Dịch tễ học bệnh ung thư

Một phần của tài liệu Phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện ung thư đà nẵng năm 2013 (Trang 21 - 25)

1.1 Đại cương về bệnh ung thư và dịch tễ học của bệnh

1.1.3. Dịch tễ học bệnh ung thư

Theo ước tính của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC thuộc tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2012, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 14 triệu ca mắc mới bệnh ung thư, con số được dự đoán sẽ lên đến 22 triệu ca mỗi năm trong vòng hai thập kỷ tới [17]. Tỷ lệ ung thư ngày càng tăng do tốc độ đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, do hút thuốc, thừa cân, lười vận động.

Cùng với đó, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Cũng theo dự báo của IARC, nếu như số ca tử vong do ung thư là 8,2 triệu vào năm 2012 thì sau hai thập kỷ nữa con số này lên đến 13 triệu mỗi năm.Tính riêng năm 2012, ung thư phổi được chẩn đoán nhiều nhất với 1,8 triệu ca, chiếm 13%; ung thư vú với 1,7 triệu ca chiếm 11,9%; ung thư đại tràng với 1,4 triệu ca chiếm 9,7%. Trong khi đó, nguyên nhân gây tử vong do ung thư phổi là chủ yếu, chiếm 19,4%, ung thư gan chiếm 9,1% và ung thư dạ dày chiếm 8,8% [17].

Dựa trên thông tin về 28 loại ung thư ở 184 quốc gia, IARC nhận định các bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất ở cả nam giới và nữ giới là các bệnh ung thư phổi (13%), ung thư vú (11,9%), ung thư ruột kết và trực tràng (9,7%). Trong khi đó, nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất là các bệnh ung thư phổi, ung thư vú [7].

11

Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, tính đến 01/01/2012 ước tính có khoảng 13,7 triệu người Mỹ mắc bệnh ung thư [17]. Xu hướng tỷ lệ ung thư ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có phần khác nhau: tỉ lệ mắc ung thư tại các nước kém phát triển tăng dần lên và giảm đi ở các nước phát triển. Có đến 56 % tổng số ca ung thư và 64 % tổng số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển [17]. Trong đó các loại ung thư đại trực tràng, tiền liệt tuyến thường gặp ở các nước giàu. Còn ở các nước đang phát triển chủ yếu gặp các loại ung thư cổ tử cung, vòm họng, gan, thực quản.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên theo độ tuổi, chủ yếu gặp ở người cao tuổi và người trung niên. Khoảng 77% số bệnh nhân ung thư từ 55 tuổi trở lên. Nguy cơ này cũng thay đổi theo giới tính. Theo ghi nhận ở Pháp năm 2012, số bệnh nhân mắc mới ung thư ước tính là 335.000 người thì nam giới chiếm đến 200.000 [17]. Giải thích cho điều này có thể là do tỷ lệ hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu bia ở nam giới.

Báo cáo thống kê bệnh ung thư hàng năm của Hiệp hội Ung thư Hoa Kì nhận thấy tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư trong vòng hai thập kỷ qua giảm hơn 20% trong tổng số nguy cơ tử vong do bệnh ung thư trong cùng khoảng thời gian đó. Báo cáo Thống kê bệnh ung thư năm 2014 nhận thấy: tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở đàn ông da đen giảm nhiều nhất, khoảng 50%, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong của đàn ông da đen có tỉ lệ cao nhất, người Mỹ gốc Á có tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh ung thư thấp nhất.[7]

Báo cáo năm nay ước tính có 1.665.540 trường hợp ung thư mới mắc và 585.720 ca tử vong do bệnh ung thư ở Hoa Kỳ vào năm 2014. Ở nam giới:

ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư đại tràng sẽ chiếm khoảng một nửa trong tổng số các bệnh ung thư được chẩn đoán mới, trong đó ung thư tuyến tiền liệt đứng hàng đầu trong 4 loại ung thư trên. Ba bệnh ung thư

12

phổ biến nhất trong năm 2014 ở nữ giới sẽ là: ung thư vú, ung thư phổi, và ung thư đại tràng, chiếm khoảng 50%. Ung thư vú dự kiến chiếm 29% trong tổng số tất cả các bệnh ung thư mới mắc ở nữ giới.Ước tính 585.720 ca tử vong do ung thư vào năm 2014, tương ứng khoảng 1.600 trường hợp tử vong mỗi ngày. Ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất, chiếm gần một nửa trong tổng số các trường hợp tử vong do ung thư ở nam giới và nữ giới. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu trong bốn bệnh ung thư trên. Dữ liệu trong năm năm gần đây (2006-2010), tỷ lệ mắc ung thư giảm nhẹ ở nam giới (0,6% mỗi năm) và ổn định ở phụ nữ, trong khi tỷ lệ tử vong giảm 1,8% mỗi năm ở nam giới và 1,4% mỗi năm ở phụ nữ. Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư đã liên tục giảm trong hai thập kỷ qua, từ mức đỉnh 215,1 trên 100.000 trong năm 1991xuống 171,8 trên 100.000 trong năm 2010, điều đó giúp tránh được khoảng 1.340.400 trường hợp chết vì ung thư (952.700 nam và 387.700 nữ) trong khoảng thời gian 1991-2010 [7].

1.1.3.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta là một mô hình kép, bên cạnh các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng của các nước chậm phát triển, các bệnh ung thư, tim mạch, tâm thần đang có nguy cơ tăng lên giống với các nước công nghiệp phát triển. Thế kỷ 21 là thế kỷ của bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác.[4][18]

Theo số liệu thống kê qua ghi nhận ung thư tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc và khoảng 75.000 người chết vì ung thư (gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông), xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2010, tỉ lệ mắc mới chung cho mọi ung thư ở nam giới ước tính là 181,3/100.000; ở nữ giới ước tính là

13

101,6/100.000. Nghiên cứu ở Đại học Y tế công cộng năm 2008 cho thấy mô hình gánh nặng bệnh tật của ung thư khác nhau ở nam và nữ. Gánh nặng bệnh tật ở nam giới cao hơn ở nữ giới ở hầu hết các loại ung thư. Theo thống kê trên đối tượng bệnh nhân nam, ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là ung thư dạ dày, gan, đại trực tràng… Trong khi đó ở nữ giới ung thư vú đứng vị trí hàng đầu, ung thư dạ dày đứng ở vị trí thứ 2 và ung thư phổi chỉ ở vị trí thứ 3 [13].

Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.Trong cả nước, Hà Nội và TP HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010). Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩmcó chứa chất bảo quản độc hại. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng. Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư. Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng. Xã hội ngày càng hiện đại đồng nghĩa với cuộc sống của con

14

người lại ngày càng trở nên bất an hơn. Mỗi ngày, người tiêu dùng thường phải đối mặt với bao nguy hiểm đang rình rập bởi những thứ hóa chất độc hại mà chẳng có cách nào để phòng tránh.[4][18]

Tại Việt Nam, theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị phòng, chống ung thư do Hội Ung thư Việt Nam tổ chức vào ngày 5 - 6/12 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, có hơn 110.000 trường hợp ca ung thư mới được phát hiện tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ…. BS Lê Hoàng Minh - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết: “Ung thư sẽ là một trong những loại bệnh lý thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Số lượng tử vong do ung thư tại Việt Nam hiện nay là hơn 82.000 ca mỗi năm”.

Một phần của tài liệu Phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện ung thư đà nẵng năm 2013 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)