Định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam đáp ứng yêu cầu hội (Trang 78 - 81)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Kết thúc năm 2006 chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, bức tranh kinh tế xã hội có nhiều điểm sáng mừng, nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá; so với năm 2005, tăng 8,17%.

Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển ổn định, góp phần vào tăng trưởng chung như giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17%, cao hơn mức kế hoạch; chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp được nâng lên; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động viễn thông không ngừng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Lĩnh vực gắn bó trực tiếp với 80% dân số là nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có những bước tăng trưởng đáng kể mặc dù năm 2006 là năm thiên tai khốc liệt diễn ra. Xuất khẩu gạo cung cấp cho thị trường thế giới vẫn đứng thứ hai sau Thái Lan. Cao su đạt 546 nghìn tấn, tăng 13,4%; chè đạt 612,1 nghìn tấn, tăng 7,4%; sản lượng thủy sản đạt 3,7 triệu tấn, tăng 6,6%,.. Tính chung, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2006 tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%, lâm nghiệp 1,2% và thủy sản 7,7%, cũng được coi là một thành tựu lớn trong bão táp dồn dập trên diện rộng [5].

70

Xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay 39,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm là 39.605 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2005.

Nhập siêu giảm cả về kim ngạch và tỷ lệ so với năm 2005, năm 2006 nhập siêu 4.488 triệu USD, bằng 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó năm 2005 nhập siêu 4.650 tỷ USD, bằng 14,4% [5].

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bước nhảy vọt chưa từng thấy, đạt 10,2 tỷ USD; cam kết ODA của các nhà tài trợ theo đó cũng tăng cao (4,44 tỷ USD). Tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP ước đạt trên 40%. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện [5].

Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 22,8% so với thời điểm 31/12/2005, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước, trong đó cho vay bằng VND tăng 26,8%, bằng ngoại tệ tăng 10%. Năm 2007, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại lớn của nhà nước. Ngân hàng nhà nước sẽ trở thành Ngân hàng Trung ương.

Phát biểu của Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý: "Chúng ta đã sống một thời kỳ dài trong cơ chế DNNN được ưu đãi hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để xoá bỏ sự bất bình đẳng, về phía ngân hàng cần phải tạo ra một cơ chế cạnh tranh thực sự. Ngân hàng mong muốn tồn tại thì phải tìm cách đưa vốn đến với những doanh nghiệp cần và sử dụng vốn có hiệu quả chứ không phải bằng một cơ chế đặc quyền hoặc bao cấp đằng sau. Ngân hàng tìm đến doanh nghiệp vì doanh nghiệp làm ăn hiệu quả chứ không phải nó thuộc thành phần nào".

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 71 tập đoàn và tổng công ty lớn. Bên cạnh đó, công tác phân cấp quản lý tài chính cũng sẽ được thực hiện mạnh mẽ và triệt để hơn. Việt Nam có tới trên 90%

các doanh nghiệp Việt Nam với lượng vốn dưới 50 tỷ và dưới 300 công

71

nhân. Muốn có một cơ chế cạnh tranh bình đẳng, Chính phủ Việt Nam phải tạo ra một cơ chế để các doanh nghiệp này có thể phát triển. Ở đó, cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn, các điều kiện cơ sở hạ tầng, đất đai... của doanh nghiệp Việt Nam phải tương đương các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, Việt Nam phải chú trọng tới hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn. Khi mà tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản và tham nhũng của Việt Nam vẫn thuộc hàng rất cao trên thế giới.

Với bối cảnh kinh tế hiện tại, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức cho các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các áp lực cạnh tranh. Tiến trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là các đối thủ có sức mạnh về tài chính, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý trong khi các ngân hàng ở Việt Nam có quy mô nhỏ, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều và hạn chế về hầu hết các nguồn lực. Do vậy, khi phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài, các NHTM trong nước, nếu không tự đổi mới, hoạch định được cho mình các chính sách, chiến lược riêng, cải thiện nhanh chóng mọi mặt hoạt động kinh doanh thì rất khó có thể tồn tại và phát triển.

3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập

3.1.2.1 Đối tƣợng khách hàng

- Giữ vững thị trường các khách hàng truyền thống, đặc biệt là các khách hàng có uy tín nhiều năm với Ngân hàng.

- Tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Không ngừng mở rộng ra các đối tượng khách hàng khác thông qua đa dạng hoá các sản phẩm cho vay.

- Tăng cường cho vay hợp vốn, đồng tài trợ,.

72

- Từng bước tiến hành cơ cấu lại tài sản có với việc chú trọng đến mọi thành phần kinh tế làm ăn hiệu quả, vay trả sòng phẳng và có tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

- Mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh và mở thêm các chi nhánh.

3.1.2.2 Quan điểm kinh doanh tín dụng - Hoạt động cơ bản trong kinh doanh ngân hàng

- Thực hiện quan điểm kinh doanh vì lợi ích tối đa, không phải vì lợi nhuận tối đa. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, nếu vì lợi nhuận tối đa tức là kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, còn vì lợi ích tối đa là kiếm lợi cao nhưng có để ý đến các vấn đề như thương hiệu, uy tín.... những thứ này vô cùng quan trọng đối với hoạt động ngân hàng không thể dễ gì có ngay được.

- Thận trọng trong mở rộng tín dụng, mở rộng tín dụng phải kết hợp với an toàn tín dụng. Phấn đấu giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn và đảm bảo luôn ở mức dưới 1%.

- Vấn đề con người trong hoạt động tín dụng là rất quan trọng.

- Phân cấp hạn mức cho vay cho các chi nhánh cấp I và cấp II.

- Quản lý tín dụng được đặt ra như một điều kiện tất yếu của hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam đáp ứng yêu cầu hội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)