Khảo sát, đánh giá về hình thức quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 142 - 146)

2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.3. Khảo sát, đánh giá về hình thức quản lý

Nhìn từ góc độ thực tiễn, chủ thể sử dụng vốn ít nhiều còn mang tính thụ động trong hoạt động đầu tư và bảo tồn vốn. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước vẫn còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế thị trường, việc thụ động trong kinh doanh lại là điểm yếu “cốt tử” vì nó làm các doanh nghiệp trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo sát cũng nhận thấy rằng nhiều doanh nghiệp mong muốn được tự chủ nhiều hơn. Nhà nước cần tạo nhiều “không gian” hơn để doanh nghiệp hoạt động nhưng cũng tăng cường cơ chế giám sát và hậu kiểm. Kết quả khảo sát như sau:

Doanh nghiệp có mong muốn được tăng cường phân cấp, phân quyền quyết định để gia tăng quyền tự chủ, kết hợp với cơ chế giám sát, hậu kiểm chặt chẽ không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 69

2 Tương đối 1

3 Không 0

Tổng Cộng 70

Cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài nghìn tỷ đồng đến doanh nghiệp có quy mô vài chục tỷ đồng) có dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, dẫn đến sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ kinh doanh không?

STT Trả lời Số

lượng

1 Có 58

2 Tương đối 11

3 Không 1

Tổng Cộng 70

83%

16% 1%

Câu 3.2

Tương đối Không

Việc xử lý chậm trễ, sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tồn tại về tài chính có làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 65

2 Tương đối 4

3 Không 1

Tổng Cộng 70

Việc chậm cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có làm giảm hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?

STT Trả lời Số lượng

1 Có 47

2 Tương đối 23

3 Không 0

Tổng Cộng 70

Nhà nước có cần triển khai nghiên cứu, áp dụng một hình thức quản lý vốn khác để khắc phục nhược điểm trên?

STT Trả lời Số

lượng 1 Rất cần thiết 52 2

Tương đối cần

thiết 14

3

Không cần

thiết 4

Tổng Cộng 70

2.3.3.2. Đánh giá về hình thức quản lý vốn

Hiện nay, hình thức đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là hình thức quản lý phân tán: Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng đại diện chủ

93%

6% 1%

Câu 3.3

Tương đối Không

sở hữu nhà nước, Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Chính phủ giao Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Mô hình này bộc lộ những bất cập sau đây:

Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh không tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu.

Thứ hai, cơ chế chủ quản như hiện nay đã biến các DNNN thành "cánh tay nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu về công khai, minh bạch không được thực thi nghiêm túc.

Để khắc phục những bất cập của mô hình đại diện chủ sở hữu hiện nay, Chính phủ đã giao trách nhiệm đại diện chủ sở hữu về một cơ quan (Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)). Tuy nhiên việc đầu tư vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực tế chưa được triển khai đầy đủ.

Khảo sát cho thấy doanh nghiệp mong muốn được tăng cường phân cấp, phân quyền quyết định để gia tăng quyền tự chủ, kết hợp với cơ chế giám sát, hậu kiểm chặt chẽ (99% ý kiến khảo sát); các ý kiến cũng đồng ý với quan điểm ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.

Cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài nghìn tỷ đồng đến doanh nghiệp có quy mô vài chục tỷ đồng) dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, dẫn đến sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ kinh doanh. Việc xử lý chậm trễ, sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tồn tại về tài chính; việc chậm cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN đều làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.

Có nhiều ý kiến cho rằng hình thức và quy mô quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa phù hợp, gây hạn chế hiệu quả quản lý vốn trong các Công ty TNHH MTV (74%

ý kiến là rất cần thiết). Qua khảo sát này, ở chừng mực nhất định tác giả có thể đánh giá nhà nước có cần triển khai nghiên cứu, áp dụng một hình thức đại diện chủ sở hữu khác để khắc phục những bất cập (nếu có).

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)