Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh yên bái (Trang 64 - 74)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU

3.2.2. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là phải tạo lập được vốn. Vốn là điều kiện, là tiền đề, là yếu tố phải có đầu tiên cho mọi hoạt động kinh tế - xó hội của tỉnh. Việc tạo lập ra vốn là việc làm thường xuyên, liên tục và đổi mới không ngừng là tiền đề cho tất cả các hoạt động kế tiếp nhau trong xó hội. Để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xó hội, tỉnh Yờn Bỏi cần tập trung vào cỏc khõu QLNN về kinh tế trong thời gian tới với cỏc nội dung sau:

Xây dựng cơ chế quản lý kinh tế vĩ mụ nhằm kớch thớch, thúc đẩy các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nhà nước, các hợp tác xó và cỏ nhõn nỗ lực thi đua sản xuất làm giàu cho tập thể, cá nhân và đem lại nguồn lợi cho tỉnh.

Khai thác tốt nhất các tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, khơi dậy các tiềm năng lao động, đất đai, thời tiết, khí hậu…nhằm phát triển nhanh các nguồn lực kinh tế của tỉnh.

Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài: Thông tin đầy đủ kịp thời về hoạt động và mối quan hệ của Việt Nam trong WTO. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ kinh tế đối ngoại của tỉnh ở các ngành, địa phương, các doanh nghiệp về cam kết của Việt Nam trong WTO để hiểu biết sâu về những cơ hội, thách thức, thuận lợi, khó khăn, trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Tỉnh sớm xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ và hoàn thiện, tạo điều kiện cho đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, thân thiện và an toàn. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các công ty lớn trong và ngoài nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, triệt để thực hiện cơ chế “một cửa”. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các thành phần kinh tế tiêu phụ sản phẩm.

Tăng cường QLNN về phát triển kinh tế, tỉnh cần rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế, quy hoạch ngành và quy hoạch trên các lĩnh vực của đời sống xó hội và tăng cường QLNN về phát triển kinh tế theo quy hoạch. Nâng cao năng lực trỡnh độ của bộ máy QLNN ở các ngành, các cấp. Xây dựng trung tâm kinh tế, trung tâm tư vấn và hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Mở rộng và thực hiện tốt liên doanh liên kết kinh tế của Yên Bái với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Củng cố và tăng cường mối quan hệ kinh tế

với tỉnh Valde Marne Cộng hũa Phỏp và cỏc tỉnh phớa Nam của Cộng hũa nhõn dõn Trung Hoa để thúc đẩy kinh tế - xó hội phỏt triển, quản lý chặt chẽ quỏ trỡnh đầu tư phát triển, nhất là việc đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đồng vốn khi đầu tư, chống lóng phớ, thất thoỏt. Tăng cường quản lý khai thỏc bảo vệ cú hiệu quả cao cỏc cụng trỡnh sau đầu tư để đưa vào sử dụng.

Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tích cực đào tạo nâng cao nguồn nhân lực. Kết hợp với cải tiến nâng cấp và thay thế công nghệ làm cho trỡnh độ công nghệ trong các ngành sản xuất vật chất ngày càng hiện đại. Do vậy tỉnh cần giành một phần ngân sách cần thiết ưu tiên cho đào tạo bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề được tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Mặt khác, tỉnh cần có chính sách thu hút các chuyên gia, các kỹ sư giỏi đến công tác và làm việc tại Yên Bái. Phát triển mạnh đội ngũ doanh nhân, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào đa dạng và năng động, thích ứng với nền KTTT định hướng XHCN.

QLNN về ngân sách: NSNN là nguồn tài chớnh tập trung quan trọng nhất của tỉnh. Vỡ vậy việc QLNN đối với ngân sách có tác dụng chi phối trực tiếp đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xó hội, đồng thời cũn là cơ sở để phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế trong tỉnh. Do đó, tất cả các khoản thu, chi NSNN phải được thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, sau đó cần tạo ra sự phân cấp quản lý khoa học theo đúng luật NSNN. Để công tác QLNN về ngân sách đi vào nề nếp khoa học, tỉnh cần tăng cường quản lý cú hiệu quả đối với các nguồn thu. Bao gồm:

Thu thuế: cần cải tiến, hoàn thiện các sắc thuế theo luật định trên cơ sở bao quát tổng hợp đầy đủ các nguồn thu, làm cho nguồn thu về thuế ngày càng tăng trưởng với phương châm: Đúng mục tiêu, bỡnh đẳng, đúng đối tượng, đúng pháp luật…

Thực hiện nghiờm tỳc việc quản lý cỏc nguồn chi: Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, hợp lý, có hiệu quả chống thất thoát, lóng phớ, chi sai kế hoạch, khụng đúng mục đích

Thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra trong việc thu chi NSNN, phát hiện kịp thời các hiện tượng tham nhũng, buôn lậu, trốn lậu thuế, buôn gian bán lận, làm hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại.

QLNN đối với Bảo hiểm xó hội. Bảo hiểm xó hội là hoạt động tài chính quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, là điều kiện tốt nhất để khắc phục mọi rủi ro và các sự cố bất khả

kháng. Đồng thời bảo hiểm xó hội cũn là cụng cụ để huy động và sử dụng nguồn vốn quan trọng có hiệu quả, trên địa bàn của tỉnh Yên Bái. Tỉnh cần có cơ chế chính sách và tuyên truyền rộng rói để người dân và các tổ chức kinh tế, xó hội tự nguyện, tự giỏc tham gia cú hiệu quả cỏc loại bảo hiểm. Bao gồm, bảo hiểm bắt buộc là hỡnh thức Nhà nước bắt buộc mọi người tham gia bảo hiểm theo Luật. Loại bảo hiểm này yêu cầu cả cơ quan bảo hiểm và người tham gia đều phải thực hiện như: Bảo hiểm lao động, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm mô tô xe máy… Loại bảo hiểm tự nguyện, là hỡnh thức bảo hiểm thỏa thuận giữa bên tham gia và tổ chức tham gia như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản…Tỉnh cần có cơ chế chính sách hợp lý để đa dạng hóa cỏc hỡnh thức bảo hiểm. Thống nhất QLNN về bảo hiểm theo phỏp luật, thống nhất quản lý đối với tất cả các loại bảo hiểm.Tạo điều kiện để mọi người dân và các tổ chức kinh tế xó hội tham gia bảo hiểm được thuận lợi, bổ ích, hiệu quả thiết thực, thể hiện được bản chất ưu việt của các loại bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời thực hiện tốt chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiờm hành vi, vi phạm phỏp luật trong ngành bảo hiểm.

Về QLNN đối với doanh nghiệp, tỉnh cần có chính sách hợp lý thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng nhiều lao động. Tỉnh có cơ chế chính sách giao cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyờn hợp lý và yờu cầu cỏc doanh nghiệp nộp tiền sử dụng vốn, sử dụng tài nguyên. Đồng thời tỉnh cần tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có doanh lợi thỏa đáng. Trên cơ sở khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhanh về số lượng và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, xây dựng các thương hiệu riêng cho các mặt hàng xuất khẩu Yên Bái như: quế Văn Yên, cam Lục Yên, chè Suối Giàng, sứ Hoàng Liên Sơn, đá quý Lục Yờn, gạo Mường Lũ, gạo nếp Tỳ Lệ,…Ngược lại cần xây dựng quy chế cụ thể để các doanh nghiệp báo cáo theo định kỳ về kế toán ngân sách và kết quả sản xuất kinh doanh cũng như tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả tỉnh cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, uốn nắn, động viên, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực hiện nghiêm túc luật doanh nghiệp, luật phá sản…

QLNN đối với tín dụng tiền tệ: Vai trũ của tớn dụng cú khả năng làm tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ, làm tăng thêm sức mua của đồng tiền, làm quay vũng hay chu chuyển vốn

nhanh. Vỡ vậy tớn dụng được coi như chất xúc tác khơi thông dũng chảy của tiền tệ vận động có hiệu quả trong nền KTTT.

Đối với quản lý tiền tệ, tỉnh cần đẩy mạnh các biện pháp chống lạm phát, cắt giảm các công trỡnh chưa thật hiệu quả, mở rộng thanh toán bằng Séc hoặc các chứng từ thay cho tiền mặt. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa, giữ vững bỡnh ổn bằng cỏch kiềm chế gia tăng. Thúc đẩy sản xuất đủ các mặt hàng thiết yếu trong đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua tiết kiệm: tiết kiệm năng lượng, nguồn nhiên liệu trong sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân nhất là cưới, tang lễ, sinh nhật và tiết kiệm chi tiêu ở các công sở. Hạn chế các hội nghị như đón nhận cờ thi đua hoặc huân huy chương các thành tích cao do Chính phủ và Nhà nước tặng. Tỉnh phải thống nhất quản lý tiền tệ nhất là vốn vay đầu tư phát triển kinh tế - xó hội, vốn đầu tư xây dựng KCHT của ODA, NGO và vốn trợ giúp của Trung ương trong việc xóa đói giảm nghèo, chống cỏc bệnh xó hội…

QLNN về tín dụng, tỉnh cần thống nhất quản lý về tín dụng đối với các ngân hàng, cỏc hợp tỏc xó tớn dụng trong quan hệ kinh tế đối với tất cả thành phần kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền rộng rói cỏc chớnh sỏch về tớn dụng và luật ngõn hàng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định, kiểm toán nhằm thực hiện các hoạt động tín dụng lành mạnh, có hiệu quả với sức mạnh cạnh tranh cao. Bảo đảm lượng vốn pháp định cần thiết trong các tổ chức tín dụng ngân hàng. Bảo đảm mức quỹ dự trữ an toàn trong tín dụng, chống rủi ro nhằm huy động được lượng vốn tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh. Tỉnh cần cú chớnh sỏch thụng thoỏng và quản lý chặt chẽ trong việc phỏt hành cụng trỏi, trỏi phiếu, tớn phiếu trong việc huy động vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội, đồng thời có biện pháp tích cực để chỉ đạo, giám sát việc vay vốn, trả nợ nước ngoài.

Trong quỏ trỡnh hoạt động tín dụng, tín dụng ngân hàng tỉnh cần chỉ đạo duy trỡ mức lói suất hợp lý nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, chống cho vay nặng lói và chốn ộp lói suất. Áp dụng lói suất tài trợ đối với các dự án: xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…Nhằm xây dựng các tổ chức tín dụng ngân hàng thực sự trở thành những nhà cung cấp vốn để đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xó hội của tỉnh.

QLNN về thị trường vốn: Thị trường vốn là quan hệ giao dịch cung cầu về vốn trên thị trường. Đó là mối quan hệ được hỡnh thành từ việc đi vay và cho vay (mua bán quyền sử

dụng vốn) không mua bán quyền sở hữu vốn. Tỉnh cần có biện pháp tích cực, hướng dẫn các doanh nghiệp, các công ty cổ phần mua bán cổ phiếu bằng cách hỡnh thành trung tõm giao dịch mua bỏn cổ phiếu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để thị trường vốn hoạt động lành mạnh có hiệu quả thiết thực. Vận dụng sáng tạo các bộ luật như: Luật thuế, luật tài chính, luật ngân hàng, luật bảo hiểm… Để thị trường vốn thực sự đóng vai trũ tớch cực trong việc huy động được nguồn vốn tối đa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh Yờn Bỏi.

Để QLNN về kinh tế có hiệu quả, tỉnh cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các đơn vị kinh tế cũng như các cơ quan sử dụng NSNN. Quy định rừ trỏch nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu trong các cơ quan kinh tế và các chủ tài khoản của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. Có hỡnh thức xử lý nghiờm minh cỏc trường hợp sai phạm khi các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đó kết luận cú dấu hiệu sai phạm. Tỉnh tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với nhu cầu và trỡnh độ phát triển kinh tế - xó hội hiện nay. Thống nhất quản lý chặt chẽ chế độ báo cáo tài chính, chế độ kế toán trong hệ thống tài khoản của các cơ quan kinh tế cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh.

3.2.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn và phương thức huy động vốn

Đối với nguồn vốn từ NSNN: Yờn Bỏi cũn là một tỉnh nghèo, nguồn vốn huy động vào NSNN cũn hạn hẹp nờn cần phải phỏt huy cao độ nội lực ở tất cả các ngành, các địa phương trong tỉnh để đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN hợp lý chống thất thu. Về cụng tác thu thuế, cần tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chính sách thuế và các đạo luật về thuế của Nhà nước đó ban hành. Những cỏn bộ trong ngành thuế phải nắm chắc cỏc lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty, doanh nghiệp, hợp tỏc xó và cỏc cỏn bộ kinh doanh cỏ thể để tính đúng, tính đủ các khoản doanh thu, xác định chính xác số thuế.

Thường xuyên kiểm tra nắm chắc các đối tượng đó sản xuất kinh doanh trờn địa bàn nhưng chưa kê khai nộp thuế để đưa vào diện quản lý nộp thuế. Cùng với sự phát triển năng động của nền KTTT, trên địa bàn thành phố, thị xó và thị trấn hàng ngày xuất hiện khỏ nhiều cỏc dịch vụ mới như: khám chữa bệnh, dạy nghề, tư vấn, quảng cáo cũng cần được đưa vào diện quản lý nộp thuế để bảo đảm công bằng và tăng thu cho NSNN. Đối với các hộ đó ở diện nộp thuế cần xem xột điều chỉnh mức thuế nhất là các doanh nghiệp có doanh thu cao, các địa

điểm có lợi thế về vị trí kinh doanh cần phải kiểm tra, giám sát xem xét chứng từ hóa đơn kế toán sổ sách…để thực hiện nghiêm túc luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở trong và ngoài nhà nước đó được đầu tư ngày càng hiện đại về công nghệ, tạo ra lượng sản phẩm ngày càng nhiều về số và chất lượng cũng cần được xem xét, điều chỉnh mức thuế cho phù hợp với các đạo luật về thuế. Ngành thuế phải cựng với cỏc cấp, cỏc ngành xử lý nghiờm minh những cỏn bộ và những ai cú cỏc hành vi sai phạm về thuế. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ thị trường chống buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Từng bước chuyển sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai và nộp thuế trực tiếp tại kho bạc Nhà nước. Khắc phục và không để các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động ngành thuế.

Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến học tập các luật thuế đến các tầng lớp dân cư. Giáo dục nghĩa vụ nộp thuế đối với các chủ đầu tư, doanh nghiệp, công ty, các tổ chức kinh tế trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nêu gương người tốt việc tốt trong việc nộp thuế và chấp hành các luật lệ về thuế.

Đối với các nguồn thu khác như: thu lợi tức trong việc CPH các DNNN. Mua bán cổ phiếu, mua bán bất động sản... ngành tài chính cần kinh doanh để thu đúng, thu đủ đối tượng chính sách. Đối với các nguồn thu từ đất cần khẩn trương kiểm tra xác định lại quỹ đất của các thành phố, thị xó, thị trấn. Kiờn quyết thu hồi cỏc diện tớch đất không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các DNNN để sử dụng có hiệu quả.

Áp dụng chế độ giao đất và thuê đất cho các cơ quan, các doanh nghiệp sát với giá cả thực tế để tăng nguồn thu cho NSNN. Hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ quan, hộ dân cư trên địa bàn thành phố Yên Bái, thị xó Nghĩa Lộ, thị trấn Cổ Phỳc, Yờn Bỡnh, Mậu A, Yờn Thế để hỡnh thành thị trường bất động sản góp phần tăng thu cho NSNN.

Ban kinh tế đối ngoại của tỉnh cần tiếp tục chủ động liên lạc, làm việc với một số tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Bỡnh Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu công nghiệp lớn của cả nước để vận động đầu tư mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa tỉnh Yên Bái với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ với thành phố Hải Phũng, tỉnh Lào Cai, xõy dựng chương trỡnh hợp tỏc liờn doanh liờn kết thực hiện cỏc dự ỏn đó cam kết. Chủ động xây dựng các dự án và vận động tài trợ, tăng cường tiếp xúc thiết lập mối quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh yên bái (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)