8. Quy mô tài sản có
2.3. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm của những biện pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1. Ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất Quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam phần lớn còn ở mức vừa và nhỏ, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại quốc doanh cao nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 5.000 tỷ đồng, khối ngân hàng thương mại cổ phần đô thị vốn điều lệ cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín với 2.089 tỷ đồng [25]. Do vậy, các ngân hàng đều chưa phát huy được hết tác dụng của các biện pháp quản lý rủi ro, đặc biệt là biện pháp sử dụng hợp đồng quyền chọn.
Đối với những ngân hàng nhỏ thì chiến lược mua quyền chọn tỏ ra thích hợp hơn so với chiến lược bán quyền do các nguyên nhân về kinh tế và về
64
quy chế. Tuy nhiên đối với những ngân hàng lớn thì cả hai chiến lược là mua và bán quyền chọn đều là những giao dịch thích hợp.
Đối với việc bán quyền chọn (bao gồm bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán) thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn. Khi thị giá trái phiếu giảm mạnh dẫn đến tiềm ẩn thua lỗ lớn. Những ngân hàng thực hiện các hợp đồng bán quyền chọn với khối lượng lớn sẽ đứng trước nguy cơ lỗ vốn nặng nề. Tuy nhiên, bằng cách bán quyền chọn mua ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, nghĩa là thị giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của ngân hàng tăng đủ để bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Trường hợp ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thì khoản lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán quyền chọn mua (khoản phí thu được) có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của ngân hàng. Điều này là có thể vì lợi nhuận thu được tối đa từ hợp đồng bán quyền chọn mua bị giới hạn bởi mức phí thu được C. Bằng cách phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách mua quyền chọn bán, ngân hàng có được phương án lựa chọn an toàn hơn do mức độ lỗ tối đa trong hợp đồng mua quyền chọn bán trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng được giới hạn bởi phí mua quyền chọn bán. Ngân hàng thu được lợi nhuận khi lãi suất giảm đủ để cho giá thị trường của trái phiếu lớn hơn giá quyền chọn cộng với phí mua quyền chọn bán.
Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất, quy chế mới của ngân hàng Nhà nước quy định rõ ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện: có giao dịch gốc (giao dịch gốc là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hóa trả chậm) được thực hiện
65
phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm phù hợp [15].
Như vậy, đối với cả ba biện pháp thường được áp dụng trong quản lý rủi ro lãi suất đều tỏ ra hiệu quả hơn đối với các ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ do hạn chế về kinh tế, về quy chế, cũng như những hạn chế về hệ thống thông tin, mối quan hệ... dẫn đến những khó khăn và kém hiệu quả hơn trong các chiến lược quản lý rủi ro.
Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất trên cần phải có những cán bộ có chuyên môn cao, am hiểu về những biến động trên thị trường tài chính-ngân hàng mà ở các ngân hàng thường là tập trung vào các cán bộ nguồn vốn. Song trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng phân tích, ngoại giao của nhiều cán bộ, đặc biệt ở các ngân hàng quy mô nhỏ, còn thể hiện nhiều yếu kém. Điều này đã dẫn đến không ít thiệt hại và những phản tác dụng của các biện pháp phòng ngừa trên.
2.3.2. Ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp quản lý rủi ro ngoại hối Đối với nhóm các giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, việc xây dựng mô hình kinh doanh ngoại hối gồm ba bộ phận và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo tính độc lập, chuyên môn và hạn chế rủi ro phát sinh nhiều ngân hàng quy mô vừa và nhỏ còn chưa thực hiện được.
Khâu kiểm soát và quản lý rủi ro chưa được chú trọng và phân rõ chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng vẫn chủ yếu chỉ gồm bộ phận kinh doanh trực tiếp và bộ phận thực hiện giao dịch. Bộ phận thực hiện giao dịch kiêm cả khâu báo cáo. Do vậy, rủi ro vẫn chưa được kiểm soát và phòng ngừa đầy đủ.
Cũng giống như nhóm giải pháp trên, nhóm giải pháp về mặt thông tin cũng gặp phải những nhược điểm tương tự ở chỗ hầu hết các ngân hàng có
66
quy mô vừa và nhỏ đều chưa có bộ phận chuyên trách phân tích, xử lý thông tin tình hình ngoại hối và sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và dài hạn.
Do vậy, nhiều khi cán bộ kinh doanh trực tiếp lại không được cập nhật thông tin dẫn đến những rủi ro rất đáng tiếc.
Vấn đề nhân sự và công nghệ cũng đang gặp phải những trở ngại do tình trạng chảy máu chất xám trong ngành ngân hàng hiện nay. Nhiều ngân hàng trong nước và các chi nhánh, văn phòng đại diện các ngân hàng nước ngoài được thành lập tạo ra nhu cầu lớn về nhân sự, đặc biệt là những người tài. Do vậy, nhiều ngân hàng trong nước đã bị mất những cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm dày dặn. Đội ngũ nhân viên còn lại chủ yếu là những cán bộ trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm, nên đã dẫn đến việc xử lý công việc còn nhiều bị động và chưa tận dụng hết những cơ hội kinh doanh.
2.3.3. Ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt cho vay, song biện pháp này nhiều khi gặp phải những khó khăn do đánh giá năng lực sử dụng vốn thiếu chính xác. Đặc biệt trong khâu phân tích tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro phải đối mặt với nhiều khó khăn do doanh nghiệp không hợp tác trong việc cung cấp báo cáo tài chính thật, có xác nhận của các cơ quan kiểm toán có uy tín. Điều này dẫn đến những phân tích sai lệch về khả năng kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn, việc xác định chu kỳ kinh doanh không chính xác sẽ dẫn đến xác định số tiền vay và kỳ hạn không chính xác. Nếu số tiền vay nhiều hơn so với nhu cầu thực tế sẽ có hiện tượng doanh nghiệp chi tiêu vào những công việc khác không đúng mục đích.
Tương tự như vậy, kỳ hạn không chính xác sẽ có hiên tượng doanh nghiệp không có nguồn để trả nợ ngân hàng do nguồn tiền chưa về với trường hợp kỳ hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại,
67
trường hợp kỳ hạn vay dài hơn so với chu kỳ kinh doanh sẽ dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thu được tiền hàng về nhưng không tự giác đến nộp tiền mà chi tiêu vào mục đích khác. Do đó, khi đến hạn trả nợ khả năng doanh nghiệp không có nguồn tiền để trả nợ rất có khả năng xảy ra. Đây chính là những nhược điểm tiềm ẩn của các khâu trong giai đoạn thẩm định tín dụng.
Trong khâu hoạt động nội bộ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, đặc biệt là phòng tín dụng, ban hỗ trợ tín dụng và phòng nguồn vốn. Bất kỳ một sự thiếu hợp tác nào dù nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất, thiệt hại lớn. Đối với các khoản vay với số tiền lớn, phòng tín dụng phải báo với phòng nguồn vốn để phòng nguồn vốn chuẩn bị nguồn tiền, tránh trường hợp để chậm trễ trong khâu giải ngân, làm mất uy tín của ngân hàng. Đồng thời, ban hỗ trợ tín dụng với chức năng tiến hành các thủ tục sau cho vay và giải ngân phải thẩm tra các điều kiện tiên quyết và các thủ tục doanh nghiệp phải hoàn tất trước khi giải ngân theo đúng như trong phê duyệt của hội đồng tín dụng. Việc thiếu sót hoặc chậm chễ một số giấy tờ tưởng như không quan trọng đôi khi cũng có thể gây ra những tác hại lớn.
Khâu quản lý các khoản vay sau khi cho vay là bước tiếp theo quan trọng trong vòng đời của một món vay. Chỉ cần một chút lơ là trong giám sát rủi ro dẫn đến chậm chễ thu hồi nợ hoặc tái tài trợ vốn cho doanh nghiệp đang có dấu hiệu bất thường về tài chính hoặc về khả năng thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc xử lý các khoản vay có vấn đề cũng là một nội dung hết sức nhạy cảm. Quá nôn nóng hoặc không khéo trong việc xử lý khoản vay đều có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn cho ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng luôn mong muốn là sẽ thu hồi nợ đúng hạn hoặc trong trường hợp xấu nhất thì cũng có thể thu hồi được phần gốc và lãi đầy đủ, dù không đúng hạn. Việc phải xử lý tài sản đảm
68
bảo để thu hồi nợ hoặc đưa nhau ra tòa để phân định trách nhiệm là điều ngoài mong muốn vì nó sẽ dẫn đến những tác hại phái sinh như mất khách hàng, tốn kém chi phí, thời gian và công sức cho các thủ tục pháp lý. Các ngân hàng có quy mô lớn thường có một bộ phận chuyên trách về thu hồi nợ, song các ngân hàng nhỏ thì chưa có bộ phận này mà toàn bộ các công việc liên quan đến thu hồi và xử lý nợ xấu đều do phòng tín dụng thực hiện. Như vậy, rõ ràng đối với các ngân hàng nhỏ khâu xử lý nợ rất yếu kém và không được chuyên môn hóa. Do đó, khả năng mất vốn và phải trích dự phòng cao của các ngân hàng nhỏ luôn ở tỷ lệ cao hơn.
2.3.4. Ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản Một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng để quản lý, phòng ngừa rủi ro thanh khoản là phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài để huy động vốn bổ sung với mức ít nhất là tương đương với khoản rút tiền gửi quá mức dự tính. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm ở chỗ tương đối tốn kém, do ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất bán buôn để chi trả cho những khoản tiền gửi có lãi suất bán lẻ. Như vậy, nếu chi phí đi vay vốn bổ sung càng cao so với thu nhập của tài sản có, thì biện pháp tài sản nợ tỏ ra càng kém hấp dẫn.
Ngoài ra, khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra, buộc ngân hàng phải bán hóa giá mọi tài sản nếu có thể, ví dụ như, chuyển nhượng các hợp đồng tín dụng, các hợp đồng cho thuê tài chính, các trái phiếu dài hạn… Sự bán hóa giá vội vàng sẽ khiến cho ngân hàng chịu thua thiệt nặng nề về giá, và những thua thiệt này có thể khiến cho ngân hàng chuyển sang mất khả năng thanh toán. Trường hợp này ngân hàng chỉ còn có con đường duy nhất là đóng cửa dừng hoạt động chờ xử lý theo pháp luật.
Như vậy, bên cạnh những ưu điểm của các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản là giúp cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là
69
hoạt động tín dụng và nguồn vốn phát triển ổn định, bền vững thì một số biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản vẫn còn chứa đựng những điểm yếu như trên. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải hoạch định những đư- ờng lối phát triển mang tính chiến lược lâu dài trên cơ sở cập nhật liên tục và kịp thời các thông tin.
2.3.5. Ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế
Các biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế đã góp phần hạn chế rủi ro khá hiệu quả và tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn có một số nhược điểm cần được khắc phục.
Thứ nhất, việc ban hành quy trình, thủ tục về thanh toán quốc tế tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chủ yếu do chính phòng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế phối hợp với phòng pháp chế lập ra. Song một hiện tượng phổ biến đối với các ngân hàng thương mại mới thành lập, quy mô còn nhỏ là sao chép và sử dụng theo quy trình sẵn có của các ngân hàng thương mại đi trước. Điều này dẫn đến hiện tượng sử dụng mà không hiểu hết quy trình, thủ tục của rất nhiều cán bộ ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng đều chưa có bộ phận kiểm soát rủi ro riêng cho mảng thanh toán quốc tế mà công việc này đều ro phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ với chức năng chính là kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình, quy chế hoạt động và đều thực hiện kiểm tra sau nên không phát huy tác dụng nhiều trong việc phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm toán nên đã dẫn đến những hạn chế trong việc kiểm tra. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ kiêm nhiệm chức năng kiểm tra, kiểm soát một số bộ phận nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, kế toán, thanh toán nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu
70
nghiệp vụ chuyên sâu về một mảng nào đó. Đặc biệt, các cán bộ trẻ tuổi, ít kinh nghiệm rất dễ rơi vào tình trạng này.
Thứ ba, trình độ ngoại ngữ của các cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều yếu kém. Nhược điểm này dẫn đến những rủi ro rất đáng tiếc do hiểu sai các thuật ngữ khi kiểm tra chứng từ hoặc khi đọc hợp đồng ngoại. Bên cạnh đó, các ngân hàng đều chưa có những khóa đào tạo chuyên sâu về phần nghiệp vụ chuyên môn. Hầu hết các cán bộ đều tự học hỏi và học hỏi lẫn nhau là chính, do vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề hết sức cấp bách tại các ngân hàng hiện nay.
69
CHƯƠNG 3