Chủ trương của Tỉnh uỷ Hải Dương và Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện kim thành lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 1997 den nam 2007 (Trang 48 - 52)

Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM THÀNH ( T ỈNH HẢI DƯƠNG) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Kim Thành những năm 2001-2007

2.2.1. Chủ trương của Tỉnh uỷ Hải Dương và Đảng bộ huyện

Chủ trương của Tỉnh uỷ Hải Dương

Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo lần đầu tiên được Chính phủ phê duyệt vào năm 1998, tiếp theo là ngày 27-9-2001 Chính phủ phê duyệt mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001- 2005. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo tại địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã thông qua Chương trình số 15/CTr ngày 1-11-2001 về xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2005. Đây là một trong mười chương trình lớn của tỉnh Hải Dương cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.

Thực hiện Chương trình số 15/CTr về xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 của tỉnh đến tháng 01-2002. Ban Chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo 12 huyện, thành phố và 263 ban xoá đói, giảm nghèo các xã, phường được củng cố, thành lập mới (Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo tỉnh được thành lập theo Quyết định số 1576-QĐ/UB ngày 12-6-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh). Các ban đã tiến hành khảo sát điều tra xác định số hộ nghèo trong địa bàn, lập sổ sách theo dõi ba cấp (tỉnh, huyện, xã), xây dựng các mục tiêu và giải pháp phù hợp, thực hiện từng nội dung của chương trình. Trong 5 năm thực hiện Chương trình với sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ, chính quyền, sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, các nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo đã được đưa vào kế hoạch hàng năm, các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo được xác định cụ thể có sự giám sát của Hội đồng nhân dân và có kế hoạch của chính quyền các cấp.

Thông báo số 837-TB/TU về việc tiếp tục phát động cuộc vận động

“Ngày vì người nghèo”, xây dựng “Quỹ khám bệnh cho người nghèo” năm

2004. Kế hoạch số 63-KH/TU ngày 18-1-2005 của Tỉnh uỷ Hải Dương về triển khai nghiên cứu tổng kết các chương trình lớn trong đó có chương trình xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 và trên cơ sở những vấn đề lớn được tổng kết và tình hình thực tiễn của tỉnh mà đề xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của những lĩnh vực quan trọng của tỉnh 5 năm tới (2006 - 2010).

Ngày 24-2-2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương có Quyết định số 688-QĐ/UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), trong đó có mục tiêu “phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, tăng hộ giàu, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 1% (theo tiêu chuẩn 2001 - 2005), đảm bảo cho đối tượng chính sách có mức sống bằng mức sống trung bình trong tỉnh”.

Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hải Dương lần thứ XIV đã ghi rõ: “Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chương trình xoá đói, giảm nghèo (mỗi năm giảm 2% hộ nghèo), đảm bảo cho các đối tượng chính sách có mức sống bằng mức trung bình trong tỉnh… Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, giải quyết dứt điểm các hộ nghèo diện chính sách mới phát sinh.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện các chính sách xã hội, chương trình giảm nghèo” [4, tr.32].

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và định hướng chung về xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; căn cứ vào nền kinh tế - xã hội của tỉnh và kế hoạch phát triển trong 5 năm tới, định hướng chung của Tỉnh uỷ Hải Dương trong giai đoạn này là:

- Tạo các cơ hội về phát triển sản xuất để hộ nghèo tự vượt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, khuyến nông, dạy nghề, tạo việc làm, nhân rộng các mô hình xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả.

- Cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội thông qua các chính sách trợ giúp về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, phát triển cơ sở hạ tầng phụ vụ dân sinh.

- Xã hội hoá các hoạt động giảm nghèo: Nhà nước, xã hội và người dân cùng tham gia, đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo.

- Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho những xã có tỉ lệ nghèo cao, vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường phân cấp cho cơ sở, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, công khai, bình đẳng trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, cải thiện sự tham gia của người dân, đặc biệt là phụ nữ nghèo.

Đảng bộ Tỉnh Hải Dương còn đặt ra mục tiêu chung cho công tác xoá đói, giảm nghèo giai đoạn này là: “Hỗ trợ người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách bình đẳng để họ tự vượt qua nghèo đói vươn lên khá giả. Giảm tỉ lệ nghèo từ 20% năm 2005 xuống còn 12,5%

vào năm 2010, trong 5 năm giảm khoảng 32.430 hộ, bình quân mỗi năm giảm 6.486 hộ (1.5%)” [58, tr.31].

Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương là cơ sở vững chắc đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện thành công chương trình xoá đói, giảm nghèo của huyện Kim Thành giai đoạn này.

Chủ trương của Đảng bộ huyện Kim Thành về xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2007

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong công tác xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Kim Thành trong giai đoạn 1997 - 2001, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ Hải Dương, Đảng bộ huyện Kim Thành tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện thật tốt công tác xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2007.

Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2001-2005 của Đảng bộ Kim Thành đã phân tích, đánh giá đúng đắn những thành tựu đã đạt được trong 15 năm đổi mới, tìm ra nguyên nhân của sự chuyển biến về đời sống xã hội của huyện, trong đó có công tác xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân. Căn cứ vào những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Trung ương và tỉnh đã xác định, vận dụng cụ thể vào tình hình của huyện trong giai đoạn này. Đại hội đại biểu lần thứ XXI đã đề ra một số mục tiêu chủ yếu, cụ thể, thiết thực để phấn đấu: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7%, trong đó nông nghiệp 5,5%;

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 14%; dịch vụ 9,5%. Hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ là: 55%- 27%-18%. Thu nhập bình quân đầu người 4 triệu đồng/năm. Tạo thêm việc làm, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo còn 2%” [2, tr.200].

Để đạt được những chỉ tiêu trên, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng cho công tác xoá đói, giảm nghèo của huyện là: “Chăm lo phát triển văn hoá - xã hội bằng việc tập trung giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển văn hoá - thông tin;

chú trọng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế và làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đưa phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao lên một bước mới” [2, tr.201].

Trên cơ sở những thành tựu mà Đảng bộ huyện Kim Thành đạt được trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã đánh giá kết quả thực hiện trong chín năm tái lập huyện: “Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên một bước

[2, tr.267]. Đại hội đề ra 18 mục tiêu, trong đó phấn đấu tổng sản phẩm GDP trong huyện tăng trung bình hàng năm 11,82%. Giá trị sản xuất nông, thuỷ sản tăng trung bình 5,1%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 20,6%. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,5%/năm… Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,5 đến 7,5 triệu đồng. Một trong

những bài học quan trọng mà Đại hội đã rút ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo đó là:

“Đảng bộ Kim Thành luôn xác đinh lấy “dân làm gốc”, mọi việc đều xuất phát từ lợi ích của dân, do dân, vì dân phục vụ, nên đã đoàn kết được toàn dân, phát huy cao độ đức tính cần cù, sự sáng tạo trong lao động, tinh thần vượt khó, truyền thống yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân để tấn công vào đói nghèo, lạc hậu” [2, tr.273].

Căn cứ vào Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Thành về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, ngày 10-02-2006, Ban Chỉ đạo đã xây dựng Đề án Thực hiện chính sách xã hội và giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 đã ra Quyết định số 890-QĐ/UBND ngày 4-5-2006 của Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành về việc phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.

Như vậy, với những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của giai đoạn trước, giai đoạn 2001-2007, Đảng bộ huyện Kim Thành tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng ở các Đại hội IX, X; Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, XV đã đề ra phương hướng và quan điểm lãnh đạo cụ thể, trực tiếp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, trong đó xoá đói, giảm nghèo phải đi trước, coi xoá đói, giảm nghèo là một chiến lược quan trọng cần phải đẩy mạnh thành phong trào rộng hơn nữa trong Đảng và nhân dân.

Những chủ trương của Đảng bộ huyện Kim Thành giai đoạn này giúp cho các cấp, ban, ngành lấy đó là kim chỉ nam cho hành động, qua đó nhân rộng được sức mạnh đoàn kết, quyết tâm trong toàn huyện thực hiện công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện kim thành lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 1997 den nam 2007 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)