Khảo sát, đánh giá về chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 131 - 135)

2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Khảo sát, đánh giá về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý và phân cấp quản lý nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp. Hầu hết đều cho rằng có nhiều bất cập trong việc quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nổi bật nhất là chủ thể quản lý. Các doanh nghiệp đều cho rằng việc Chính phủ và UBND cấp tỉnh đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại điện chủ sở hữu là không hợp lý vì nó dẫn đến việc chồng chéo trong quản lý vốn. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng cho rằng khi Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có thể làm giảm hiệu quả giám sát của Nhà nước, làm giảm tính công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp.

Chính phủ, các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại điện chủ sở hữu. Điều này có hạn chế hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 45

2 Tương đối 17

3 Không 8

Tổng Cộng 70

Việc Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có thể làm giảm hiệu quả giám sát của Nhà nước, tính công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 35

2 Tương đối 17

3 Không 18

Tổng Cộng 70

Chế độ đãi ngộ gần như không chênh lệch giành cho Viên chức quản lý ở các doanh nghiệp từ quy mô lợi nhuận vài chục tỷ đến vài trăm tỷ, vài nghìn tỷ có hợp lý, đảm bảo thu hút người giỏi vào quản lý điều hành các doanh nghiệp lớn, tạo giá trị lợi nhuận cao cho Nhà nước không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 30

2 Tương đối 3

3 Không 37

Tổng Cộng 70

Hiện nay chưa quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trong việc bảo toàn vốn nhà nước. Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?

STT Trả lời Số lượng 1

Rất cần

thiết 56

2

Tương đối

cần thiết 8

3

Không cần

thiết 4

Tổng Cộng 68 Việc các Bộ ngành và UBND lấy ý kiến tham mưu các Sở ngành về các nội dung xin ý kiến của doanh nghiệp có dẫn đến việc các cơ quan hành chánh không trực tiếp tham gia kinh doanh lại quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 54

2

Tương

đối 12

3 Không 4

Tổng Cộng 70

Nhà nước có cần triển khai nghiên cứu, áp dụng một mô hình đại diện chủ sở hữu khác để khắc phục nhược điểm trên?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 65

2 Tương đối 4

3 Không 1

Tổng Cộng 70

2.3.1.2. Đánh giá về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý và phân cấp quản lý nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp và các chuyên gia. Có 64% ý kiến đồng ý với quan điểm cho rằng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu gây hạn chế hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV, 50% ý kiến cũng cho rằng quy định này còn có thể làm giảm hiệu quả giám sát của Nhà nước, tính công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Chế độ đãi ngộ gần như không chênh lệch giữa viên chức quản lý các doanh nghiệp từ quy mô lợi nhuận vài chục tỷ đến vài trăm tỷ, vài nghìn tỷ là chưa hợp lý khó đảm bảo thu hút người giỏi vào quản lý điều hành các doanh nghiệp lớn, tạo giá

trị lợi nhuận cao cho Nhà nước. Bên cạnh đó, việc các Bộ ngành và UBND lấy ý kiến tham mưu của các Sở ngành về các nội dung xin ý kiến của doanh nghiệp có dẫn đến việc các cơ quan hành chính không trực tiếp tham gia kinh doanh lại quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp là nhận định của 77% lượt ý kiến được khảo sát.

Như vậy, có thể thấy hầu hết đều cho rằng có nhiều bất cập trong việc quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp về vấn đề chủ thể quản lý. Các doanh nghiệp đều cho rằng việc Chính phủ và UBND cấp tỉnh đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại điện chủ sở hữu là không hợp lý vì nó dẫn đến việc chồng chéo trong quản lý vốn. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng cho rằng khi Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có thể làm giảm hiệu quả giám sát của Nhà nước, làm giảm tính công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Đây đều là những nhận định dựa trên quá trình công tác thực tế tại doanh nghiệp của các chuyên gia uy tín.

Các ý kiến với tỷ lệ cao (93%) đồng ý việc Nhà nước có cần triển khai nghiên cứu, áp dụng một mô hình đại diện chủ sở hữu khác để khắc phục nhược điểm trên.

Đây cũng là yêu cầu đặt ra để Luận án giải quyết và đưa ra được những kiến nghị phù hợp trong quá trình nghiên cứu công trình.

Qua thực trạng có thể thấy rằng nhà nước đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại điện chủ sở hữu. Việc thực hiện đồng thời hai chức nói trên không phải là cách quản lý chuyên nghiệp vì thực tiễn minh chứng là nhà nước chủ yếu tập trung vào chức năng quản lý hành chính nhà nước mà không đặt nặng phương thức quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không phân định rạch ròi hai chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế hay loại hình sở hữu doanh nghiệp trong quản lý nhà nước, tạo nguy cơ không bình đẳng trong hoạt động giữa các DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác[48]. Thực tiễn khảo sát cho thấy việc các Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh lấy ý kiến tham mưu các Sở ngành về quản lý doanh nghiệp dẫn đến việc các cơ

quan hành chính không trực tiếp tham gia kinh doanh lại quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý DNNN và chức năng đại diện chủ sở hữu có thể dẫn đến hai thái cực: 1) quản lý chồng chéo, trùng lắp và, 2) quản lý không chặt hoặc không thực hiện quản lý do đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là khó xác định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân khi có tiêu cực xảy ra. Một vấn đề quan trọng cũng cần thiết phải đề cập là các DNNN phải báo cáo, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chỉ kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền và yêu cầu của chức năng quản lý riêng mà không một cơ quan nào kiểm tra, giám sát toàn diện, đầy đủ nhằm thực hiện hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu được giao[41]. Ngoài ra, cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài tỷ đồng đến doanh nghiệp vài nghìn tỷ đồng) cũng dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ và hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)