Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh yên bái (Trang 61 - 64)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU

3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính

Chính sách tài chính có vai trũ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xó hội.

Với việc sử dụng các công cụ tài chính hữu hiệu nó sẽ là phương tiện để huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, từ đó góp phần tác động đến các hoạt động kinh tế - xó hội.

Do vậy, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính.

Trước hết, phải đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính trong lĩnh vực NSNN. Chính sách NSNN bao gồm: chính sách thu ngân sách và chính sách chi ngân sách. Chính sách NSNN đóng vai trũ quyết định trong việc huy động vốn để hỡnh thành nên lượng vốn lớn, phục vụ cho nhu cầu chi.

Hiện nay chính sách thu, chi NSNN đang vấp phải một số mâu thuẫn lớn cần giải quyết.

Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng chi với nguồn thu cũn hạn hẹp; mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn để CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với việc phân bổ và sử dụng vốn NSNN cũn lóng phí, hiệu quả thấp …Để giải quyết mâu thuẫn trên cần phải đổi mới chính sách thu, chi NSNN. Cụ thể là:

- Tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp, đi sâu đi sát trong việc quản lý giá và cụng sản, quản lý tài sản cụng, hoạt động của quỹ bảo lónh tớn dụng, hoạt động bảo hiểm, xổ số kiến thiết…Từng bước nâng cao chất lượng công tác quản lý và hoạt động của các tổ chức tài chính đáp ứng nhanh nhạy, kịp thời, chính xác tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động tài chính nhằm nuôi dưỡng phát triển nguồn thu để thu đúng, thu đủ đảm bảo có nguồn vốn đủ mạnh để huy động vào NSNN.

Đối với các ngành, các địa phương trong tỉnh cần thực hiện đầy đủ quy chế công khai tài chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế theo quy định tại Quyết định số 192/2004 QĐ/TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện tốt chế độ báo cáo công khai minh bạch tài chính ở tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức và các đơn vị kinh tế trong tỉnh.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan tài chính từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố… để kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ thu chi tài chính ở các đơn vị trong tỉnh. Uốn nắn kịp thời và có biện phỏp xử lý nghiờm cỏc trường hợp sử dụng ngân sách không đúng chế độ hoặc không có hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra tài chính, thu thuế, thu từ kho bạc Nhà nước. Đồng thời xử lý đúng, kịp thời những sai phạm của các tổ chức cá nhân trong

việc quản lý chi tiờu hay huy động vốn đóng góp vào NSNN. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang bị lạm phát, đũi hỏi tất cả cỏc ngành, các địa phương trong tỉnh cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tính toán đỡnh chỉ hoặc tạm dừng cỏc cụng trỡnh chưa cần thiết hoặc ít hiệu quả kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy sáng kiến, phát huy các lợi thế vốn có của tỉnh, đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tăng thu NSNN.

- Đối với thu NSNN phải dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong nội bộ nền kinh tế thông qua các nguồn thu ( thuế, phí, lệ phí); đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật pháp qui định; quản lý chặt chẽ và tập trung các nguồn thu của nhà nước từ tài sản, đất đai, nhà ở

…Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, thu NSNN cần quán triệt tốt quan điểm “khoan sức dân”, nới lỏng thuế, phí, lệ phí; tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập bằng tiền, bằng sức mua và khả năng thanh toán.

- Đối với chi NSNN phải thực hiện thắt chặt trong chi tiêu dùng, cắt giảm khoản chi không hợp lý, kém hiệu quả gắn liền với cải cách bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới nội dung chi tiêu thường xuyên mà vẫn đảm bảo chi tiêu có hiệu quả; phân bổ hợp lý và lựa chọn ưu tiên đối với các khoản chi cho đầu tư; đổi mới cơ chế cấp phát chi, cơ chế phân bổ vốn đầu tư và tăng cường kiểm soát chi NSNN, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Đảm bảo cân đối ngân sách theo hướng tích cực, hiện thực, vững chắc. Cân đối vốn đầu tư để phát triển các dự án theo nguyên tắc dứt điểm, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, tránh thất thoát hoặc chi dùng vào các mục đích khác.

- Thực hiện quản lý ngân sách theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, dân chủ có phân công, phân cấp quản lý rành mạnh, rừ ràng; quản lý chặt chẽ nguồn vay nợ và trả nợ.

Thứ hai, phải đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế.

- Xúc tiến chương trỡnh cải cách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc thuế cho phù hợp với tính chất của từng sắc thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, mở rộng diện thu; giảm bớt số lượng thuế suất, qui định thuế suất ở mức chấp nhận được của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp và dân cư mở rộng đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, thích hợp, trang bị kỹ thuật mới, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

- Triển khai có hiệu quả các luật thuế, các văn bản của Chính phủ, của Bộ tài chính trong việc kê khai thuế của các tổ chức và cá nhân để sớm phát hiện những trường hợp kê

khai không đúng, không đủ để uốn nắn, xử lý, xử phạt cỏc trường hợp trốn thuế, lậu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại. Hoàn thiện tốt và có cơ sở khoa học chắc chắn các dữ liệu về thuế, nâng cao chất lượng quản lý cỏc trường hợp đó đăng ký nộp thuế. Tăng cường kiểm tra, thanh tra chống thất thu thuế và các loại phí, lệ phí trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chuyển mạnh sang cơ chế mới: Đối tượng nộp thếu tự kê khai và trực tiếp nộp vào Kho bạc nhà nước; cơ quan thuế và cán bộ thuế chỉ tập trung đôn đốc và kiểm tra thuế là chủ yếu.

Thứ ba, Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, sử dụng tiết kiệm đất trong sản xuất kinh doanh. Bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế, sử dụng đất phù hợp với chính sách đền bù thiệt hại khi sử dụng đất nông nghiệp cho việc phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Thúc đẩy hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp sổ đỏ chứng thực quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân yên tâm đầu tư vốn kinh doanh nông nghiệp trên diện tích đất đó được giao. Tạo thuận lợi cho nông dân được vay vốn để kinh doanh nông nghiệp nhằm sử dụng đất có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý sử dụng khai thác các tài nguyên thiên nhiên. UBND tỉnh và các huyện thị, thành phố cấp giấy sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở đó bảo đảm minh bạch thu đúng, thu đủ thuế sử dụng đất và các khoản thu từ đấu giá sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào NSNN.

Thứ tư, chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của tài chính toàn tỉnh Yên Bái. Để các doanh nghiệp chủ động trong quá trỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh tỉnh cần tạo điều kiện để mỗi doanh nghiệp có nguồn tài chính đủ mạnh. Do đó các doanh nghiệp phải có các biện pháp tích tụ tập trung vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao khả năng doanh thu cho doanh nghiệp. Tỉnh cần có chính sách giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tự tăng vốn tích lũy, vốn tự có, tự thực hiện các biện pháp tiết kiệm để tích góp vốn trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần xúa bỏ ngay sự bao cấp về vốn đối với các DNNN đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hỡnh thức huy động vốn cho các doanh nghiệp nhất là các hỡnh thức cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh yên bái (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)