Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 193 - 199)

Kết quả khảo sát về cơ chế kiểm tra, giám sát từ tham khảo, tư vấn ý kiến chuyên gia thông qua phiếu xin ý kiến như sau:

Câu Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát Đồng ý Không

đồng ý

Ý kiến khác

4.1

Các quy định hiện hành vẫn chưa xác định rõ trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất gây ra, chưa phân cấp cụ thể đối với Kiểm soát viên. Cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.

66% 1% 33%

4.2

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP nhằm yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức liên quan phải thực hiện công khai thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Việc công khai thông tin cần thiết phải được Luật hóa nhằm tăng cường giám sát của Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.

64% 10% 26%

4.3

Hiện nay còn thiếu quy định về giám sát trong hệ thống đại diện chủ sở hữu nhà nước: Quốc hội đối với Chính phủ, Chính phủ đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người đại diện trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng

66% 4% 30%

cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.

4.4 Hệ thống tiêu chí giám sát đã hoàn thiện,

đầy đủ? 66% 1% 33%

4.5

Thông tin, báo cáo định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp còn đơn giản, các con số thống kê báo cáo định kỳ của doanh nghiệp chưa đảm bảo tính minh bạch, chính xác?

30% 13% 57%

4.6

Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay nặng về định tính, chưa thực sự coi trọng về định lượng?

40% 11% 49%

4.7

Kết quả công tác giám sát hiện nay mới chỉ dừng ở việc tổng hợp, đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, chưa phân tích sâu thực tế các tồn tại, cùng những nguy cơ rủi ro từ hoạt động của doanh nghiệp?

63% 4% 33%

4.8

Việc giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp chưa thường xuyên, các công việc xử lý mang tính đột xuất và sự vụ nhiều?

47% 6% 47%

4.9

Giám sát từ bên ngoài khó thực hiện đối với doanh nghiệp nhà nước do cơ chế thông tin thiếu minh bạch?

42% 14% 44%

4.10

Ý thức chấp hành pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.

65% 2% 33%

Quản lý và giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, có cơ chế chính sách giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện các yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Mục đích của việc thực hiện giám sát nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong vấn đề sử dụng và bảo toàn vốn, nhất là tình trạng đầu tư không hiệu quả hay tham nhũng. Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi chuyển mạnh sang áp dụng thể chế kinh tế thị trường, hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DNNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ, liên tục sửa đổi hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN tuy có các ý kiến trái chiều, nhưng phần lớn cho rằng chưa sát với thực tế ở DNNN. Nguyên nhân là do việc giám sát DNNN chưa sát thực tế nên đánh giá chưa đúng thực trạng còn kém hiệu quả ở nhiều DNNN, việc giám sát chưa đạt được mục đích đề ra.

Mặc dù nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành khuôn khổ pháp lý, cơ chế kiểm tra, giám sát DNNN nhưng vẫn còn một số hạn chế như: Còn những khoảng trống pháp lý hay thiếu hụt về khung pháp lý hiệu quả để kiểm tra, giám sát DNNN; Một số chỉ tiêu kiểm tra, giám sát DNNN còn phiến diện, chưa chú trọng nhiều đến quản trị doanh nghiệp trong thể chế quản trị kinh tế thị trường; việc sử dụng bộ máy hành chính nhà nước để kiểm tra, giám sát DNNN chưa đem lại hiệu quả tối ưu và chưa được phát huy trong thể chế kinh tế thị trường; chưa hình thành một cách đồng bộ và đầy đủ cơ chế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước; chưa có quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cơ quan được giao thực hiện quyền chủ sở hữu trước các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng như mối quan hệ với Kiểm toán nhà nước khiến hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước còn thấp... Do đó, hiện nay, để cần tăng cường vai trò giám sát của nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và quản lý vốn DNNN đạt hiệu quả; cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước nên được hoàn thiện theo các yêu cầu sau:

Về chủ thể giám sát

Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao. Điều 1, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, quy định:

“Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”. Do đó, Quốc hội cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.

Hiện nay, chức năng giám sát đối với các DNNN của các cơ quan thuộc Quốc hội ở nước ta còn chưa cụ thể, căn cứ nhiều vào các báo cáo nên có không ít nội dung chưa sát với thực tế. Để phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với DNNN, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Xem xét để bổ sung vào Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội một số nội dung: Giám sát tối cao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối DNNN; đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp; đánh giá kết quả Chính phủ tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… để bảo đảm cơ sở pháp lý cho Quốc hội tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Xây dựng cơ chế đánh giá về việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước. Quốc hội xem xét thực tiễn và đánh giá kết quả Chính phủ tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu về vốn đối với doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khách quan và chính xác kết quả hoạt động của các DNNN, đặc biệt là việc sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư, kinh doanh.

Quốc hội nghiên cứu sớm ban hành bộ tiêu chí giám sát, quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các DNNN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, tập trung vào các yếu tố về sản phẩm chủ lực, hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tiền lương, tỷ lệ đóng góp vào

ngân sách nhà nước,… Hằng năm, kết quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN phải được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán và công bố kết quả. Đây là kênh thông tin chính thống, giúp Quốc hội có căn cứ để giám sát hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện thiết chế Kiểm toán Nhà nước nhằm phát huy vai trò cơ quan này trong hoạt động giám sát tài chính quốc gia, trong đó có giám sát các doanh nghiệp nhà nước, nhất là về tổ chức, hoạt động, nguồn nhân lực và cơ sở pháp lý của Kiểm toán Nhà nước... để thực hiện chức năng giám sát các doanh nghiệp nhà nước. Quốc hội cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước năm 2005, tập trung cụ thể hóa quy định pháp luật để giao chức năng giám sát hoạt động của DNNN thành nhiệm vụ thường xuyên của Kiểm toán nhà nước.

Về cơ chế giám sát

Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn sao cho từ quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư, cấp vốn, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đều phải thông qua những quy trình rõ ràng, minh bạch và đúng trình tự. Chính sách quản lý và giám sát vốn nhà nước phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Các thông tin về kết quả giám sát DNNN và các thông tin khác về DNNN cần được lưu trữ và xử lý một cách có hệ thống, toàn diện và trong một thời gian dài. Do đó, cần xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, cập nhật rõ ràng, minh bạch về các DNNN, đảm bảo đây là một trong những căn cứ quan trọng, tin cậy được sử dụng trong quản lý, kiểm tra, giám sát DNNN và là cơ sở để chủ sở hữu có thể dễ dàng theo dõi những biến động về vốn của doanh nghiệp nhằm kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Việc thu thập thông tin để theo dõi thường xuyên hoạt động của DNNN cần thống nhất vào một đầu mối là cơ quan hay bộ phận chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu. Cơ quan đầu mối này chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động DNNN về tất cả nội dung. Không giao cho nhiều bộ, ngành và cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi DNNN theo chức năng chuyên môn như hiện nay. Xác định một cơ quan làm đầu mối để theo dõi hoạt động thực hiện quyền chủ sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổng hợp tình hình hoạt động của toàn bộ DNNN trong cả

nước. Đánh giá DNNN cần phải được giao cho một cơ quan độc lập thực hiện. Cơ quan này phải độc lập với cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu.

Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp giám sát, đánh giá của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải đảm bảo các nội dung đánh giá cần thiết, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty, gồm các chỉ tiêu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn... DNNN cần tuân thủ các quy định về minh bạch thông tin theo chuẩn kinh tế thị trường tự do.

Giám sát DNNN sẽ không thể thực hiện được một cách có hiệu quả nếu vai trò và mục tiêu của DNNN nói chung và của từng loại hình DNNN nói riêng không được xác định cụ thể. Giám sát DNNN chỉ là một bộ phận trong việc quản trị DNNN, do đó các bộ phận cấu thành khung quản trị DNNN có mối quan hệ mật thiết và cùng được xây dựng dựa trên vai trò và mục tiêu từng loại DNNN hoặc từng DNNN. Cơ quan chủ sở hữu phải xác định rõ vai trò, sứ mệnh và các mục tiêu phát triển đối với từng doanh nghiệp trên cơ sở các chủ trương về phát triển DNNN. Mục tiêu này phải được xác định một cách cụ thể với những tiêu chí rõ ràng để có thể đo lường được. Đồng thời, các mục tiêu này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và phải được công bố công khai.

Về đội ngũ giám sát

Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp. Giám sát của chủ sở hữu phải có trách nhiệm nắm bắt kịp thời các thông tin về vốn của doanh nghiệp, đánh giá thông tin về vốn và đưa ra đánh giá, kiến nghị chủ sở hữu và doanh nghiệp thực thi những biện pháp nhất định để đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm giám sát việc đại diện chủ sở hữu thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vốn, giám sát việc công khai minh bạch các thông tin về vốn để cơ quan quản lý tài chính có thể đưa ra những đánh giá, khuyến nghị thích hợp cho chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu trong vấn đề liên quan đến quản lý vốn. Doanh nghiệp cần có giám sát nội bộ và bộ phận tài

chính với chức năng giám sát thường xuyên để bảo đảm thông tin tài chính và vốn doanh nghiệp luôn được cập nhật một cách chính xác nhất.

Về việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài

Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử lý những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, phải quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng được giám sát, đánh giá, trong có trách nhiệm công bố thông tin, báo cáo, công bố thông tin...Mở rộng nội dung đánh giá về Công ty TNHH MTV, ngoài đánh giá về mặt tài chính như hiện nay, cần xem xét bổ sung đánh giá thêm về hai mặt quan trọng khác của Công ty TNHH MTV: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV (việc mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chấp hành quyết định của chủ sở hữu, việc thực hiện các dự án đầu tư, triển khai các dự án được phê duyệt, đầu tư vào lĩnh vực rủi ro, ...) và đánh giá về tổ chức và cán bộ của Công ty TNHH MTV (giao nhiệm vụ và đánh giá năng lực, công tác bổ nhiệm....).

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 193 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)