Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU
3.2.6. Giỏo dục ý thức tiết kiệm
Tiết kiệm đối với nước ta từ lâu đó trở thành quốc sỏch hàng đầu. Thực chất của tiết kiệm chính là biết tiêu dùng sử dụng vốn hợp lý, cú hiệu quả, nhờ đó sẽ giúp cho nền kinh tế có khả năng huy động được các nguồn vốn tối ưu nhất để phát triển kinh tế - xó hội.
Trong nền KTTT, một trong các tiêu chí để tính hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các nhà quản lý trong quỏ trỡnh điều hành doanh nghiệp. Từ công thức P’= m/ c+v nếu m và v là những đại lượng không đổi, tỷ suất lợi nhuận P’ sẽ vận động tỷ lệ nghịch với tư bản bất biến. Vỡ thế đối với tỉnh Yên Bái hiện nay cần tuyờn truyền, giỏo dục ý thức tiết kiệm bằng cỏch nõng cao tỷ suất lợi nhuận như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bói, phương tiện vận tải hiệu quả nhất; thay nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền; thay các nguyên liệu nhập ngoại bằng các nguyên liệu nội mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Giảm các chi tiêu để bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao năng lượng, vật tư kỹ thuật. Tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xó hội để sản xuất hàng hoá.
Trong công tác QLNN, ở tất cả các cấp các ngành, từ tỉnh đến các đơn vị cơ sở xó, phường, thị trấn cần nâng cao ý thức tiết kiệm trong việc chi tiờu NSNN. Hạn chế đến mức thấp nhất trong chi tiêu thường xuyên. Dành nguồn vốn để đầu tư cho các chương trỡnh, cỏc dự ỏn trọng điểm, hạn chế thấp nhất việc mua sắm những phương tiện, thiết bị tiêu dùng đắt tiền, không phù hợp với công việc, điều kiện kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác hành chính, sắp xếp lại các Sở, Ngành theo đúng chức năng nhiệm vụ. Thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định 132 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm thiểu các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu, của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cấp các ngành. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xó hội. Xõy dựng xó hội kỷ cương, phũng chống tệ nạn tham nhũng, chống lóng phớ, nõng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng phũng ngừa, xử lý kịp thời những sai phạm, đúng người, đúng tội, tránh kiểm tra hỡnh thức lấy lệ.
Đối với tiết kiệm trong dân: Tỉnh tiếp tục duy trỡ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, động viên khuyến khích nhân dân các dân tộc đầu tư phát triển nông lâm nghiệp, hạn
chế những tiêu dùng chưa cần thiết để đầu tư phát triển sản xuất. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức thực hành tiết kiệm trong toàn dõn.
3.2.7. Đào tạo nguồn nhân lực
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xó hội 2001 - 1010, Đảng ta đó xác định:
Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [9, tr.202].
Đến Đại hội X Đảng ta lại khẳng định:
Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trỡnh độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Đẩy mạnh xó hội hoỏ, khuyến khớch cỏc hỡnh thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề… Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, phù hợp cho nông dân đồng bào dân tộc thiểu số [10, tr.96].
Vận dụng Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng vào tỉnh Yên Bái. Trong thời gian tới tỉnh cần: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao về số lượng và chất lượng. Các cấp các ngành phải coi đào tạo nghề cho lực lượng lao động là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài và là giải pháp rất quan trọng để phát triển kinh tế - xó hội tại địa phương.
Song việc đào tạo nghề ở tỉnh Yên Bái phải bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh. Cơ cấu đào tạo nghề phải phù hợp cả về các ngành nghề, cấp đào tạo và nội dung đào tạo. Chú ý quan tâm đúng mức đến kỹ năng thực hành. Tiến hành ngay việc xó hội hoỏ trong đào tạo nguồn nhân lực. Đa dạng hoá các loại hỡnh đào tạo, hỡnh thức đào tạo nhằm thu hút mọi nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lực lượng lao động trên tất cả các ngành sản xuất kinh doanh.
Đối với từng doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cần có chương trỡnh đào tạo riêng phù hợp với đặc điểm tính chất của từng đơn vị để việc đào tạo nghề đem lại hiệu quả thiết thực cao trong sản xuất kinh doanh.
Đối với cơ quan đầu tư và phát triển của tỉnh cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các chủ doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, kế toỏn, thị trường, tiếp thị quảng bá thương hiệu hoặc tổ chức các câu lạc bộ “giám đốc” để trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh. Thông tin kinh tế, thông tin về các dự đoán, dự báo tỡnh hỡnh kinh tế, giỏ cả thị trường ở trong và ngoài nước, giúp cho các chủ doanh nghiệp vừa có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau vừa nắm bắt được xu hướng vận động phát triển kinh tế ở trong và ngoài nước để có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối với các trung tâm dạy nghề tiếp tục các hoạt động bằng hỡnh thức mở cỏc lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Thông qua các hoạt động tư vấn, bồi dưỡng kiến thức để người lao động lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng sở trường của mỡnh nhằm phỏt huy được hiệu quả tay nghề sau khi đó được đào tạo. Mặt khác đối với tỉnh Yên Bái hiện nay cần có sự kết hợp của các thành phần kinh tế để đào tạo nghề thông qua các hỡnh thức như: truyền nghề, mời các thợ giỏi, hay các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm để truyền nghề cho thế hệ trẻ đang ở tuổi lao động ở các địa phương. Ngoài các trung tâm dạy nghề ở cấp tỉnh, các huyện thị thành phố cũng cần phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân để phổ cập các kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Thông qua các hiệp hội, các quỹ phát triển như quĩ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công và khuyến ngư, cần có sự phối kết hợp để tạo nguồn kinh phí và giúp cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn nắm được những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với các sở ban ngành cấp tỉnh cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để thống nhất nội dung chương trỡnh, nắm chắc số lượng và phân loại cán bộ để xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo hàng năm, hoạch định phương hướng phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh với phương châm thiết thực, hiệu quả phát triển bền vững. Các cơ quan như sở lao động thương binh xó hội, liờn minh cỏc hợp tỏc xó, sở nội vụ, sở kế hoạch đầu tư cần có sự phối hợp để mở các lớp tập huấn cho cán bộ lónh đạo xó, phường, thị trấn, cỏc chủ nhiệm, phú chủ nhiệm cỏc hợp tỏc xó trong tỉnh những kiến thức về nền KTTT, về cỏch thức sản xuất kinh doanh
mới, hay sự hiểu biết về cơ hội kinh doanh, thị trường, tiếp thị giá cả … Qua đó hỡnh thành những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý kinh tế cho cỏn bộ lónh đạo và quản lý kinh tế cơ sở nhằm giúp cho họ chỉ đạo phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời hỡnh thành ý thức tiết kiệm trong quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống tiêu dùng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Tóm lại, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xó hội ở Yờn Bỏi được coi là nhiệm vụ cấp bách lâu dài và là giải pháp quan trọng để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó đũi hỏi các cấp chính quyền ở tỉnh Yên Bái phải đặc biệt quan tâm và giành sự chỉ đạo, lónh đạo cũng như nguồn vốn cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh trong giai đoạn mới.