2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2. Khảo sát, đánh giá về nội dung quản lý
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý vốn doanh nghiệp đã đầy đủ?
STT Trả lời Số
lượng
1 Rất đầy đủ 7
2 Tương đối đầy
đủ 56
3 Không đầy đủ 7
Tổng Cộng 70
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý DNNN chủ yếu được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật. Điều này có làm hạn chế hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?
STT Trả lời Số
lượng
1 Có 34
2 Tương đối 31
3 Không 5
Tổng Cộng 70
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý DNNN đã đồng bộ và mang tính hệ thống?
STT Trả lời Số
lượng
1 Có 8
2 Tương đối 53
3 Không 9
Tổng Cộng 70
Nội dung quy định của pháp luật về quản lý DNNN đã đầy đủ, điều chỉnh được hết các quan hệ quản lý cần thiết?
STT Trả lời Số
lượng
1 Rất đầy đủ 2
2
Tương đối đầy
đủ 48
3 Không đầy đủ 20
Tổng Cộng 70
Hiện nay chưa có các quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?
ST
T Trả lời Số
lượng 1 Rất cần thiết 47 2
Tương đối cần
thiết 15
3 Không cần thiết 7
Tổng Cộng 69
Hiện nay chưa có các quy định về quy trình thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?
STT Trả lời Số
lượng 1 Rất cần thiết 54 2
Tương đối cần
thiết 8
3 Không cần thiết 7
Tổng Cộng 69
Vấn đề hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp chưa được đề cập.
Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?
ST
T Trả lời Số
lượng 1 Rất cần thiết 51
2
Tương đối cần
thiết 12
3 Không cần thiết 5
Tổng Cộng 68
Hiện nay chưa có các quy định về điều kiện hoặc trường hợp áp dụng các hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Có cần bổ sung nội dung này vào quy định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV không?
STT Trả lời Số
lượng 1 Rất cần thiết 50 2
Tương đối cần
thiết 14
3 Không cần thiết 4
Tổng Cộng 68
Thực trạng đầu tư vốn nhà nước trong thời gian qua có hiện tượng đầu tư dàn trải, không đúng đối tượng không?
STT Trả lời Số lượng
1 Có 50
2 Tương đối 20
3 Không 0
Tổng Cộng 70
Việc đầu tư vốn dàn trải, không đúng đối tượng của Nhà nước có làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?
STT Trả lời Số lượng
1 Có 45
2 Tương đối 22
3 Không 0
4 Không trả lời 3
Tổng Cộng 70
Việc DNNN đầu tư vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp; đầu tư tràn lan, đầu tư vào các ngành nghề có nhiều rủi ro có hạn chế hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?
STT Trả lời Số lượng
1 Có 45
2 Tương đối 25
3 Không 0
Tổng Cộng 70
DNNN có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước trong hoạt động đầu tư, quản lý và bảo tồn vốn?
STT Trả lời Số lượng
1 Có 23
2 Tương đối 31
3 Không 16
Tổng Cộng 70
Việc doanh nghiệp có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, chậm đổi mới, nắm bắt chưa kịp thời nhu cầu phát triển của thị trường, chưa thích ứng với xu thế hội nhập, năng lực quản trị doanh nghiệp yếu có làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV?
STT Trả lời Số lượng
1 Có 43
2 Tương đối 12
3 Không 4
4 Không trả lời 11
Tổng Cộng 70
2.3.2.2. Đánh giá về nội dung quản lý vốn
Theo quy định hiện hành, việc quản lý vốn nhà nước phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đúng mục tiêu, có hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát và phải thực hiện công khai, minh bạch cũng như gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhưng chưa làm rõ trách nhiệm cá nhân trong các trường hợp vi phạm này, chưa quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trong việc gây thiệt hại đối với bảo toàn vốn nhà nước.
Trong việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp, chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng vốn được tính bằng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trênvốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên chưa có quy định cụ thể là hiệu quả sử dụng vốn mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty phải chịu trách nhiệm là bao nhiêu phần trăm. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần đạt mức lợi nhuận thấp, khoảng 1% đến 2% vốn chủ sở hữu cũng được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nước không nên đầu tư vào doanh nghiệp trong trường hợp này.
Với định hướng đầu tư vốn của Nhà nước là Nhà nước sẽ không đầu tư thêm vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời sẽ giảm dần và thu hẹp phạm vi vốn nhà nước hiện có ở những ngành, lĩnh vực không cần thiết phải có sự đầu tư vốn của nhà nước, chỉ đầu tư hoặc duy trì vốn nhà nước hiện có ở những lĩnh vực cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích, dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trong thời gian tới, vấn đề cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp là vấn đề cấp bách được đặt ra nhằm đảm bảo mục tiêu thu hồi vốn nhà nước, tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Qua ghi nhận từ khảo sát thực trạng đầu tư vốn nhà nước trong thời gian qua có hiện tượng đầu tư dàn trải và chính việc đầu tư vốn dàn trải, không đúng đối tượng của Nhà nước đã làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các DNNN, đặc biệt là các Công ty TNHH MTV.
Trong việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành các quy định liên quan đến các hình thức cơ cấu lại vốn như chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, tuy nhiên, chưa đề cập đến hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, thiếu các quy định liên quan đến hình thức cơ cấu lại vốn này, thiếu các quy định về điều kiện hoặc trường hợp được áp dụng các hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân của vấn đề chậm cổ phần hóa DNNN. Đánh giá tại phiên họp Chính phủ ngày 28/2/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chủ trương cổ phần hóa, kể từ khi thực hiện, đã có những bước đi dài. Từ chỗ 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đến nay con số đó chỉ còn 432. Tuy nhiên, trong 03 năm gần đây, riêng TP.HCM chưa cổ phần được doanh nghiệp nào[63]. Tại hội nghị phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn 3 năm 2011 – 2013 vào cuối tháng 8-2013 cũng xác nhận từ đầu năm 2011 đến cuối tháng 8-2013, thành phố không cổ phần hóa được một doanh nghiệp nào trong tổng số 31 doanh nghiệp cần sớm cổ phần hóa. Hiện nay TP.HCM còn 107 DNNN, chiếm trên 10% tổng DNNN còn lại trên cả nước (1.069 doanh nghiệp). Việc chậm cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN góp phần làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các DNNN, bao gồm cả Công ty TNHH MTV[73].
Kết quả khảo sát cũng đã ghi nhận, khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại DNNN chưa hoàn chỉnh. Các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được luật hóa kể từ thời điểm luật DNNN năm 2003 hết hiệu
lực. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có phạm vi điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình tổ chức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả DNNN, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù cho DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực vào tháng 07/2015) nhìn chung đã quy định về Ban kiểm soát (Điều 102) và thông báo thông tin định kỳ (Điều 108). Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung và đang chờ Chính phủ có quy định hướng dẫn.
Chính vì những bất cập trên, để tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của DNNN theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tính đặc thù trong thực tiễn hoạt động và tăng cường quản lý, giám sát đối với DNNN, trong năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Luật số 69/2014/QH13 đã khắc phục được rất nhiều những hạn chế trong khuôn khổ pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN đã tồn tại trước đây. Tuy nhiên, để hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để Luật nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn.