổn định.
Khi đời sống vật chất của người dân được nâng cao, đời sống tinh thần của người dân cũng dần được cải thiện, đã làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng và chính quyền, tin vào chế độ mà chúng ta đang xây dựng. Đây là động lực quan trọng để giữ vững ổn định chính trị của địa phương.
Đời sống người dân nâng cao, công ăn việc làm ổn định góp phần giảm các tệ nạn xã hội, nghiện hút, mại dâm… mà do đói nghèo trước đó sinh ra.
Bộ mặt nông thôn thay đổi, dân số ổn định, trình độ dân trí dần được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Một số mô hình xoá đói, giảm nghèo điển hình đã thu hút và giải quyết nguồn lao động dư thừa trong huyện, là yếu tố quan trọng góp phần vào mức tăng trưởng chung của huyện. Đây là cơ sở để tạo sự cân bằng và đồng bộ trong phát triển kinh tế và sự lành mạnh của xã hội,
tạo cơ hội bình đẳng trên mọi mặt kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và chính trị đối với mọi người dân. Khoảng cách giàu nghèo dần được khắc phục, thu hẹp;
dân chủ được phát huy, nêu cao chủ nghĩa nhân đạo của chế độ ta.
Nguyên nhân thành tựu
Sở dĩ trong 10 năm (1997-2007), Chương trình xoá đói, giảm nghèo của huyện Kim Thành đạt được những kết quả to lớn, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt là do những nguyên nhân sau:
- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo có sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, xã, thị trấn và sự tham gia tích cực của người dân và quyết tâm vươn lên của chính người nghèo.
Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành luôn quan tâm và chỉ đạo thường xuyên đến công tác xoá đói, giảm nghèo thể hiện trong báo cáo thường kỳ hàng năm, các chỉ số về đói nghèo luôn được quan tâm, luôn được đưa ra bàn luận để tìm cách khắc phục những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế từ đó có biện pháp và bước đi đúng cho Chương trình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Chương trình xoá đói, giảm nghèo được quan tâm và phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các cấp, ngành trong huyện, xã. Mỗi xã đều có ban chỉ đạo, kịp thời kiểm tra, đôn đốc các biện pháp mang tính “tạo lực” cho người dân.
Người nghèo chính là đối tượng quan trọng của Chương trình xoá đói, giảm nghèo là chủ thể quyết định đến thành công của Chương trình. Người dân đều biết khắc phục những hạn chế về năng lực của bản thân, biết cầu thị trong vấn đề tiếp thu tri thức và kinh nghiệm quý báu từ những mô hình tiên tiến trong xã, huyện, tỉnh và trong nước. Từ đó, học tự đúc kết thành những cách thức làm kinh tế phù hợp với năng lực và điều kiện của mình. Và chính họ đã tạo nên những bước đột phá, nhân rộng những điển hình, tích cực tạo đà cho thế và lực mới của Chương trình xoá đói, giảm nghèo.
- Đảng bộ Kim Thành luôn quan tâm đặc biệt, chỉ đạo sát sao từng giai đoạn, quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng và tìm mọi phương án tối ưu để hỗ trợ vốn cho các xã gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về mọi mặt sau 10 năm tách huyện, còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết cấp bách. Nhiều đồng chí cán bộ của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành luôn sát dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân, chỉ đạo các phòng, ban: Phòng Nông nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội… phối kết hợp đồng bộ với nhau để giúp đỡ người dân một cách tốt nhất trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
- Đảng bộ huyện Kim Thành đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình xoá đói, giảm nghèo mới, có hiệu quả và nhanh chóng được triển khai trên bề rộng.
Huyện Kim Thành có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên người dân làm giàu chính đáng, đặc biệt là người dân ở những xã còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, còn động viên kịp thời sự phối hợp giữa các hộ với nhau tuỳ theo lĩnh vực cụ thể của sản xuất giúp cho người dân trả lời được câu hỏi trong nền kinh tế thị trường: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất để làm gì? Sản xuất như thế nào?
- Đảng bộ huyện Kim Thành thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phối kết hợp được nhiều ban ngành tham gia.
Đảng bộ đặc biệt thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở những công trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển văn hoá - xã hội, các dự án về an sinh xã hội. Người dân là chủ thể trong quá trình thực hiện công cuộc xoá đói, giảm nghèo nên được qua tâm và tạo điều kiện về mọi mặt.