1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.2.3.2. Đánh giá và đo lường rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Mô hình định tính: Là phương pháp truyền thống, dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng, cụ thể như sau:
*Khách hàng loại A.
Về chất lượng quản lý, là khách hàng có uy tín rộng khắp, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và thực sự có năng lực.
Về tình hình tài chính, có chất lượng thông tin tài chính tốt, lành mạnh, các tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các kiểm toán viên quốc tế đảm nhiệm và thường xuyên có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng liên tục. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, các tài sản cố định có giá trị thực. Khả năng thanh toán nợ tốt, xu hướng đạt doanh thu lớn, dòng tiền lưu chuyển lớn và có lãi gộp, có đầy đủ các thông tin về các khoản có thể thua lỗ và không có thua lỗ và có sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau.
Về môi trường kinh doanh, có môi trường kinh tế chính trị-xã hội cực kỳ an toàn và ổn định. Tầm quan trọng của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc dân, có viễn cảnh kinh doanh khá thuận lợi. Hoạt động kinh doanh của khách hàng chiếm thị phần khá lớn trong nội bộ ngành và có uy tín,
19
nhất là với quốc tế. Phạm vi hoạt động kinh doanh cực kỳ tốt, sản phẩm đa dạng, ảnh hưởng của chu kỳ là rất nhỏ, không đáng kể.
*Khách hàng loại B.
Về chất lượng quản lý, là khách hàng có uy tín, có kinh nghiệm trong những ngành cụ thể hoặc những khách hàng có kinh nghiệm mức độ trong tất cả khu vực kinh tế chính với năng lực phù hợp.
Về tình hình tài chính, là khách hàng có các tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các kiểm toán viên đảm nhiệm, thường xuyên có tài khoản tiền gửi tuy không lớn tại ngân hàng. Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình, khả năng thanh toán nợ tốt. Khách hàng có xu hướng đạt doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng không đều, khả năng kiểm soát thông tin còn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng có thể kiểm soát được.
Về môi trường kinh doanh, khách hàng có môi trường kinh doanh khá ổn định nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế có thể trong nước hoặc xuất khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của nền kinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ.
*Khách hàng loại C.
Về chất lượng quản lý, kinh nghiệm quản lý ở mức độ vừa phải, còn hạn chế, nội bộ công ty còn có mâu thuẫn, các quyền lợi và nghĩa vụ chưa được thống nhất.
Về tình hình tài chính, các số liệu tài chính được kiểm toán theo quy định hoặc không được kiểm toán. Doanh thu không ổn định, biến động khá mạnh. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình hoặc dưới trung bình nhưng có thể kiểm soát được. Doanh thu và lưu chuyển tiền tệ ở mức trung
20
bình hoặc dưới trung bình nhưng có xu hướng không tăng. Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác khác.
Về môi trường kinh doanh, nhìn chung khách hàng có môi trường kinh doanh không ổn định, biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế quốc dân và có xu hướng đi xuống, chiếm thị phần không đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻ mang tính chu kỳ lớn.
- Mô hình định lƣợng:
Hai mươi năm trở về trước hầu hết các ngân hàng chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyền thống (định tính) để đánh giá các rủi ro. Phương pháp truyền thống này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan, chính vì vậy các ngân hàng không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá khách hàng để ra các quyết định tài trợ. Tuy nhiên nhiều ngân hàng khi cung cấp các sản phẩm cho các khách hàng là doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng chủ yếu phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro.
Lại ví dụ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, ngày nay một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụng người vay. Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khách nhau. Để sử dụng các mô hình này, các nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Đối với tín dụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối
21
với tín dụng doanh nghiệp, thì các tiêu chí tài chính thường là các chỉ tiêu chủ yếu.
Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để lượng hoá (cho điểm) xác suất rủi ro tín dụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng.
Sau đây là một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng cơ bản thường được sử dụng nhất[18]:
+ Mô hình cho điểm số Z: Mô hình này do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các Công ty sản xuất của Mỹ (năm 1993). Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (XJ )
2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ
Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3.3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = tỷ số "vốn lưu động /Tổng tài sản"
X2 = tỷ số "Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản"
X3 = tỷ số "Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản"
X4 = tỷ số "Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn"
X5 = tỷ số "Doanh thu/Tổng tài sản"
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy khi trị số Z thấp hoặc là âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy có vỡ nợ cao.
Giả sử, một khách hàng tiềm năng có các chỉ số tài chính là: X1 = 0,20;
X2 = 0; X3 = - 0,20; X4 = 0,1 và X5 = 2,0. Chỉ số X2 bằng không và chỉ số X3
âm nói lên rằng khách hàng bị thua lỗ trong kỳ báo cáo; còn chỉ số X4 bằng 10% nói lên rằng khách hàng có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên tỷ
22
số "vốn lưu động/Tổng tài sản" (X1) và tỷ số "Doanh thu/Tổng tài sản" (X5) lại cao nên phản ánh khả năng thanh khoản và duy trì doanh số bán hàng tốt.
Điểm số Z sẽ là thước đo tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng. Từ các số liệu đã cho, ta tính được điểm số Z của khách hàng là 1,64.
Theo mô hình cho điểm số Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy có rủi ro tín dụng cao.
+ Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Thực tế nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm số để xử lý số lượng đơn xin yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng xử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tín dụng để mua sắm những khoản xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ.
Nhiều khách hàng yêu thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ việc xin vay, thông qua hệ thống máy tính nói mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng.
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài sản cá nhân, thời gian công tác.
Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Sau đây là những hạng mục và điểm của chúng được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ:
23 Bảng 1.1: Bảng cho điểm tín dụng tiêu dùng
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số 1 Nghề nghiệp người vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh - Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) - Nhân viên văn phòng
- Sinh viên
- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở
- Nhà riêng
- Nhà thuê hay căn hộ
- Sống cùng bạn hay người thân
6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng
- Tốt
- Trung bình - Không có hồ sơ
- Tồi
10 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
- Nhiều hơn 1 năm - Từ một năm trở xuống
5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
- Nhiều hơn 1 năm - Từ một năm trở xuống
2 1 6 Điện thoại cố định
- Có
- Không
2 0 7 Số người sống cùng (phụ thộc)
- Không
- Một
- Hai
- Ba
- Nhiều hơn 3
3 3 4 4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng
- Có tài khoản tiết kiệm và phát hành séc - Chủ tài khoản tiết kiệm
- Chủ tài khoản phát hành séc - Không có
4 3 2 0
Nguồn: theo Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (xuất bản lần 2)[18].
24
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu; trên cơ sở đó ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số nh- sau:
Bảng 1.2: Quyết định tín dụng theo điểm số của khách hàng Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng
29 - 30 điểm Cho vay đến $500
31 - 33 điểm Cho vay đến $1000
34 - 36 điểm Cho vay đến $2.500
37 - 38 điểm Cho vay đến $3.500
39 - 40 điểm Cho vay đến $5.000
41 - 43 điểm Cho vay đến $8.000
Nguồn: theo Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (xuất bản lần 2)[18].
Rõ ràng là mô hình cho điểm đã loại bỏ đ-ợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nh-ợc điểm nh- đã không thể điều chỉnh
đựoc một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt
25
có thể đe dọa đến ch-ơng trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.
+ Bảng điểm tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảng 1.3: Bảng điểm tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ