Kết quả điều tra công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất của HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 62 - 65)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2014

4.3.4. Kết quả điều tra công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn

4.3.4.1 Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại ba khu vực nghiên cứu của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014

Bảng 4.12: Kết quả chuyển nhượng tại ba khu vực nghiên cứu của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014

Năm

Th trn Na Sm Xã Hoàng Vit Xã Tân Thanh Số

trường hợp

Đã

hoàn thành

S trường

hp

Đã hoàn thành

S tường

hp

Đã hoàn thành

2011 134 134 102 102 98 98

2012 92 92 85 85 110 110

2013 79 79 56 56 83 83

2014 120 117 123 123 124 122

Tng 425 423 366 366 415 413

(Nguồn: UBND huyện Văn Lãng,bảng tổng hợp kết quả chuyển nhượng,Tài liệu nội bộ [17].

Qua bảng 4.12 ta thấy:

- Số lượng hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ từ năm 2011-2014 của 3 xã, thị trấn nghiên cứu là 1206 hồ sơ, đã hoàn thành 1202 hồ sơ, có 4 hồ sơ chưa hoàn thành.

- Giai đoạn 2011-2014 Thị trấn Na Sầm có nhiều hồ sơ chuyển nhượng QSD đất nhất là 425 hồ sơ, xã Hoàng Việt có ít hồ sơ chuyển nhượng QSD

đất nhất là 366 hồ sơ. Thị trấn Na Sầm có 2 hồ sơ chưa hoàn thành do người dân chưa nộp thuế và lệ phí trước bạ.

4.3.4.2 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn về công tác chuyển nhượng quyền sử đất giúp ta hiểu thêm được phần nào về kết quả hoạt động của chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sự quan tâm của người dân tới các vấn đề liên quan trong lĩnh vực đất đai.

Trên địa bàn huyện Văn Lãng có 19 xã, 1 thị trấn. Trong đó có 45 cán bộ công tác chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai. Tuy nhiên qua điều tra thị trấn Na Sầm và 2 xã đó là: Xã Hoàng Việt, Xã Tân Thanh thì thu được kết quả như sau:

Sự hiểu biết của cán bộ

Qua công tác điều tra sự hiểu biết của cán bộ thu được kết quả như sau:

Bảng 4.13: Kết quả sự hiểu biết của cán bộ

STT Chỉ tiêu

Hiểu biết Không biết Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) 1 Những hiểu biết cơ bản về chuyển

quyền sử dụng đất. 10 100 0 0

2 Những hiểu biết cơ bản về hồ sơ

chuyển nhượng. 10 100 0 0

3

Những hiểu biết về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

10 100 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Huyện Văn Lãng là một huyện miền núi của Tỉnh Lạng Sơn. Thị trấn Na Sầm là nơi tập trung cơ quan đầu não của huyện, nhiều cán bộ chuyên môn có sự hiểu biết sâu rộng, nhiều cán bộ có trình độ Đại học trở lên, điều kiện làm việc hơn hẳn các cán bộ ở xã nên tiếp thu nhanh chóng các văn bản luật, các nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ.

Sự hiểu biết của người dân

Qua điều tra thu được kết quả như sau:

Đại diện cho toàn huyện phiếu điều tra được phát cụ thể 60 phiếu cho người dân tại khu vực 3 xã, thị trấn. Kết quả thu được là:

Bảng 4.14: Kết quả sự hiểu biết của người dân

STT Chỉ tiêu

Hiểu biết Không hiểu biết Số

người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%)

1

Những câu hỏi cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất.

49 81,7 11 18,3

2

Những câu hỏi cơ bản về hồ sơ chuyển nhượng

45 75,0 15 25,0

3

Những hiểu biết về trình tự thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

43 71,7 17 28,3

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng ta thấy sự hiểu biết của người dân ngày một cao hơn về hoạt động của chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Qua đó nhận thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm nhiều hơn trong công tác chuyển quyền sử

dụng đất đai. Nhưng bên cạnh đấy thì có nhiều nội dung liên quan đến công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất người dân vẫn chưa hiểu biết rõ về một số nội dung

Qua kết quả điều tra thì mức độ hiểu biết về nội dung câu hỏi trong phiếu còn yếu do vậy người dân trả lời còn sai nhiều. Do vậy nhà nước cần tuyên truyền, mở ra các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa chính, người dân tại các xã.

Hệ thống pháp luật về đất đai khá đồ sộ và luôn thay đổi nên ngay cả những cán bộ làm trong ngành quản lý đất đai cũng không phải ai cũng nắm chắc, nắm đầy đủ. Thế nên người dân càng không có điều kiện để nắm dầy đủ những chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi của mình.

Do vậy những cán bộ địa chính phải giải thích rõ ràng và đầy đủ cho công dân hiểu quyền, nghĩa vụ của họ, trong đó nhất là các quy định của pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất của HUYỆN văn LÃNG, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)