Khảo sát, đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 146 - 152)

2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.4. Khảo sát, đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực

Quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát vốn cần thiết phải được quy định một cách chuẩn mực, nhất là các tiêu chí kiểm tra phải rõ ràng, thực tế. Có thể thấy rằng phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn mang tính định tính chứ chưa định lượng. Ngoài ra, việc giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng chưa được chuyên nghiệp và thường xuyên. Kết quả khảo sát như sau:

Các quy định hiện hành vẫn chưa xác định rõ trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất gây ra, chưa phân cấp cụ thể đối với Kiểm soát viên.

Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiêu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?

STT Trả lời Số

lượng 1 Rất cần thiết 46 2

Tương đối cần

thiết 23

3 Không cần thiết 1

Tổng Cộng 70

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP nhằm yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức liên quan phải thực hiện công khai thông tin liên quan đến hoạt động của DNNN. Việc công khai thông tin có cần thiết phải được Luật hóa nhằm tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Nhà nước và nhân dân?

STT Trả lời Số

lượng 1 Rất cần thiết 45 2

Tương đối cần

thiết 18

3 Không cần thiết 7

Tổng Cộng 70

Hiện nay còn thiếu quy định về giám sát trong hệ thống đại diện chủ sở hữu nhà nước: Quốc hội với cơ quan đại diện chủ sở hữu; cơ quan đại diện chủ sở hữu với người đại diện trực tiếp thực hiện quyền sở hữu tại doanh nghiệp. Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?

ST

T Trả lời Số

lượng 1 Rất cần thiết 46 2

Tương đối cần

thiết 21

3 Không cần thiết 3

Tổng Cộng 70

Hệ thống tiêu chí giám sát đã hoàn thiện, đầy đủ?

STT Trả lời Số

lượng

1 Rất đầy đủ 1

2 Tương đối đầy đủ 46 3 Không đầy đủ 23

Tổng Cộng 70

Thông tin, báo cáo định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp còn đơn giản, các con số thống kê, báo cáo định kỳ của doanh nghiệp chưa đảm bảo tính minh bạch, chính xác?

STT Trả lời Số lượng

1 Đúng 21

2 Tương đối 40

3 Không đầy đủ 9

Tổng Cộng 70

Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay nặng về định tính, chưa thực sự coi trọng về định lượng?

STT Trả lời Số lượng

1 Đúng 28

2 Tương đối 34

3 Không đầy đủ 8

Tổng Cộng 70

Kết quả công tác giám sát hiện nay mới chỉ dừng ở việc tổng hợp, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chưa phân tích sâu sắc thực tế các tồn tại, cũng như nguy cơ, rủi ro, từ hoạt động của doanh nghiệp?

STT Trả lời Số lượng

1 Đúng 44

2 Tương đối 23

3 Không đầy đủ 3

Tổng Cộng 70

Việc giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp chưa thường xuyên, các công việc xử lý chủ yếu mang tính đột xuất và sự vụ?

STT Trả lời Số

lượng

1 Đúng 33

2 Tương đối 33

3 Không đầy đủ 4

Tổng Cộng 70

Giám sát từ bên ngoài khó thực hiện đối với DNNN do cơ chế thông tin thiếu minh bạch?

ST

T Trả lời Số

lượng

1 Đúng 29

2 Tương đối 31

3 Không đầy đủ 10

Tổng Cộng 70

Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?

STT Trả lời Số

lượng

1 Có 45

2 Tương đối 23

3 Không 1

Tổng Cộng 69

2.3.4.2. Đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực

Quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát vốn cần thiết phải được quy định một cách chuẩn mực, nhất là các tiêu chí kiểm tra phải rõ ràng, thực tế. Có thể thấy rằng phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn

mang tính định tính chứ chưa định lượng. Ngoài ra, việc giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng chưa được chuyên nghiệp và thường xuyên.

Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động của DNNN chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN chưa cao, chưa chú trọng và quan tâm.

Nhìn một cách tổng quát, qua khảo sát được thực hiện thì thấy rằng vấn đề quản lý DNNN, vấn đề đầu tư, quản lý, kiểm tra, giám sát vốn cần phải được nhận thức và thay đổi một cách tổng thể bởi lẽ hầu hết các nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều không hài lòng với tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, để thay đổi thì cần phải xác định rõ nguyên nhân nhằm có hướng xử lý cho phù hợp.

Như vậy, tổng thể về vấn đề quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong các DNNN cần được xem xét, nghiên cứu kỹ càng để có thể đưa ra được những giải pháp tích cực. Đặc biệt là quyết tâm thực hiện của cả hệ thống nhằm đưa DNNN trở thành lực lượng chủ lực, nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, từng bước trở thành điểm tựa vững chắc của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Trong những năm qua, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong hoạt động của một số DNNN thuộc UBND Thành phố, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh; phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; nguy cơ mất và ứ đọng vốn; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp; không bảo toàn và phát triển được vốn; vay nợ nhiều và hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá quy định; thực hiện đầu tư vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, đầu tư vào các ngành nghề có nhiều rủi ro. Cụ thể:

Trong năm 2010, qua kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã phát hiện: 08 doanh nghiệp phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; 17 doanh nghiệp có nguy cơ

mất và ứ đọng vốn chưa được giải quyết với tổng số vốn là 857.880 tỷ đồng; 56 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng;

19 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn (có hệ số bảo toàn vốn H<1); 30 doanh nghiệp có nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn điều lệ.

Trong năm 2011, qua kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã phát hiện: 03 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về doanh thu; 04 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về lợi nhuận; 03 doanh nghiệp phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; 31 doanh nghiệp có nguy cơ mất và ứ đọng vốn chưa được giải quyết với tổng số vốn là 709,937 tỷ đồng; 57 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng; 12 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn (có hệ số bảo toàn vốn H<1); 32 doanh nghiệp có nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn điều lệ; có 75 khoản đầu tư chứng khoán giảm giá với giá trị giảm ước tính là 955,3 tỷ đồng.

Trong năm 2012, qua kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã phát hiện: 11 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về doanh thu; 08 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về lợi nhuận; 05 doanh nghiệp phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; 29 doanh nghiệp có nguy cơ mất và ứ đọng vốn chưa được giải quyết với tổng số vốn là 719,479 tỷ đồng; 47 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng; 7 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn (có hệ số bảo toàn vốn H<1); 28 doanh nghiệp có nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn điều lệ; có 72 khoản đầu tư chứng khoán giảm giá với giá trị giảm ước tính là 831,9 tỷ đồng; có 17 doanh nghiệp phải cơ cấu lại danh mục đầu tư do thực hiện đầu tư tài chính không đúng quy định.

Trong năm 2013, qua kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã phát hiện: 22 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về doanh thu; 14 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về lợi nhuận; không có doanh nghiệp phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; 20 doanh nghiệp có nguy cơ mất và ứ đọng vốn chưa được giải quyết với tổng số vốn là 486,133 tỷ đồng; 27 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng; 8 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn (có hệ số bảo toàn vốn H<1); 19 doanh nghiệp có nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu.

Trong năm 2014, qua kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đã phát hiện: 20 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về doanh thu; 19 doanh nghiệp không đạt kế hoạch về lợi nhuận; 03 doanh nghiệp phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh; 23 doanh nghiệp có nguy cơ mất và ứ đọng vốn chưa được giải quyết với tổng số vốn là 464,980 tỷ đồng; 22 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng; 8 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn (có hệ số bảo toàn vốn H<1); 15 doanh nghiệp có nợ phải trả vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, giám sát, UBND Thành phố đề ra những giải pháp thích hợp để chấn chỉnh hoạt động của các Công ty TNHH MTV thuộc UBND Thành phố.

Một phần của tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước - từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố Hồ Chí Minh (Trang 146 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)