Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất của HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 38 - 41)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Văn Lãng nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

- Phía Tây giáp huyện Bình Gia;

- Phía Bắc giáp với huyện Tràng Định;

- Phía Nam giáp với huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan.

Huyện Văn Lãng là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc thành phố Lạng Sơn, có đường quốc lộ 4A đi qua xuyên suốt huyện dài 32km,có đường biên giới quốc gia giáp với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Với vị trí địa lý trên, huyện Văn Lãng có nhiều cơ hội trao đổi, giao thương với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

địa hình chia cắt mạnh, có nhiều đồi núi cao, xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng núi đá vôi.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 độ, chiếm trên 88% diện tích.

Địa hình như vậy có ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp như xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hệ thống giao thông, thủy lợi...

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Văn Lãng nằm ở địa hình gò đồi, núi đá vôi, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây phát triển trên núi đá vôi. Với địa hình đá vôi như nghiến, xoan rừng, dẻ, lim và trong diện tích vườn nhà dân quanh núi còn trồng các loại cây ăn quả

như hồng, đào, mận, quýt, na, nhãn, ổi.... Với định hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy vậy, địa hình cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp như xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hệ thống giao thông, thủy lợi….

4.1.1.3 Khí hậu

Văn Lãng nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, còn mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau khí hậu thường khô hanh có kèm theo mưa phùn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 24 độ, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 37 - 38oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15 - 180C (tháng12, 1, 2). Trong thời gian này có những ngày gió mùa đông bắc, nhiệt độ có thể dao động đến 5 - 7 độ, cá biệt có ngày nhiệt độ xuống đến 0 độ hoặc thấp hơn, xuất hiện băng giá trên các đỉnh núi cao trên 500m. Đây là kiểu thời tiết bất lợi cho sức khỏe con người, gia súc, gia cầm và cây trồng.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 mm, mùa mưa khoảng 1700 mm, còn mùa khô khoảng 1300 mm. Mưa nhiều nhất vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa trung bình tháng mùa mưa là 212 mm và mùa khô là 44,5 mm. Tổng số ngày mưa hàng năm khoảng 134 ngày còn lại là nắng và ấm. Số giờ nắng bình quân của một năm khoảng 1.446 giờ. Tổng lượng bốc hơi là 811 mm.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.

Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, tuy nhiên cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa ở các vùng trũng ven sông và tình trạng khô hạn trong mùa khô ở vùng đồi núi.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên khác.

1. Tài nguyên đất

Văn Lãng có tổng diện tích đất tự nhiên là 56.330,06 ha trong đó có các loại đất theo bảng dưới đây :

Bảng 4.1: Các loại đất của huyện Văn Lãng

STT Các loại đất

hiệu Diện tích Tỷ lệ %

Tổng diện tích 56.330,00 ha 100 %

1 1.1 1.2 1.3

Đất Nông nghiệp - Đất sản suất Nông nghiệp - Đất Lâm nghiệp.

- Đất nuôi trồng Thuỷ sản

NNP SXN LNP NTS

46.251,40 ha 4.583,73 ha 41.631,67 ha 36,00 ha

82,11%

2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5

Đất phi Nông nghiệp - Đất ở

- Đất chuyên dùng

- Đất tôn giáo tín ngưỡng - Đất nghĩa trang, nghĩa địa - Đất mặt nước chuyên dùng

PNN OTC CDG TTN NTD SMN

1.799,55 ha 208,79 ha 968,3 ha 0,27 ha 17,94 ha 603,95 ha

3,19%

3 Đất chưa sử dụng CSD 8.279,11ha 14,70%

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Lãng năm 2014) [14]

2. Tài nguyên rng

Diện tích đất có rừng của huyện Văn Lãng khá lớn, theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013 là 41.624,23 ha chiếm 73,89% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Có rừng sản xuất là 33.977,91 ha chiếm 81,63%, đất có rừng phòng hộ là 7.646,32 ha chiếm 18,37%. Trồng rừng mới ước được 715,21 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 8000 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,6%.

3. Tài nguyên nước

Văn Lãng là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt

của nhân dân, địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là Kì Cùng và sông Văn Mịch, có 4 con suối lớn là Tân Mỹ, suối Thuỵ Hùng, suối Khuổi Slin, suối Khuổi Lào và mạng lưới hệ thống khe suối nhỏ trên khắp huyện.

4. Tài nguyên khoáng sn

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện nghèo nàn, trữ lượng nhỏ (mỏ sắt, mỏ quặng Apatit). Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có đá vôi, cát, sỏi

…có thể khai thác, sản xuất làm vật liệu xây dựng.

5. Thc trng môi trường

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ về sản xuất nông nghiệp, là việc bổ sung nhiều loại hóa chất (như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu...) trên đồng ruộng và việc quy hoạch thu gom xử lý rác thải, chất thải chưa được tốt nên tác động xấu dến môi trường nước,không khí,... ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất của HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)