PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Lãng, tỉnh Lãng Sơn
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chậm.
Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Văn Lãng Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cơ cấu giá trị sản xuất 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông Lâm nghiệp 42,52 42,19 40,41 40,12
CN và TTCN 24,58 24,95 26,09 26,87
Thương mại, dịch vụ 32,85 32,86 35,51 38,62
(Nguồn: VPĐK quyền sử dụng đất huyện Văn Lãng 2011 [18];
2012[19]; 2013[20]),2014[21]
Qua bảng 4.2 cho thấy nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện tăng dần theo các năm.
Cơ cấu nông lâm nghiệp giảm, cơ cấu của CN và TTCN, thương mại, dịch vụ tăng dần qua các năm. Trong những năm tới cần trú trọng hơn đến những nghành kinh tế trọng điểm của huyện để đạt được kết quả cao hơn.
Kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản của huyện Văn Lãng có sự tăng trưởng rõ rệt. Gíá trị sản xuất ngành Nông nghiệp năm 2005 đạt 73,80 tỷ đồng, năm 2010 đạt 80,01 tỷ đồng, ước tính năm 2014 đạt 90 tỷ đồng. Cơ cấu ngành Nông, Lâm nghiệp và thuỷ sản đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành Nông nghiệp.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt qua một số năm TT Cây
trồng
Chỉ
tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
1 Lúa xuân
DT Ha 1.531,100 1865,00 2.102,00 2.355,00 NS Tạ/ha 50,16 51,80 52,12 50,00 SL Tấn 7679,50 9660,70 10.955,62 11.067,00 2 Lúa mùa
DT Ha 2605,60 2650,00 2702,00 2630,00 NS Tạ/ha 34,00 35,00 37,50 38,64 SL Tấn 8.859,04 9275,00 10.132,50 10.162,24 3 Cây ngô
DT Ha 1.152,60 1.164,00 1.185,00 1.210,26 NS Tạ/ha 48,00 45,00 48,80 48,17 SL Tấn 5.532,48 5.238,00 5.782,80 5.830,10
4 Đậu
tương
DT Ha 92,60 95,80 100,58 115,01
NS Tạ/ha 14,55 15,02 15,50 15,12 SL Tấn 134,73 143,89 155,90 173,89
5 Sắn
DT Ha 165,40 190,20 205,54 211,42 NS Tạ/ha 110,00 120,00 128,60 141,10 SL Tấn 1819,40 2.282,40 2643,24 2983,14 6 Rau, đậu
DT Ha 405,90 435,50 455,20 470,28 NS Tạ/ha 115,42 115,00 116,50 117,04 SL Tấn 4.684,90 5008,25 5303,08 5504.21 7 Cây lạc
DT Ha 20,20 20,30 25,00 26,30
NS Tạ/ha 15,10 16,50 18,00 17,91 SL Tấn 30,50 33,50 45,00 47,10
8 Khoai lang
DT Ha 70,70 85,00 100,00 98,62
NS Tạ/ha 53,30 53,00 54,50 52,73 SL Tấn 376,83 450,50 545,00 520,00 (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - Xã hội huyện Văn Lãng năm 2014) [3]
Nền Nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản suất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Ngành nông nghiệp đã góp phần vào sự tăng trưởng chung, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của ngành là 5,2%.
Trồng trọt mặc dù sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng giống mới, khai thác diện tích đất ruộng, một vụ nên ngành trồng trọt vẫn tăng trưởng nhưng không ổn định.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trót chiếm trên 63% cơ cấu sản xuất giá trị nông nghiệp toàn huyện.
Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng thâm canh đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cây trồng nông nghiệp có năng suất cao và tăng giá trị ngành chăn nuôi. Diện tích gieo trồng các cây hàng năm, năm 2012 là 6.466 ha. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 23.700 tấn, lương thực bình quân đầu người năm 2013 là 469 kg.
Các loại cây lương thực và cây rau màu về cơ bản giữ được diện tích, năng suất, sản lượng, một số mô hình có giá trị kinh tế từ 80 đến trên 100 triệu đồng/ha, như công thức 2 vụ lúa + khoai tây vụ đông, 2 vụ lúa + trồng rau vụ đông. Tuy nhiên các mô hình này đến nay chưa được nhân rộng.
Vùng cây ăn quả tiếp tục được mở rộng. Một số cây ăn quả chính của huyện như nhãn, mận, hồng, mơ…. Tuy nhiên sản lượng quy hoạch chưa lớn, chưa đủ trở thành sản phẩm hàng hoá lớn trên thị trường.
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất nghành chăn nuôi
STT Vật nuôi ĐV Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Tổng số đàn trâu con 13.585 14.400 14.100 14.020 2 Tổng số đàn bò con 2.543 2.695 2.4000 2.230 3 Tổng số đàn lợn con 25.210 26.327 25.000 26.000
4 Tổng số đàn ngựa con 5 6 6 4
5 Tổng số đàn dê con 697 795 715 722
6 Tổng số gia cầm con 253.400 266.300 280.000 289 (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Lãng)[3]
Ngành chăn nuôi tiếp tục được duy trì, phát triển tăng ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng không đạt mục tiêu. Đến năm 2014, đàn trâu của huyện là 14.020 con, đạt 75% kế hoạch, đàn bò 2.230 con đạt 43,4% kế hoạch, đàn lợn 26.000 con đạt 80% kế hoạch, đàn gia cầm 289.000 con đạt 63% kế hoạch.
Nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi chậm phát triển là do thời tiết, dịch bệnh và do người dân chưa chú trọng đầu tư nuôi trồng.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Do là huyện miền núi nên việc phát triển ngành thuỷ sản của huyện gặp nhiều khó khăn. Quy mô sản xuất nhỏ, tỷ trọng trong nền kinh tế thấp. Năm 2010 giá trị ngành thuỷ sản của huyện là 928 triệu đồng, năm 2011 là 830 triệu đồng, năm 2012 là 1.236 triệu đồng, năm 2013 là 1000 triệu đồng. Điều đấy cho thấy ngành thuỷ sản chưa được quan tâm, đầu tư, khai thác đúng mức, chưa chú trọng đến con giống và kỹ thuật nuôi trồng nên năng suất chưa cao. Gía trị sản phẩm thuỷ sản chiếm tỷ trọng còn thấp khoảng 0,5% /tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp của huyện tăng trưởng nhanh. Sản phẩm chủ yếu là: Quặng kim loại, cát sỏi, đá các loại, chế biến gỗ…
Ngành công nghiệp phát triển chủ yếu là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất. Đặc biệt trong năm qua ngành công nghiệp chế biến có bước phát triển mạnh.
Mặc dù ngành công ngiêp - xây dựng của huyện có bước tăng trưởng đáng kể, song còn ít về số lượng cơ sở và nhỏ về quy mô sản suất, công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế. Việc khai thác mỏ quặng chưa đảm bảo kỹ thuật và an toàn môi trường. Trong giai đoạn tới huyện cần đặc biệt chú ý đến phát triển ngành công nghiệp này.
.Dịch vụ
Hoạt động dịch vụ thương mại có bước phát triển khá, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính được cung ứng kịp thời, đầy đủ. Các hoạt động tài chính, tiền tệ đã tích cực khai thác các nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách theo quy luật và kế hoạch, các đơn vị được hưởng ngân sách đã chủ động hơn trong quản lý và sử dụng vốn.
Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ dần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, từ 29% năm 2008 lên 31% năm 2013. Trong thời gian tới, huyện cần đầu tư nữa để có những dịch vụ tốt và hiệu quả nhất.
4.1.2.2 Dân số và lao động, việc làm
* Dân số
Dân số nhìn chung tăng qua các năm, tổng số hộ toàn huyện năm 2014 có 51.043 người với tổng số hộ là 12.793 hộ. Dân cư cả huyện tập trung trong 20 xã, thị trấn, đông đảo nhất là trên địa bàn xã Tân Mỹ, xã Hoàng Việt, xã Tân Thanh.
Bảng 4.5: Tình hình biến động dân số huyện Văn Lãng giai đoạn 2011-2014
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Tổng số nhân khẩu Người 49.746 50.214 50.465 50.975
1.1 Nữ Người 25.173 25.333 25365 25.524
1.2 Nam Người 24.573 24.881 25.100 25.451
2 Tỷ lệ phát triển dân số % -1,57 0,94 0,50
2.1 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 0,98 1,01 1,01
2.2 Tỷ lệ PTDS cơ học % -2,55 -0,07 -0,51
3 Tổng số hộ Hộ 10.092 11.027 11.140 11.175
4 Tổng số lao động Lao động 26.286 26.701 27.182 27.202
5 Biến động dân số Người -729 468 251
6 Quy mô số hộ Người/hộ 4,93 4,55 4,53
( Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Lãng năm 2014)[3]
Tổng số hộ toàn huyện năm 2014 có 50.465 người với tổng số hộ là 11.140 hộ, quy mô trung bình là 4,53 người/ hộ. Dân cư của huyện tập trung trong 20 xã, thị trấn, đông đảo nhất là trên địa bàn xã Tân Mỹ 6.98 người, xã Hoàng Việt 5.004 người, xã Tân Thanh 4.893 người, ít nhất là trên địa bàn xã An Hùng 874 người.
Trong 4 năm qua tỷ lệ phát triển dân số của huyện có nhiều biến động.
tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ổn định ở mức 0,75%, nhưng tỷ lệ phát triển dân số cơ học biến động tăng giảm không ổn định. Huyện cần có những biện pháp để quản lý tốt vấn đề di cư, nhập cư trên địa bàn huyện.
* Lao động việc làm và thu nhập
Năm 2014 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 27.202 người, chiếm 55,26% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88% tổng
số lao động của huyện. Với đặc thù là huyện miền núi nên lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ chưa cao. Nguồn lao động của huyện cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Cùng với sự gia tăng dân số lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay chưa được sử dụng hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là một ngành mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, tỉnh và huyện đã thực hiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
4.1.2.3 Thực trạng về hệ thống hạ tầng, kỹ thuật
- Về giao thông : Mạng lưới giao thông khá phát triển, nhiều tuyến đường được đầu tư nâng cấp, hiện nay xã có 100% số xã có đường ô tô đi vào đến trung tâm xã, trong đó có 90% số xã có đường ô tô đi được 4 mùa, nhiều tuyến đường liên thông, bản được tu sửa thường xuyên và bê tông hoá. Tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá thuận tiện.
- Về thuỷ lợi : Toàn huyện có 80.89ha đất thuỷ lợi, trong năm đã đào đắp được 503,6 m3 và xây kè đắp hố, đập phục vụ cho việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.
- Các hệ thống hạ tầng kinh tế khác: Toàn huyện 100% số xã có trường tiểu học, trung học phổ thông, 85% số xã có lớp mẫu giáo, 100% số xã, thị
trấn có trụ sở làm việc, trạm y tế xã, 85% số hộ được dùng điện lưới quốc gia Tỷ lệ số xã, thị trấn có nhà văn hoá là 9/20, đạt 45%, số thôn, khối, phố có nhà
văn hoá là 107/215 thôn, đạt 49,76%, số xã có sân chơi, bãi tập đạt 30%.