8. Quy mô tài sản có
2.2. Những biện pháp Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý rủi
2.2.1. Đối với rủi ro lãi suất
2.2.1.3. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
- Mua quyền chọn mua trái phiếu:
Trong chiến lược này, người mua quyền chọn mua có quyền mua chứng khoán tại một mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn thông qua việc trả phí cho người bán trái phiếu, gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng, và người mua trở thành người có tiềm năng thu lợi nhuận nếu lãi suất thị trường giảm một lượng đủ để giá trái phiếu tăng trên mức giá quyền chọn và khoản phí
34
chọn mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm sẽ khiến cho người mua phải chịu một khoản lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ này được giới hạn tối đa bằng mức phí chọn mua mà người mua đã trả cho người bán.
- Bán quyền chọn mua trái phiếu:
Người bán quyền chọn mua nhận được khoản phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua với mức giá cố định thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng thu lợi nhuận của người bán tăng, nhưng khoản lợi nhuận này không vượt quá mức phí bán quyền chọn mua mà người bán đã thu được từ người mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng sẽ khiến khả năng bị lỗ vốn của người bán tăng lên. Về lý thuyết, giá trái phiếu có thể tăng lên ở mức không hạn chế, song trên thực tế, tại thời điểm đến hạn, giá trái phiếu có xu hướng hội tụ vào mệnh giá của nó; tuy nhiên, khả năng lỗ vốn cũng có thể xảy ra.
- Mua quyền chọn bán trái phiếu:
Người mua quyền chọn bán trái phiếu có quyền bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán với mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Để có thể có quyền bán trái phiếu lại cho người bán, người mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí chọn bán. Như vậy, ở chiến lược này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, người mua sẽ thu được một khoản lợi nhuận do mua trái phiếu với giá thấp nhưng bán lại cho người bán với giá cao hơn giá mua vào. Ngược lại, khi lãi suất giảm khiến giá trái phiếu tăng thì khả năng lỗ của người mua cũng tăng, nhưng khoản lỗ tối đa mà người mua phải chịu chỉ giới hạn trong khoản phí chọn bán đã trả cho người bán.
- Bán quyền chọn bán trái phiếu:
Người bán sau khi nhận được khoản phí bán quyền chọn bán từ người mua, phải luôn sẵn sàng mua lại trái phiếu vào bất cứ thời điểm nào khi người mua thực hiện quyền chọn bán với mức giá đã thỏa thuận trước. Như vậy, trong
35
trường hợp này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng người bán bị lỗ sẽ tăng lên do phải mua trái phiếu với mức giá đã thỏa thuận trước lớn hơn mức giá trên thị trường. Còn khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng, người bán có khả năng thu lợi nhuận. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tối đa mà người bán thu được bị giới hạn trong mức phí bán quyền chọn bán đã thu được từ người mua.
Hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam với quy mô chưa lớn đang sử dụng chủ yếu là các chiến lược mua quyền chọn (mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán).
2.2.1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi Trường hợp tài sản nợ của ngân hàng là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định, tài sản có là các khoản tín dụng thương mại và công nghiệp có mức lãi suất thay đổi 6 tháng/lần. Do tính chất lãi suất của tài sản có là thả nổi trong khi tài sản nợ là cố định, ngân hàng phải đối mặt với sự không cân xứng âm về thời lượng. Trong trường hợp này ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho thời lượng của tài sản nợ giảm xuống qua việc chuyển số tài sản nợ này thành dạng tài sản nợ có kỳ hạn ngắn hơn với lãi suất thả nổi nhằm mục đích để thời lượng của tài sản nợ cân xứng với thời lượng của tài sản có. Để làm được điều này ngân hàng tiến hành giao dịch Swaps lãi suất với vai trò là người bán hợp đồng (tức là thanh toán lãi suất thả nổi).
Trường hợp tài sản có của ngân hàng là các khoản cho vay bất động sản có thế chấp đối với dân cư và có lãi suất cố định, do vậy thời lượng của tài sản có thường là tương đối dài. Trong khi đó tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn ngắn (trung bình là một năm). Khi đến hạn, các chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiết kiệm được thanh toán và tiếp tục được huy động tuần hoàn với mức lãi suất thị trường hiện hành. Kết quả là do đặc thù cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng bộc lộ rủi ro lãi
36
suất ngược chiều với trường hợp trên. Biện pháp để quản lý rủi ro lãi suất là bằng cách chuyển hóa tính chất lãi suất ngắn hạn và thả nổi của tài sản nợ thành lãi suất có kỳ hạn và cố định, nhằm cân xứng về mặt kỳ hạn và thời lượng với tài sản có thông qua việc ngân hàng tiến hành mua hợp đồng Swaps lãi suất, nghĩa là trở thành người thanh toán các khoản lãi cố định trong giao dịch Swaps.
Như vậy, ngân hàng thanh toán lãi suất cố định mua hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang cố định để phù hợp với tính chất cố định của tài sản có (nguồn thu từ vốn đi vay).
Ngược lại, ngân hàng thanh toán thanh toán lãi suất thả nổi bán hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của tài sản có.